Giao dịch chứng khoán sáng 15/11: Thị trường chưa "cầm máu", hàng trăm mã giảm sàn

Giao dịch chứng khoán sáng 15/11: Thị trường chưa "cầm máu", hàng trăm mã giảm sàn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Thị trường tiếp tục cắm đầu lao dốc trong phiên sáng 15/11 khi áp lực xả bán lại ồ ạt diễn ra trên diện rộng khiến hàng trăm mã giảm mạnh, trong đó VN-Index có thời điểm lùi về sát mốc 900 điểm.

Thị trường vẫn giao dịch ảm đạm và VN-Index một lần nữa thủng mốc 950 điểm, xác lập đáy mới của năm 2022 khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/11 tại mốc 941 điểm. Việc chỉ số này tạo ra các đáy sau thấp hơn đáy trước đã chứng tỏ xu hướng thị trường vẫn đang là downtrend và tiếp tục trong quá trình dò đáy.

Yếu tố tích cực duy nhất thời điểm này chính là động thái mua ròng mạnh của khối ngoại, tuy nhiên, nội tại thị trường đang cho thấy mức độ chênh lệch cung cầu chưa được giải quyết bởi áp lực bán tháo và giải chấp vẫn diễn ra ở nhiều cổ phiếu. Điều này được minh chứng bởi số mã giảm sàn trong những phiên gần đây vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn, vượt xa số mã tăng điểm kể cả trong những phiên hồi phục của thị trường.

Bước vào phiên giao dịch sáng ngày 15/11, áp lực bán vẫn chiếm áp đảo trên thị trường khiến bảng điện tử chìm trong sắc đỏ. Chỉ số VN-Index tiếp tục mất hơn 10 điểm ngay khi mở cửa.

Thị trường càng tiêu cực hơn khi bước sang đợt khớp lệnh liên tục khi áp lực bán tháo đang lan rộng hơn, đẩy cả trăm mã nằm sàn, trong khi chỉ còn vài chục mã giữ được sắc xanh. Chỉ số VN-Index tiếp tục nới rộng biên độ về dưới vùng giá 920 điểm sau khoảng 1 giờ giao dịch.

Trong đó, nhóm cổ phiếu VN30 hầu hết đều giảm khá mạnh, ngoại trừ VIC, HPG và MSN có được sắc xanh. Đáng kể, cặp đôi NVL và PDR tiếp tục dư bán sàn chất đống ngay khi mở cửa, hiện lần lượt dư bán sàn tới 55,98 triệu đơn vị và 81,72 triệu đơn vị. Ngoài ra, bộ đôi lớn khác là MWG và FPT cũng giảm mạnh về mức giá sàn.

Ngoài NVL và PDR, hàng loạt mã bất động sản khác vẫn trong sắc xanh lam như DXG, VCG, LCG, SCR, CII, DIG, HHV, BCG, KHG…

Tuy nhiên, nhóm khai khoáng là nhóm tiêu cực nhất khi phần lớn đều nằm sàn như PVD, PVC, PVS, PVB.

Nhóm cổ phiếu ngược dòng thị trường đầu phiên là thép cũng không đủ sức để trụ vững và cũng đã quay đầu với HPG lình xình ở mốc tham chiếu, NKG cùng SMC, POM đều mất điểm, HSG cũng hạ độ cao và chỉ còn tăng nhẹ 1%.

Lực bán tháo diễn ra ồ ạt khiến VN-Index có thời điểm lùi về sát mốc 900 điểm trước khi thu hẹp đà giảm chút ít và tạm dừng phiên giao dịch sáng ở mốc 915 điểm với mức giảm hơn 25 điểm. Điểm tiêu cực chính là số mã giảm sàn chiếm áp đảo, gấp tới gần 5 lần số mã tăng.

Chốt phiên, sàn HOSE có 35 mã tăng và 416 mã giảm (172 mã giảm sàn), VN-Index giảm 25,11 điểm (-2,67%) xuống mức 915,93 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 350,06 triệu đơn vị, giá trị 4.741,95 tỷ đồng, tăng 8,2% về lượng và 15,86% về giá trị so với phiên sáng hôm qua ngày 14/11. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 27,5 triệu đơn vị, giá trị 713,15 tỷ đồng.

Điểm tích cực nhất của thị trường vẫn là diễn biến ngược dòng của cổ phiếu lớn bất động sản VIC khi có thời điểm tăng tốc mạnh lên gần 5% và tạm chốt phiên sáng nay tăng 3,6% lên mức 57.000 đồng/CP. Đây là phiên tăng thứ 3 liên tiếp của VIC, với tổng mức tăng 7,55%.

Bên cạnh đó phải kể đến sự hồi phục của cặp đôi thép HPG và HSG khi chốt phiên tăng trên dưới 1,5%, trong đó HPG là mã giao dịch sôi động nhất thị trường với 20,25 triệu đơn vị khớp lệnh thành công.

Cổ phiếu đột biến trong phiên hôm qua khi có thời điểm kéo trần thành công là MSN tiếp tục hạ độ cao ở phiên sáng nay, thậm chí có thời điểm đảo chiều giảm. Chốt phiên, MSN chỉ tăng 0,8% lên mức 89.900 đồng/CP.

Tuy nhiên, trong rổ VN30 sắc đỏ vẫn chiếm áp đảo với khoảng 1/2 số mã giảm trên 3-4%. Đáng kể các mã PDR, PLX, FPT, MWG, NVL, VPB chốt phiên nằm sàn, trong đó PDR vẫn dư bán sàn tới hơn 84,89 triệu đơn vị và NVL dư bán sàn hơn 56,24 triệu đơn vị.

Ngoài PDR và NVL, nhiều mã bất động sản khác cũng trong trạng thái dư bán sàn chất đống như DIG dư bán sàn tới 21,84 triệu đơn vị, HPX dư bán sàn 12,23 triệu đơn vị, DXG dư bán sàn 6,27 triệu đơn vị, các mã HBC, DXS, BCG, TCH, VCG, CII, LDG, DRH… cũng dư bán sàn một vài triệu đơn vị.

Ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, EIB tiếp tục bị tháo chạy với khối lượng dư bán sàn lên tới hơn 41,6 triệu đơn vị; ngoài ra VPB cũng giảm sàn với khối lượng dư bán sàn hơn 1,86 triệu đơn vị và khớp lệnh đạt 12,37 triệu đơn vị, thuộc top 3 về thanh khoản trên thị trường.

Các mã khác thuộc dòng bank cũng đều mất điểm, một số mã giảm mạnh như TCB, HDB, VIB, MBB, LPB giảm trên dưới 5%, trong khi cổ phiếu lớn nhất ngành là VCB chỉ giảm nhẹ 0,67%.

Ở nhóm chứng khoán, nhiều mã cũng đáp sàn như BSI, CTS, VCI, FTS, trong đó VCI dư bán sàn 4,52 triệu đơn vị. Đáng chú ý, cổ phiếu ngược dòng tăng mạnh phiên hôm qua là VND đã có thời điểm giảm kịch sàn và đã thu hẹp đà giảm về cuối phiên. Chốt phiên, VND giảm 3,4% xuống mức giá 10.000 đồng/CP và khớp gần 8,5 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, thị trường cũng chung cảnh ngộ khi áp lực bán tháo tiếp tục diễn ra trên diện rộng.

Chốt phiên, sàn HNX có 21 mã tăng và 165 mã giảm (82 mã giảm sàn), HNX-Index giảm 6,81 điểm (-3,71%), xuống 176,63 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 39,8 triệu đơn vị, giá trị 449,61 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần nửa triệu đơn vị, giá trị 3,86 tỷ đồng.

Điểm sáng trên sàn HNX chính là màn quay xe ngoạn mục của TIG. Sau khi mở cửa nằm sàn, lực cầu tăng mạnh đã giúp TIG có thời điểm tăng kịch trần và chốt phiên tăng 6,4% lên mức 5.000 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh tăng vọt so với các phiên trước, đạt hơn 0,87 triệu đơn vị.

Ngoài TIG, một mã khác trong rổ HNX30 là THD chốt phiên tăng nhẹ chưa tới 0,5%, cùng PLC đứng giá tham chiếu, còn lại phần lớn đều giảm khá mạnh.

Một số mã đáng chú ý như cặp đôi bất động sản IDC và CEO tiếp tục trong trạng thái trắng bên mua và dư bán sàn khá lớn, trong đó IDC dư bán sàn hơn 3,42 triệu đơn vị. Chốt phiên, cả 2 mã đều khớp lệnh hơn 4 triệu đơn vị.

Bên cạnh đó, trong nhóm khai khoáng, cặp PVS và PVC đều chốt phiên nằm sàn. Trong đó PVS dư bán sàn 3,83 triệu đơn vị và khớp lệnh 4,49 triệu đơn vị, còn PVC dư bán sàn 1,48 triệu đơn vị và khớp hơn 0,15 triệu đơn vị.

Cũng trong xu hướng chung của thị trường và nhóm cổ phiếu chứng khoán, SHS có thời điểm nằm sàn và chốt phiên giảm 8,3% xuống mức 5.500 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh lớn nhất thị trường, đạt 5 83 triệu đơn vị.

Trên UPCoM, thị trường tiếp tục có thêm phiên giảm sâu.

Chốt phiên, UpCoM-Index giảm 2,92 điểm (-4,37%) xuống 63,88 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 25,13 triệu đơn vị, giá trị 237,26 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 9,76 triệu đơn vị, giá trị 414,63 tỷ đồng.

Cổ phiếu BSR có thêm 1 phiên giảm sàn, chốt phiên đứng tại mức giá 11.500 đồng/CP và tiếp tục dẫn đầu thanh khoản với 8,56 triệu đơn vị, cùng khối lượng dư bán sàn lên tới hơn 3,17 triệu đơn vị.

Trong khi đó, mã dầu khí khác là OIL thoát sắc xanh mắt mèo nhưng cũng giảm tới 12,5% xuống sát sàn 6.300 đồng/CP, khối lượng giao dịch chỉ thua BSR, đạt 1,73 triệu đơn vị.

Các mã khác là VHG, ABB, C4G đều có thanh khoản hơn 1 triệu đơn vị và chốt phiên cùng giảm mạnh hơn 10% hoặc giảm sàn.

Tin bài liên quan