Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán tăng hơn 20 điểm trong tháng 11

Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán tăng hơn 20 điểm trong tháng 11

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index lên gần 1.050 điểm; Ngân hàng, doanh nghiệp co kéo room tín dụng; Dập lửa thị trường trái phiếu; Tháng 11 mang lại lợi nhuận tốt nhất trong nhiều năm; Các thị trường dầu mỏ đang hướng tới một tuần biến động khó lường…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội vào cuối ngày hôm nay hiện niêm yết tại 66,50 – 67,32 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 8,7 USD lên 1.749,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục tăng và lên trên 1.760 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 106,52 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 30/11 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.665 đồng/USD, giảm 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.520 – 24.800 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên 16.450 USD, thì sang phiên hôm nay đã có nhịp tăng khá mạnh lên trên mốc 17.000 USD, nhưng đã quay đầu giảm về gần 16.800 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,59 USD (+2,03%), lên 79,79 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent) tăng 1,49 USD (+1,79%), lên 84,89 USD/thùng.

VN-Index tiếp tục tăng

Thị trường gặp rung lắc ngay khi mở cửa khi khá nhiều nhà nhà đầu tư bắt đáy tuần trước hiện thực hóa sớm lợi nhuận. Tuy nhiên, VN-Index nhanh chóng lấy lại đà tăng mạnh lên trên 1.040 điểm.

Trong phiên chiều, lực cầu đã chảy mạnh kéo hàng loạt mã quay đầu hoặc nới đà tăng, sắc xanh chiếm thế áp đảo trên bảng điện tử và VN-Index được đẩy thẳng lên mức cao nhất ngày, lên sát mốc 1.050 điểm, vượt qua đường MA50 và ra ngoài phía trên dải bollinger. Đây là mức điểm cao nhất trong tháng 11 của VN-Index.

Như vậy, trong tháng 11 này, chỉ số VN-Index tăng 20,26 điểm, tương đương +1,97%.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn 38,59 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng 1.714 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 30/11: VN-Index tăng 16,26 điểm (+1,58%), lên 1.048,42 điểm; HNX-Index tăng 0,56 điểm (+0,27%), lên 208,79 điểm; UPCoM-Index tăng 0,49 điểm (+0,70%), lên 70,87 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq giảm trên phố Wall trong ngày thứ Ba (29/11), do ảnh hưởng từ đà sụt giảm ở Apple và Amazon, cũng như sự thận trọng của giới đầu tư trước bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell.

Ông Powell dự kiến ​​​​sẽ phát biểu tại một sự kiện của Viện Brookings tổ chức vào thứ Tư về triển vọng của nền kinh tế Mỹ và thị trường lao động.

Kết thúc phiên 29/11, chỉ số Dow Jones tăng 3,07 điểm (+0,00%), lên 33.852,53 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 6,31 điểm (-0,16%), xuống 3.957,63 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 65,72 điểm (-0,59%), xuống 10.983,78 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm phiên thứ tư liên tiếp, do dữ liệu sản lượng của các nhà máy yếu kém làm tăng thêm lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,21% xuống 27.968,99 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,37% xuống 1.985,57 điểm.

Dữ liệu mới cho thấy sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đã giảm tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 10, do nhu cầu toàn cầu bị đình trệ và tình trạng tắc nghẽn nguồn cung kéo dài đã cản trở kế hoạch của các nhà sản xuất Nhật Bản.

Ngoài ra, giới đầu tư cũng thận trọng hơn trước bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell tại một sự kiện tại Viện Brookings vào cuối ngày về triển vọng của nền kinh tế Mỹ và thị trường lao động.

Tại Nhật Bản, cổ phiếu của các nhà sản xuất máy móc chi tiết giảm 1,24%, trong đó nhà sản xuất kính quang học Hoya giảm 2,09% và nhà sản xuất kính áp tròng Menicon mất 3,49%.

Cổ phiếu lĩnh vực tiện ích giảm 1,3%, với Tokyo Electric Power Company Holdings mất 3,29%.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, khi giới đầu tư phản ứng tích cực với việc nới lỏng các biện pháp chống Covid-19 tại thành phố Quảng Châu và cổ phiếu ô tô tăng mạnh nhờ các chính sách thuận lợi tiềm năng.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,05% lên 3.151,34 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,12% lên 3.853,04 điểm.

Thành phố phía nam Quảng Châu đã nới lỏng các quy tắc phòng ngừa COVID ở nhiều quận bao gồm Fanyu, Tianhe, Conghua, Huadu và Liwan, thúc đẩy tâm lý nhà đầu tư, vốn bị suy giảm bởi dữ liệu hoạt động dịch vụ và nhà máy của Trung Quốc tồi tệ hơn dự kiến.

Cổ phiếu ô tô dẫn đầu mức tăng nhờ số liệu bán hàng mạnh mẽ trong tháng 10, bất chấp tác động của dịch Covid-19.

Nhà sản xuất xe điện BYD cho biết họ sẽ ra mắt ô tô của mình tại Mexico vào năm tới, nhắm tới doanh số bán hàng lên tới 30.000 chiếc vào năm 2024. Cổ phiếu của hãng này đã tăng 4,5%.

Chỉ số ô tô dùng chung CSI tăng 6,1% và phương tiện chạy bằng năng lượng mới tăng 1,8%.

Chứng khoán Hồng Kông thêm một phiên tăng mạnh với cổ phiếu cổ phiếu công nghệ và ô tô nâng đỡ.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 2,16% lên 18.597,23 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 2,21% lên 6.374,44 điểm.

Tờ Financial Times đưa tin, Trung Quốc đã chiêu mộ những gã khổng lồ công nghệ Alibaba và Tencent để hỗ trợ nỗ lực thiết kế chip bán dẫn của nước này. Chỉ số công nghệ theo đó tăng vọt 2,8% và là động lực chính của thị trường.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng, nhờ các nhà đầu tư giữ kỳ vọng về việc Trung Quốc nới lỏng các chính sách Zero Covid.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 39,14 điểm, tương đương 1,61% lên 2.472,53 điểm. Chỉ số này đã tăng 7,8% trong tháng 11, mức tăng trong một tháng tốt nhất kể từ tháng 12/2020.

Tin tức cực khác còn đến từ việc Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc Rhee Chang-yong cho biết, ngân hàng trung ương sẵn sàng điều chỉnh tốc độ thắt chặt chính sách để đối phó với suy thoái kinh tế và thị trường bất động sản lao dốc.

Kết thúc phiên 30/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 58,85 điểm (-0,21%), xuống 27.968,99 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 1,59 điểm (+0,05%), lên 3.151,34 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 392,55 điểm (+2,16%), lên 18.597,23 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 39,14 điểm (+1,61%), lên 2.427,53 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Ngân hàng, doanh nghiệp co kéo room tín dụng

Một số ngân hàng thương mại đang giảm lãi suất cho vay để “ghi điểm” với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khi thời điểm “xét room” tín dụng cho năm 2023 cận kề. Trong khi đó, các doanh nghiệp than phiền, xấu hay tốt đều chung cảnh kẹt room tín dụng..>> Chi tiết

- Dập lửa thị trường trái phiếu

Trong bối cảnh thị trường trái phiếu đã nhen nhóm những “đám cháy”, cần khẩn trương có biện pháp “cứu hỏa”..>> Chi tiết

- Tháng 11 mang lại lợi nhuận tốt nhất trong nhiều năm cho các thị trường mới nổi

Tháng 11 đã cho thấy một cái nhìn thoáng qua về sự vượt trội mà các thị trường mới nổi có thể mang lại trong giai đoạn hậu kích thích, khi giai đoạn chín muồi của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ đã tác động tới tâm lý của các nhà đầu tư..>> Chi tiết

- Các thị trường dầu mỏ đang hướng tới một tuần biến động khó lường

Thị trường dầu mỏ đang chịu áp lực từ nhiều phía và điều đó khiến xu hướng của giá dầu trở nên khó đoán hơn..>> Chi tiết

Tin bài liên quan