Các công ty công nghệ khởi nghiệp ở Đông Nam Á có thể đạt giá trị 1.000 tỷ USD vào năm 2025

Các công ty công nghệ khởi nghiệp ở Đông Nam Á có thể đạt giá trị 1.000 tỷ USD vào năm 2025

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Theo Jungle Ventures, các công ty khởi nghiệp công nghệ ở Đông Nam Á có tổng giá trị ước tính là 340 tỷ USD vào năm 2020 và con số đó có thể tăng gấp ba lần vào năm 2025.

Trong 4 năm tới, Jungle Ventures dự báo các công ty công nghệ khởi nghiệp trong khu vực sẽ đạt định giá chung là 1.000 tỷ USD.

Công ty đầu tư mạo hiểm Jungle Ventures đã xem xét thông tin công khai về 31 công ty khởi nghiệp với mức định giá tối thiểu là 250 triệu USD trên mỗi công ty. Jungle Ventures cũng đưa ra các điều khoản để giải quyết các vấn đề như nhiều giao dịch đầu tư mạo hiểm không được tiết lộ công khai.

Amit Anand, đối tác sáng lập của Jungle Ventures cho rằng con số thực tế có thể lớn hơn nhiều so với 340 tỷ USD.

“Chúng tôi đã thực hiện các phép tính ngược dựa trên việc sử dụng các giả định đơn giản hóa đến mức không khó để tưởng tượng rằng có rất nhiều dữ liệu mà chúng tôi chưa xem xét đến như các thông tin chưa được công bố hoặc các công ty vẫn còn nằm trong tầm ngắm”, ông cho biết.

“Nếu chúng ta nhìn vào tốc độ tăng trưởng trong 3 - 5 năm qua ở Đông Nam Á, nếu tốc độ tăng trưởng tiếp tục duy trì, các công ty công nghệ đó sẽ đạt tới 1.000 tỷ USD thậm chí trước năm 2025”, ông nói thêm.

Tiềm năng của Đông Nam Á

Đông Nam Á là nơi có khoảng 400 triệu người dùng Internet và 10% trong số họ đã lên mạng lần đầu tiên vào năm 2020.

Theo một báo cáo ngành thường được trích dẫn từ Google, Temasek Holdings và Bain & Company, nền kinh tế Internet ở Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan - những nền kinh tế lớn nhất trong khu vực - được dự đoán sẽ vượt 300 tỷ USD vào năm 2025.

Trong khi đó, các lựa chọn tài trợ dành cho các công ty khởi nghiệp trong khu vực bao gồm cả đầu tư vốn tư nhân cũng rất đa dạng. Các công ty khởi nghiệp Đông Nam Á được báo cáo đã huy động được mức kỷ lục 6 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm nay.

Amit Anand giải thích rằng các nhà đầu tư đang tìm kiếm "tốc độ tăng trưởng nhanh" trong các khoản đầu tư của họ so với những gì họ nhận được từ các ngành công nghiệp truyền thống khác.

Môi trường khởi nghiệp của khu vực, theo ông mô tả là “lợi thế của động lực cuối cùng” - các công ty công nghệ mới sẽ có lợi khi học hỏi từ những thành công và thất bại của các công ty cùng ngành ở Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.

Các chiến lược niêm yết

Một số công ty khởi nghiệp nổi bật của khu vực Đông Nam Á đang trong quá trình chào bán công khai và một số công ty trong số đó đã công bố kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.

Vào tháng 4, Grab đã thông báo rằng họ sẽ niêm yết cổ phiếu thông qua thương vụ sáp nhập SPAC trị giá 39,6 tỷ USD, một trong những thương vụ sáp nhập SPAC lớn nhất từ ​​trước đến nay. Tập đoàn công nghệ khổng lồ mới được sáp nhập của Indonesia, GoTo Group cũng đang có kế hoạch sớm niêm yết cổ phiếu.

Công ty bất động sản có trụ sở tại Singapore PropertyGuru cũng được cho là sẽ niêm yết cổ phiếu thông qua việc sáp nhập SPAC trong khi công ty thương mại điện tử Indonesia Bukalapak sẽ niêm yết vào thứ Sáu (13/8).

Theo Michael Lints, một đối tác của Golden Gate Ventures, việc niêm yết công khai thông qua các SPAC sẽ giúp các công ty khởi nghiệp nhận được sự giám sát chặt chẽ hơn từ các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư ở Mỹ.

Các nhà sáng lập thường bán công ty khởi nghiệp của họ cho một công ty lớn hơn hoặc đưa chúng niêm yết thông qua IPO. Tuy nhiên, các giao dịch sáp nhập SPAC với quy mô như Grab công bố vẫn tương đối không phổ biến và hầu hết các thương vụ được thực hiện thông qua mua bán và sáp nhập.

Sự thèm khát cho các đợt IPO

Anand nói rằng ông đang khuyến khích nhiều công ty công nghệ trong khu vực thực hiện IPO.

“Tôi nghĩ rằng thị trường IPO đang có rất nhiều sự quan tâm”, ông nói và cho biết thêm rằng các nhà đầu tư đang tìm kiếm các công ty, ngành và công nghệ mới có thể tạo ra thêm lợi nhuận từ thị trường.

Anand giải thích rằng các thị trường chứng khoán địa phương vẫn chưa có khả năng xử lý các đợt IPO lớn, hầu hết trong số đó dự kiến ​​sẽ niêm yết ở Mỹ. Tuy nhiên, các quy mô nhỏ hơn dưới 5 tỷ USD có thể được hưởng lợi từ việc niêm yết tại các thị trường trong nước và mục tiêu cuối cùng của khu vực là có các đợt IPO niêm yết chéo.

“Các chính phủ còn rất nhiều việc phải làm trước khi các thị trường đạt đến quy mô đó nhưng điều đó sẽ mở ra một mức độ thanh khoản toàn cầu khác”, ông cho biết thêm.

Tin bài liên quan