Thị trường tài chính 24h: Cơ hội cho nhà đầu tư tích lũy cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, thép

Thị trường tài chính 24h: Cơ hội cho nhà đầu tư tích lũy cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, thép

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index tăng gần 10 điểm; Chờ chính sách mới; Thống đốc NHNN ra chỉ thị về thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm ngành ngân hàng năm 2023; Ngân hàng, chứng khoán, thép: Ngưỡng cửa chu kỳ mới; Doanh số bán trái phiếu toàn cầu tăng kỷ lục vào đầu năm ở mức 586 tỷ USD…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 19/1 giảm 100.000 đồng/lượng ở chiều mua vào nhưng tăng 100.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày đã tăng 200.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 66,90 – 67,92 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần trước tại Mỹ giảm 4,5 USD/ounce xuống 1.904,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng lên 1.925 USD, nhưng đã hạ nhiệt về dưới 1.910 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 102,18 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 19/1 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.605 đồng/USD, giảm nhẹ 1 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.280 – 23.600 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua đi rung lắc và giảm về 20.700 USD, thì sang phiên hôm nay đã chững lại và giằng co nhẹ quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,73 USD (-0,92%), xuống 78,75 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,61 USD (-0,72%), xuống 84,37 USD/thùng.

VN-Index tăng thêm gần 10 điểm

Sau khi hạ nhiệt ở cuối phiên sáng, thị trường tiếp tục lùi bước ngay khi bước vào phiên chiều và về dưới tham chiếu.

Tuy nhiên, mức giảm chỉ ở mức thấp và VN-Index rung lắc nhẹ quanh ngưỡng 1.100 điểm sau hơn 1 giờ giao dịch và lấy lại đà tăng sau đó, chạm 1.110 điểm nhờ bảng điện tử tích cực hơn và một số cổ phiếu lớn như VCB, MSN, BVH nới đà tăng. Đáng tiếc chỉ số đã không giữ được mốc điểm này khi bị đẩy nhẹ xuống đôi chút ở những phút cuối.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 33,99 triệu đơn vị, giá trị mua ròng đạt 835,67 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 19/1: VN-Index tăng 9,80 điểm (+0,89%), lên 1.108,08 điểm; HNX-Index tăng 2,14 điểm (+0,98%), lên 219,87 điểm; UpCoM-Index tăng 0,44 điểm (+0,59%), lên 73,98 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall giảm trong phiên ngày thứ Tư (18/01), khi nhà đầu tư tiến hành chốt lời một số cổ phiếu tăng mạnh trong tháng và doanh số bán lẻ tháng 12 đáng thất vọng,

Doanh số bán lẻ mới nhất, cho thấy mức giảm 1,1% trong tháng 12/2022, cao hơn một chút so với dự báo giảm 1%. Báo cáo cũng cho thấy người tiêu dùng đang giảm chi tiêu, với các cửa hàng bách hoá báo cáo sụt 6,6% và doanh số bán hàng trực tuyến giảm 1,1%.

Kết thúc phiên 18/1, chỉ số Dow Jones giảm 613,89 điểm (-1,81%), xuống 33.296,96 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 62,11 điểm (-1,56%), xuống 3.928,86 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 138,10 điểm (-1,24%), xuống 11.957,01 điểm.

Chứng khoán châu Á

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 19/1, sau khi Mỹ công bố số liệu kinh tế đáng thất vọng làm dấy lên lo ngại về tình hình "sức khỏe" của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Sự lạc quan tràn ngập khắp các sàn giao dịch kể từ đầu năm đã "bay hơi" trong tuần này, khi những lo ngại về lạm phát và lãi suất tăng được thay thế bằng những lo ngại về tăng trưởng và tác động đối với lợi nhuận của các công ty.

Kết thúc phiên 19/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 385,89 điểm (-1,44%), xuống 26.405,23 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 15,87 điểm (+0,49%), lên 3.240,28 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 27,02 điểm (-0,12%), xuống 21.650,98 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 12,02 điểm (+0,51%), lên 2.380,34 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Chờ chính sách mới

TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, chính sách tiền tệ năm 2023 nên tập trung vào mục tiêu giảm lãi suất bằng cách tăng cung tiền hợp lý ra nền kinh tế..>> Chi tiết

- Thống đốc NHNN ra chỉ thị về thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm ngành ngân hàng năm 2023

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2023..>> Chi tiết

- Ngân hàng, chứng khoán, thép: Ngưỡng cửa chu kỳ mới

Ngân hàng, chứng khoán và thép là ba nhóm ngành có tính chu kỳ cao so với thị trường chung, kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2023, mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư tích lũy cổ phiếu ngay từ bây giờ..>> Chi tiết

- Doanh số bán trái phiếu toàn cầu tăng kỷ lục vào đầu năm ở mức 586 tỷ USD

Từ đầu năm tới nay, khởi đầu tích cực đối với lợi nhuận thu được từ trái phiếu đang giúp thúc đẩy các đợt phát hành trái phiếu chưa từng có của các chính phủ và công ty trên khắp thế giới với trị giá hơn 500 tỷ USD..>> Chi tiết

Tin bài liên quan