Do chính sách sách đối với xe nhập bị siết chặt, chính vì vậy tiêu thụ ô tô nhập khẩu đã cho thấy sự sụt giảm đáng kể trong năm 2017 và đầu năm 2018.

Do chính sách sách đối với xe nhập bị siết chặt, chính vì vậy tiêu thụ ô tô nhập khẩu đã cho thấy sự sụt giảm đáng kể trong năm 2017 và đầu năm 2018.

Dự báo “bùng nổ” tiêu thụ ô tô nhập vào cuối năm nay!

“Với việc các đơn vị nhập khẩu phân phối nguyên chiếc cuối cùng đã hoàn tất thủ tục để nhập khẩu ô tô, có thể dự báo nhu cầu đối với xe nhập khẩu vốn bị dồn nén trong suốt thời gian qua sẽ được giải phóng trong thời điểm cuối năm nay và năm 2019”, Giám đốc Khối phân tích của VND nhận xét.

Ông Anirban Lahiri, Giám đốc Khối Phân tích của Công ty chứng khoán VNDirect (VND) trong báo cáo mới phát hành cho biết, từ cuối năm 2017, ông đã có niềm tin về sự phục hồi của ngành ô tô sau một năm đầy khó khăn.

Theo ông Anirban thì lập luận của ông rất đơn giản: Phương tiện đi lại ở Việt Nam vẫn chủ yếu là xe máy. Người Việt vẫn ưa thích sử dụng phương tiện cá nhân thay vì hệ thống giao thông công cộng dù rằng cộng đồng vẫn dành sự quan tâm đến các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM.

Trong khi đó, ô tô lại là sản phẩm mang tính biểu tượng tại các nước đang phát triển và với vị thế là một trong những quốc gia có mức tăng thu nhập nhanh nhất thế giới, Việt Nam sẽ sớm được thấy mức tăng trưởng số lượng xe tương xứng. 

Việc doanh số bán xe nghèo nàn trong năm 2017, theo ông Anirban, đơn thuần là đến từ việc các hãng xe trì hoãn gia tăng nguồn cung giữa bối cảnh chờ đợi thuế nhập khẩu xe ô tô từ các nước ASEAN giảm về 0% theo các thỏa thuận thương mại đã ký kết.

Ông Anirban cũng đánh giá rằng, sự cạnh tranh tiếp diễn giữa những gã khổng lồ taxi công nghệ Uber và Grab tiếp tục thúc đẩy nhu cầu mua xe hơi để cho thuê. Thực tế là đã có nhiều người có tiền nhàn rỗi đã và đang mua xe hơi và cho thuê lại để hưởng lợi từ xu hướng này.

Chiến lược tuyển dụng tài xế mạnh bạo Grab (và trước đó có cả Uber) đã khiến thị trường taxi công nghệ trở thành sân chơi của những người sở hữu tài sản, ngay cả khi cả 2 công ty này đều đã cố gắng cạnh tranh giảm giá cho hành khách.

Chính vì vậy, vị chuyên gia của VNDirect tỏ ra ngạc nhiên về lý do tại sao Uber đã “buông súng”, bán lại mảng kinh doanh tại Việt Nam cho chính đối thủ của mình.

Tuy nhiên, việc doanh số bán xe tiếp tục sụt giảm trong giai đoạn đầu năm 2018 đã khiến nhóm phân tích của ông Anirban thất vọng.

Giữa lúc đó, Uber đã rút khỏi thị trường còn các nhà chính sách thì đưa ra một loạt các rào cản phi thuế quan (Nghị định 116) để phần nào hạn chế việc nhập khẩu xe nguyên chiếc để nỗ lực thúc đẩy ngành lắp ráp trong nước và giảm bớt áp lực lên hệ thống giao thông vốn đã quá tải ở TPHCM và Hà Nội.

Các nhà phân phối, nhập khẩu phải vật lộn để đáp ứng các thủ tục, giấy tờ theo quy định mới để nhập khẩu xe nguyên chiếc còn các đơn vị lắp ráp ô tô trong nước thì nhanh chóng lắp đầy khoảng trống với doanh số ấn tượng.

“Đến tận tháng trước, tôi đã tự vấn về việc phải chăng bản thân đã quá lạc quan về triển vọng phục hồi của ngành ô tô, và bắt đầu kỳ vọng về viễn cảnh ít tắc đường hơn trong 6 tháng cuối năm so với những gì tôi đã kỳ vọng”, ông Anirban hài hước chia sẻ. “Chưa bao giờ việc dự báo của mình bị chứng minh là sai lầm lại dễ chịu đến vậy, phần nào giống như việc thưởng thức một thanh Chocolate Thụy Sĩ đen”.

Tuy nhiên, với số liệu tháng 6 cho thấy mức tăng trưởng 45,6% trong sản lượng và 21,4% giá trị so với tháng 5, điều mà không thể chỉ giải thích đơn thuần do yếu tố mùa vụ, ông Anirban nhận xét, điều này đã hé mở phần nào về viễn cảnh phục hồi của doanh số bán xe nội địa.

“Và với việc các đơn vị nhập khẩu phân phối nguyên chiếc cuối cùng cũng đã hoàn tất thủ tục để nhập khẩu ô tô, có thể dự báo nhu cầu đối với xe nhập khẩu vốn bị dồn nén trong suốt thời gian qua sẽ được giải phóng trong thời điểm cuối năm nay và năm 2019”, nhà phân tích cho hay.

Tin bài liên quan