Ảnh Shutterstock

Ảnh Shutterstock

5 yếu tố ảnh hưởng lớn tới thị trường chứng khoán trong quý II/2021

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sau quý I nhiều biến động, thị trường chứng khoán thế giới trong quý II sẽ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nào.

Lợi tức trái phiếu cao hơn

Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng mạnh trong quý I vừa qua khi các nhà đầu tư bán ra trái phiếu với dự đoán kinh tế Mỹ sẽ phục hồi và lạm phát cao hơn.

Tăng/giảm lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm

Tăng/giảm lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm

Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng khoảng 0,8% trong quý I vừa qua, mức tăng hàng quý lớn thứ ba trong thập kỷ khi các nhà đầu tư bán trái phiếu với dự đoán kinh tế Mỹ phục hồi và lạm phát cao hơn.

Nhiều nhà đầu tư tin rằng động thái này sẽ tiếp tục diễn ra. Goldman Sachs dự kiến ​​lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm ở mức 1,9% vào cuối năm 2021, trong khi TD Securities dự kiến ​​lợi suất sẽ tăng lên mức 2%.

Gargi Pal Chaudhuri, người đứng đầu chiến lược đầu tư châu Mỹ tại BlackRock cho biết, động thái này “đang diễn ra với những lý do chính đáng”.

Chaudhuri tin rằng, lợi suất tăng hơn nữa khó có thể làm trật nhịp đà phục hồi đã đưa chỉ số S&P 500 lên mức kỷ lục mới vào thứ Tư (31/3), vì lợi suất đang tăng từ “mức rất thấp”.

Mặt khác, 43% nhà đầu tư trong cuộc khảo sát gần đây nhất của nhà BofA Global Research cho biết nếu lợi tức trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm tăng lên mức 2% có thể gây ra tình trạng bán tháo cổ phiếu.

Đồng USD tăng giá

Lợi tức trái phiếu kho bạc tăng đã giúp nâng giá đồng USD lên mức cao nhất trong gần 17 tháng và một số chiến lược gia dự báo đồng USD sẽ mạnh hơn trong thời gian tới.

Tuy nhiên, đồng USD mạnh lên có thể gây áp lực lên lợi nhuận các công ty đa quốc gia của Mỹ và là thông tin tiêu cực cho đợt tăng giá của hàng hóa từ dầu mỏ đến đồng và quặng sắt.

Cổ phiếu chu kỳ tiếp tục tăng

Kỳ vọng về sự hồi sinh của nền kinh tế Mỹ đã thúc đẩy các cổ phiếu ngân hàng, năng lượng và các lĩnh vực khác trong nhiều năm bị tụt hậu so với cổ phiếu tăng trưởng và cổ phiếu công nghệ.

Mark Haefele, Giám đốc đầu tư tại UBS Global Wealth Management cho biết: “Nếu một mô hình mới xuất hiện, bao gồm tăng trưởng kinh tế cao hơn một cách bền vững và lợi suất trái phiếu cao hơn, đà tăng của cổ phiếu chu kỳ có thể kéo dài trong nhiều năm”.

Mức độ biến động thấp hơn

Diễn biến chỉ số VIX

Diễn biến chỉ số VIX

Quý II này cũng đánh dấu sự sụt giảm kỳ vọng của các nhà đầu tư đối với sự thay đổi của thị trường chứng khoán. Chỉ số VIX - thước đo nỗi sợ hãi của Phố Wall - gần đây giao dịch ở mức dưới 20, giảm so với mức kỷ lục gần 85,47 của một năm trước.

Brian Overby, nhà phân tích quyền chọn cấp cao tại Ally Invest cho biết sự sụt giảm này phản ánh kỳ vọng của các nhà đầu tư rằng mức tăng gần đây của cổ phiếu có khả năng tiếp tục được duy trì.

Lạm phát

Mặc dù lạm phát luôn ở mức trung bình thấp hơn mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong thập kỷ qua, hàng nghìn tỷ đô la chi tiêu của chính phủ đã khơi dậy các cuộc thảo luận về ảnh hưởng của lạm phát.

Chỉ số lạm phát kỳ vọng trong 5 năm tới

Chỉ số lạm phát kỳ vọng trong 5 năm tới

Thước đo theo dõi tỷ lệ lạm phát trung bình dự kiến ​​trong giai đoạn 5 tới bắt đầu từ năm 2021 đang ở 2,16%, mức cao nhất kể từ tháng 12/2018.

Trong khi đó, cuộc khảo sát mới nhất của BofA Global Research cho thấy các nhà quản lý quỹ nhận thấy sự gia tăng lạm phát có thể ảnh hưởng đến đồng USD và làm xói mòn nhu cầu đối với trái phiếu có kỳ hạn dài hơn.

Tin bài liên quan