Diễn biến giao dịch chứng khoán tuần qua

TRÊN SÀN HOSE

PHIÊN TĂNG: 3

  • 13/7: 634,06 +6,78(+1,08%)
  • 14/7: 638,69 +4,63(+0,73%)
  • 17/7: 628,63 +1,73(+0,28%)

PHIÊN GIẢM: 2

  • 15/7: 630,89 -7,80(-1,22%)
  • 16/7: 626,90 -3,99(-0,63%)

TB: 135,38 tr đv/phiên.

Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 135,38 triệu đơn vị/phiên, với tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 2.485,39 đồng, giảm 25,74% về lượng và 22,32% về giá trị so với tuần trước.

CHUNG TUẦN: +1,35

Tương ứng tăng 0,24%

CHỐT TUẦN: 628,63

TRÊN SÀN HNX

PHIÊN TĂNG: 2

  • 13/7: 88,58 +0,34(+0,38%)
  • 14/7: 88,74 +0,16(+0,18%)

PHIÊN GIẢM: 3

  • 15/7: 87,66 -1,08(-1,22%)
  • 16/7: 87,59 -0,07(-0,08%)
  • 17/7: 87,07 -0,51(-0,59%)

TB: 58,54 tr đv/phiên

Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt xấp xỉ tuần trước 58,54 triệu đơn vị/phiên với tổng giá trị đạt 721,27 tỷ đồng, giảm gần 4% so với tuần trước.

CHUNG TUẦN: -1,16

Kết thúc tuần, HNX-Index giảm -1,16 điểm, tương ứng giảm 1,33%

CHỐT TUẦN: 87,07

GIAO DỊCH NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN 2 SÀN

CLICK - XEM CHI TIẾT

Nhà đầu tư nước ngoài Tuần qua vẫn duy trì trạng thái mua ròng, tuy nhiên, những phiên bán ròng mạnh trên sàn HOSE trong tuần đã kéo tổng giá trị mua ròng trên cả hai sàn giảm đáng. Tổng cộng tuần qua trên hai sàn, khối ngoại đã bán ròng 1,45 triệu đơn vị, trong khi tuần trước mua ròng 16,08 triệu đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị vẫn là mua ròng 58,77 tỷ đồng, 73,37% so với tuần trước đó.

CÁC MÃ NỔI BẬT

  • ⇑ CCM +44.35%
  • ⇑ BMI +37.37%
  • ⇑ PIV +35.51%
  • ⇓ DCL -27.32%
  • ⇓ SHA -22.92%
  • ⇓ SDN -18.60%

CLICK - XEM CHI TIẾT

Cổ phiếu thanh khoản cao nhất

FLC: tổng khối lượng khớp cả tuần đạt 42.403.080 đơn vị, tính trung bình đạt 8.480.616 đơn vị/phiên.

HAI: tổng khối lượng khớp cả tuần đạt 42.559.400 đơn vị, tính trung bình đạt 8.311.880 đơn vị/phiên.

Top 5 người tăng giảm giàu nhất TTCK trong tuần qua(VNĐ)

Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC)

-677 tỷ đồng

Chi tiết

Cổ phiếu VIC trong tuần qua cũng giảm theo đà thị trường với mức giảm khá mạnh 3,6% xuống 42.700 đồng/CP. Do vậy, tài sản của Người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt – ông Phạm Nhật Vượng,Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC), giảm mạnh nhất khi “bốc hơi” hơn 677 tỷ đồng, xuống còn 18.072 tỷ đồng.

Phó chủ tịch Vingroup, bà Phạm Thu Hương và Phạm Thúy Hằng

-117 & -78 tỷ đồng

Chi tiết

Tài sản của 2 vị Phó chủ tịch Vingroup, bà Phạm Thu Hương và Phạm Thúy Hằng cũng có mức giảm mạnh sau ông Vượng, lần lượt giảm gần 117 tỷ đồng và 78 tỷ đồng, xuống tương ứng 3.116 tỷ đồng và 2.081 tỷ đồng. Trong khi bà Hương vẫn giữ được vị trí người giàu thứ 4, thì vị trí của Hằng đã bị giảm 1 bậc xuống thứ 6.

Bà Nguyễn Hoàng Yến, Ủy viên HĐQT Tập đoàn Masan (MSN)

+197 tỷ đồng

Chi tiết

Người chiếm vị trí thứ 5 chính là bà Nguyễn Hoàng Yến, Ủy viên HĐQT Tập đoàn Masan (MSN), nhờ cổ phiếu MSN tiếp tục tăng mạnh 8,6% lên 94.500 đồng/CP, tài sản của bà Yến theo đó tăng gần 197 tỷ đồng lên gần 2.479 tỷ đồng.

Trần Đình Long - Tập đoàn Hòa Phát(HPG)

+240 tỷ đồng

Chi tiết

Người có tài sản tăng mạnh nhất tuần qua lại là ông Trần Đình Long Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (HPG), với mức tăng gần 240 tỷ đồng lên gần 5.567 tỷ đồng, qua đó củng cố vững chắc vị thứ 3. Cổ phiếu HPG tuần qua tăng 4,5% lên 30.200 đồng/CP. Theo đó, tài sản của bà Phạm Thị Hiền cũng tăng hơn 69 tỷ đồng lên 1.612 tỷ đồng, vẫn đứng thứ 8 trong top 10.

Đoàn Nguyên Đức - CTCP Hoàng Anh Gia Lai(HAG)

+139 tỷ đồng

Chi tiết

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) là người có tài sản tăng mạnh thứ 3, với mức tăng 139 tỷ đồng lên 6.503 tỷ đồng nhờ cổ phiếu HAG tăng 2,19% lên 18.700 đồng/CP, nên ông vẫn là người giàu thứ 2 sàn chứng khoán.

Các thông tin đáng chú ý trong tuần

Sắp có nhiều thương vụ M&A công ty chứng khoán

Tại ĐHCĐ thường niên năm 2015, CTCK Hải Phòng (HPC) đã thông qua kế hoạch hợp nhất với CTCK Á - Âu (AAS). Hiện tại, HPC đang gấp rút hoàn thành các thủ tục để có thể thực hiện ngay việc hợp nhất trong năm 2015. Thêm một trường hợp khác là CTCK Sacombank (SBS). Dự kiến, ngày 30/8 tới, SBS sẽ chốt danh sách cổ đông để xin ý kiến các cổ đông bằng văn bản, liên quan đến việc hợp nhất SBS với một CTCK khác. Theo tìm hiểu của ĐTCK thì CTCK mà SBS dự kiến hợp nhất rất có thể là CTCK Phương Nam (PNS), bởi trước đó, Ngân hàng mẹ Sacombank cũng đã thông qua kế hoạch nhận sáp nhập Ngân hàng TMCP Phương Nam. CTCK Châu Á Thái Bình Dương (APS) đã có ý tưởng hợp nhất, sáp nhập với một CTCK khác từ năm 2012, nhưng đến nay mới đến giai đoạn nộp hồ sơ lên UBCK để xin ý kiến. Hiện tại, CTCK Sen Vàng (GLS) đã đồng ý sáp nhập với APS với tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu 1:1. CTCK Phương Đông (ORS) cũng đã thông qua việc sáp nhập với một CTCK có tiềm năng để mở rộng mạng lưới, nâng cao năng lực tài chính của Công ty, nhưng nay vẫn trong quá trình tìm kiếm đối tác. >> Chi tiết

Mua cổ phiếu quỹ, luật không thể nửa vời để doanh nghiệp lạm dụng

Ngày 6/7/2015, CTCP Hoàng Anh - Gia Lai (HAG) bất ngờ công bố thay đổi việc mua lại cổ phiếu bằng phương án “không” mua cổ phiếu. GAS công bố mua tới 10 triệu cổ phiếu quỹ với giá tối đa 100.000 đồng/CP, nhưng kết cục, GAS chỉ “nhả tiền” mua hơn 600 nghìn cổ phiếu quỹ trong khi thời gian này, giá của GAS chưa từng vượt qua mốc 100.000 đồng/CP. Trong khi trong 6 tháng đầu năm 2015, PVD đã 2 lần đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu quỹ, lần gần nhất PVD đăng ký mua từ ngày 23/4 - 23/5/2015 nhưng chỉ mua được hơn 300.000 cổ phiếu. Trước đó, PVD đăng ký mua cổ phiếu quỹ từ 1/2 đến 13/3/2015 nhưng Công ty không mua được cổ phiếu nào. Từ những trường hợp này, đã có những ý kiến kiến nghị một số quy định cần được đưa vào dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 74 để nâng cao tính công khai, minh bạch và trách nhiệm của DN trong hoạt động mua cổ phiếu quỹ. >> Chi tiết

UBCK đốc thúc doanh nghiệp lên phương án nới room

Để quy định nới room cho NĐT nước ngoài tại Nghị định 60/2015 (NĐ60), có hiệu lực từ ngày 1/9 tới, sớm đi vào cuộc sống, ngày 16/7, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) Vũ Bằng đã ký Công văn 4493/UBCK-PC về triển khai NĐ60 gửi các công ty đại chúng, CTCK, công ty quản lý quỹ... đốc thúc họ tích cực lên phương án, chuẩn bị cho việc nới room. >> Chi tiết

M&A, chờ đón sự bùng nổ

Sáng 16/7 tại Hà Nội, Ban Tổ chức Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp (M&A Vietnam Forum 2015) dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức họp báo cung cấp các thông tin chính thức về Diễn đàn M&A Việt Nam 2015 với chủ đề “Chờ đón sự bùng nổ”. Diễn đàn M&A thường niên lần thứ bảy do Báo Đầu tư và Công ty AVM Việt Nam tổ chức với chủ đề “Chờ đón sự bùng nổ” sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị GEM – TP.HCM vào thứ Năm, ngày 6/8/2015. Diễn đàn sẽ được tổ chức với các hoạt động chính gồm: Chương trình Kết nối đầu tư, Hội thảo, Bình chọn và trao Giải các thương vụ M&A tiêu biểu, Khóa học M&A cho các doanh nghiệp. Chương trình kết nối đầu tư (MAF Expo) là một trong những nội dung quan trọng của Diễn đàn nhằm kết nối các DN đang tìm kiếm đối tác, cơ hội đầu tư và có nhu cầu mua bán, sáp nhập cũng như đầu tư chiến lược.

Gom cổ phiếu ngân hàng trước M&A

Phiên giao dịch kỷ lục của cổ phiếu EIB trong tuần qua, cùng thông tin liên quan đến việc sáp nhập Nam A Bank khiến nhiều nhà đầu tư liên tưởng đến khả năng về một kịch bản gom cổ phiếu trước ĐHCĐ thường niên của EIB để dồn phiếu bầu. >> Chi tiết

Đừng đánh cược vào Trung Quốc, hãy chọn chứng khoán Việt Nam

Đó là lời khuyên của TS. Marc Faber, NĐT huyền thoại nổi tiếng thế giới, nổi tiếng với biệt danh Mr Doom. Ông nhận xét: “Đừng động vào Trung Quốc nữa, thay vào đó hãy chọn những trường hợp đầu tư vào cổ phiếu tại Việt Nam, Hồng Kông”. Nhà đầu tư huyền thoại Marc Faber từng đến Việt Nam vào 19/6/2014, với tư cách diễn giả chính tại Diễn đàn Đầu tư Việt Nam (VIF) do Báo Đầu tư và đối tác tổ chức. Vào thời điểm này, TTCK Việt Nam suy giảm mạnh, tâm lý nhà đầu tư dao động và lo lắng trước những tranh chấp trên biển Đông. Tuy nhiên, tại Diễn đàn VIF 2014, Marc Faber đã đưa ra những nhận định đi ngược thị trường, trấn an nhà đầu tư và dự báo TTCK Việt Nam sẽ khởi sắc.

Bất cập thuế chồng thuế đánh trên cổ phiếu thưởng

Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân, NĐT nhận cổ phiếu thưởng khi chuyển nhượng thành tiền sẽ phải chịu 2 loại thuế: thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn (5% tính trên mệnh giá) và thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng chứng khoán (0,1% tính trên giá trị chuyển nhượng). Cách thu thuế chồng lên thuế này gây ra nhiều bức xúc cho nhà đầu tư và đây đó đang bộc lộ sự bất bình đẳng giữa các CTCK, khi có CTCK làm đúng quy định, đã khấu trừ đủ cả 2 loại thuế, có CTCK chỉ khấu trừ thuế chuyển nhượng chứng khoán, bỏ qua việc khấu trừ thuế thu nhập từ đầu tư vốn của nhà đầu tư… >> Chi tiết

Tổng hợp:

Design - Code: NgocTuanz

  • Email: tranngoctuanjs90@gmail.com
  • Phone: 0165 409 8459

Tin khác