Thị trường tài chính 24h: Cơ hội hấp dẫn cho đầu tư dài hạn

Thị trường tài chính 24h: Cơ hội hấp dẫn cho đầu tư dài hạn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index nhích nhẹ; Yếu tố tâm lý có thể “dìm” thị trường ; Tìm cách “cứu” dòng tiền trái phiếu; Vùng trú ẩn không an toàn; Chờ thị trường “sau cơn mưa”; OPEC nâng dự báo nhu cầu dầu trong trung và dài hạn.... là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 1/11 không đổi so so với cuối ngày hôm qua, giá vàng SJC tại Hà Nội vào cuối ngày hôm nay đã tăng 100.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 66,10 – 67,12 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 12,1 USD xuống mức 1.633,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục mạnh và lên trên 1.650 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 111,94 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 1/11 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.697 đồng/USD, tăng 2 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.609 – 24.881 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về 20.400 USD, thì sang phiên hôm nay đã nhích dần và lên trên 20.600 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,22 USD (+1,41%), lên 87,75 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,53 USD (+1,65%), lên 94,34 USD/thùng.

VN-Index nhích nhẹ, HPG là tâm điểm

Sau phiên sáng chỉ nhờ vào nhóm ngân hàng giữ cho VN-Index kết phiên gần 1.035 điểm. Dù vậy, trong phiên chiều và diễn biến tăng, giảm nhanh của một số cổ phiếu lớn như VIC, NVL, PDR, HPG đã khiến VN-Index trồi sụt mạnh, nhưng đã nhích lên đóng cửa tăng gần 6 điểm.

Nhóm ngân hàng vẫn là điểm tựa chính với TPB +5,3%, VPB +5,2%, STB +4,6%, TCB +4,3%, VIB +2,8%, VCB +2%...

Ngoài ra, còn phải kể đến VRE, khi là cổ phiếu tăng tốt nhất trong nhóm VN30 và đóng cửa ở sát mức giá trần, +6,7%.

Nhóm cổ phiếu bị bán tháo hôm qua là thép tưởng chừng như đã chững lại đà giảm trong phiên sáng, song với đà giảm của HPG cũng đã ảnh hưởng mạnh đến 2 cổ phiếu khác là NKG -4,8% xuống 12.900 đồng, HSG thu hẹp đà tăng, còn +2,2% lên 11.650 đồng.

Đáng chú ý nhất là HPG, giảm 4,2% và là cổ phiếu khớp lệnh cao nhất thị trường với hơn 81,5 triệu đơn vị. Trong đó, khối ngoại góp phần không nhỏ khi bán ra hơn 37,68 triệu đơn vị và mua vào hơn 2,87 triệu đơn vị.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 46,13 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng 759,17 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 1/11: VN-Index tăng 5,81 điểm (+0,57%), lên 1.033,75 điểm; HNX-Index tăng 1,93 điểm (+0,92%), lên 212,36 điểm; UpCoM-Index tăng 0,2 điểm (+0,26%), lên 76,49 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ giảm trong phiên ngày thứ Hai (31/10), khi các nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước cuộc họp ấn định lãi suất của Fed trong tuần này.

Tính chung trong tháng 10/2022, chỉ số Dow Jones đã tăng gần 14%, đánh dấu tháng tốt nhất kể từ năm 1976. Trong khi S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt tăng 8% và 3,9% trong tháng 10.

Nhà đầu tư đang chuẩn bị cho cuộc họp mới nhất của Fed bắt đầu vào ngày thứ Ba và dự kiến Fed sẽ tăng lãi suất thêm 0,75%.

Kết thúc phiên 31/10, chỉ số Dow Jones giảm 128,85 điểm (-0,39%), xuống 32.732,95 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 29,08 điểm (-0,75%), xuống 3.871,98 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 114,31 điểm (-1,03%), xuống 10.988,15 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng, khi các nhà đầu tư nhận ra tín hiệu từ triển vọng mạnh mẽ của một số công ty, ngay cả khi cổ phiếu của Toyota Motor giảm sau khi báo cáo thu nhập kém hơn mong đợi.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,33% lên 27.678,92 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,47% lên 1.938,50 điểm.

“Các công ty trong nước cho đến nay đã báo cáo kết quả trái chiều - một số mạnh và một số yếu. Vì vậy, đã có sự đan xen giữa những người bán và mua”, Chihiro Ohta, trợ lý tổng giám đốc bộ phận nghiên cứu đầu tư và dịch vụ tại SMBC Nikko Securities cho biết.

Phiên này, cổ phiếu Toyota giảm 1,94% và đè nặng lên chỉ số Nikkei 225, sau khi báo cáo lợi nhuận quý vừa qua giảm 25% và cắt giảm mục tiêu sản lượng trong năm, khi nhà sản xuất ô tô phải đối mặt với chi phí nguyên liệu tăng cao và tình trạng thiếu chất bán dẫn dai dẳng.

Mặt khác, Japan Tobacco tăng 8,73% và là công ty tăng giá hàng đầu trên Nikkei 225, sau khi hãng sản xuất thuốc lá và đồ uống nâng dự báo lợi nhuận hàng năm.

Cổ phiếu Panasonic Holdings tăng 7,33% mặc dù công bố lợi nhuận hoạt động quý II giảm 11%, do kết quả tốt hơn so với ước tính của các nhà phân tích.

Chứng khoán Trung QuốcHồng Kông tăng vọt, sau khi tin đồn rằng, Trung Quốc đang có kế hoạch mở cửa trở lại và nới lỏng các quy định nghiêm ngặt chống Covid-19 vào tháng 3 năm sau.

Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó nói rằng ông không biết về chuyện này.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 2,62% lên 2.969,20 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 3,58% lên 3.634,17 điểm.

Tại Hồng Kông, Hang Seng-Index tăng 5,23% lên 15.455,27 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 5,49% lên 5.209,60 điểm.

Một ghi chú chưa được xác minh trên phương tiện truyền thông xã hội và được đăng bởi nhà kinh tế có ảnh hưởng Hao Hong, cho biết Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Vương Hộ Ninh đã thành lập một ủy ban để đang xem xét dữ liệu Covid-19 ở nước ngoài để đánh giá các kịch bản mở lại khác nhau tại Trung Quốc và khả năng sẽ nới lỏng các quy định chống dịch Covid-19 vào tháng 3/2023.

"Tôi không biết bạn lấy thông tin này từ đâu. Tôi thực sự không biết gì về điều này", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Zhao Lijian nói khi được hỏi về một ủy ban như vậy.

Linus Yip, chiến lược gia trưởng tại First Shanghai Group, cho biết tin đồn chưa được xác nhận đã kích hoạt đà tăng.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng lên mức cao nhất trong gần sáu tuần, nhờ cổ phiếu các nhà sản xuất pin, và dòng vốn nước ngoài đổ vào mạnh mẽ bù đắp dữ liệu xuất khẩu ảm đạm.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 41,61 điểm, tương đương 1,81%, lên 2.335,22 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 21/9.

Xuất khẩu của Hàn Quốc trong tháng 10 giảm mạnh nhất trong 26 tháng, trong khi thâm hụt thương mại vẫn tiếp diễn trong tháng thứ bảy, mặc dù phản ứng của thị trường đối với dữ liệu này không đáng kể.

“Sức mạnh của thị trường chứng khoán được hỗ trợ bởi dòng tiền nước ngoài và các lĩnh vực tích cực như pin và các cổ phiếu liên quan đến hạt nhân”, Lee Kyoung-min, nhà phân tích tại Daishin Securities cho biết.

Theo đó, Nhà sản xuất pin LG Energy Solution đã tăng 6,63%, trong khi công ty mẹ LG Chem tăng 11,02%. Các công ty ngang hàng Samsung SDI và SK Innovation lần lượt tăng 3,12% và 5,49%.

Cổ phiếu liên quan đến hạt nhân tăng mạnh sau khi Hàn Quốc ký các thỏa thuận phác thảo để phát triển điện hạt nhân ở Ba Lan, với Doosan Enerbility tăng 19,62%, trong khi KEPCO E&C, KEPID và KEPCO PLANT S&E tăng lần lượt 29,91%, 27,97% và 11,76%.

Kết thúc phiên 1/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 91,46 điểm (+0,33%), lên 27.678,92 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 75,72 điểm (+2,62%), lên 2.969,20 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 768,25 điểm (+5,23%), lên 15.455,27 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 41,61 điểm (+1,81%), lên 2.335,22 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Yếu tố tâm lý có thể “dìm” thị trường

Ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cho rằng, khi kỳ vọng được tạo ra bởi những yếu tố tâm lý thì khó có thể xác định được đâu là điểm dừng..>> Chi tiết

- Tìm cách “cứu” dòng tiền trái phiếu

Niềm tin suy giảm, nhiều nhà đầu tư tìm mọi cách tháo chạy khỏi trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), đẩy doanh nghiệp phát hành rơi vào tình trạng khan thanh khoản trầm trọng. Vực dậy niềm tin, cứu dòng tiền là vấn đề cấp bách nhất hiện nay của thị trường TPDN..>> Chi tiết

- Vùng trú ẩn không an toàn

Với việc VN-Index đã giảm sâu, định giá của thị trường đang thuộc nhóm thấp nhất trong khu vực. Theo nguồn tin của phóng viên, hiện nay, một số nhà đầu tư tổ chức Thái Lan đang theo dõi và chờ cơ hội giải ngân vào thị trường Việt Nam vì định giá P/E của VN-Index chỉ đang ở khoảng 9 lần - mức hấp dẫn trong khu vực, song tiềm năng còn lớn, nhờ môi trường vĩ mô ổn định và triển vọng thị trường chứng khoán được nâng hạng lên nhóm mới nổi trong vài năm tới..>> Chi tiết

- Chờ thị trường “sau cơn mưa”…

Cú rơi của thị trường trong phiên đầu tuần qua đã khiến nhiều nhà đầu tư hoảng loạn khi trong vòng hơn một tháng vừa qua, VN-Index mất tới 300 điểm, cường độ mất điểm vào loại mạnh nhất trong lịch sử chứng khoán Việt Nam trong một khoảng thời gian rất ngắn..>> Chi tiết

- OPEC nâng dự báo nhu cầu dầu trong trung và dài hạn

Trong báo cáo Triển vọng Dầu mỏ Thế giới năm 2022 được công bố vào thứ Hai (31/10), Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã nâng dự báo về nhu cầu dầu thế giới trong trung và dài hạn..>> Chi tiết

Tin bài liên quan