Thị trường tài chính 24h: "Cơn bão" chưa tan

Thị trường tài chính 24h: "Cơn bão" chưa tan

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index đảo chiều giảm hơn 10 điểm; Điều chỉnh tăng lãi suất là cần thiết; Thị trường chứng khoán: Kỳ vọng rơi nhanh, bật mạnh; Sống sót trong “bão tố”; Giá bán buôn tại Nhật Bản tăng cao kỷ lục trong hơn 40 năm…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 16/5 giảm 50.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 500.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với ngày cuối tuần trước, vào cuối giờ chiều này, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giảm 250.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại 68,25 – 69,27 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần tại Mỹ giảm 9,3 USD/ounce xuống 1.812,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm nhanh về dưới 1.790 USD, nhưng đã hồi phục dần sau đó và lên gần 1.805 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,47 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 16/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.160 đồng/USD, giảm 3 đồng so với cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.950 – 23.230 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua hồi phục lên trên 31.100 USD, thì sang phiên hôm nay đã yếu dần và thủng mốc 30.000 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,62 USD (-0,56%), xuống 109,87 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,75 USD (-0,67%), xuống 110,80 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

Cơn bão chưa tan, VN-Index đảo chiều giảm

Không nằm ngoài dự báo, VN-Index đã bật tăng mạnh mẽ ngay khi mở cửa phiên sáng. Tuy nhiên, đà đi lên bị chặn lại sau đó khi áp lực bán có dấu hiệu gia tăng.

Bước sang phiên chiều, thị trường tiêu cực hơn khi dòng tiền tham gia nhỏ giọt trong khi áp lực bán tiếp tục dâng cao. VN-Index theo đó lùi dần và giằng co quanh tham chiếu, trước khi có nhịp giảm khá mạnh về cuối phiên, đóng cửa mất hơn 10 điểm với gần 50 mã giảm sàn.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 7,07 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng tương 217,46 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 16/5: VN-Index giảm 10,82 điểm (-0,91%), xuống 1.171,95 điểm; HNX-Index tăng 4,66 điểm (+1,54%) lên 307,05 điểm; UpCoM-Index giảm 0,42 điểm (-0,44%), xuống 93,2 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall tăng vọt trong phiên ngày thứ Sáu (13/5), khi giới đầu tư ồ ạt mua bắt đáy sau những phiên giảm sâu trước đó.

Phiên này, chỉ số S&P 500 ghi nhận phiên tăng mạnh nhất kể từ ngày 04/5/2022, trong khi Nasdaq có tốt nhất kể từ tháng 11/2020.

Tất cả lĩnh vực thuộc S&P 500 đều tăng, dẫn đầu là cổ phiếu tiêu dùng và công nghệ thông tin, lần lượt vọt 4,1% và 3,4%.

Đây là phiên phục hồi trên diện rộng với khoảng 95% mã cổ phiếu thuộc S&P 500 khép phiên với sắc xanh.

Dù vậy, các chỉ số chính đều ghi nhận sắc đỏ trong tuần, với Dow Jones giảm 2,14%. S&P 500 mất 2,4% trong khi Nasdaq Composite sụt 2,8%.

Kết thúc phiên 13/5, chỉ số Dow Jones tăng 466,36 điểm (+1,47%), lên 32.196,66 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 93,81 điểm (+2,39%), lên 4.023,89 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 434,04 điểm (+3,82%), lên 11.805,00 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đã tăng, nhờ sự thúc đẩy từ phiên trước đó trên Phố Wall, mặc dù đà tăng đã bị kìm hãm do dữ liệu kinh tế của Trung Quốc thúc đẩy lo ngại suy thoái.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,45% lên 26.547,05 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,05% xuống 1.863,26 điểm.

Công nghệ cho đến nay là lĩnh vực hoạt động tốt nhất của Nikkei 225, tăng 0,88%, trong khi vật liệu cơ bản dẫn đầu nhóm giảm điểm với mức giảm 1,01%.

Tuy nhiên, tâm trạng trên các thị trường toàn cầu trở yếu đi, sau khi dữ liệu yếu kém đáng kinh ngạc từ Trung Quốc nhấn mạnh việc phong tỏa diện rộng đang gây ra những thiệt hại sâu sắc đến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Kết quả kinh doanh cũng chia rẽ tâm lý thị trường, với ngày thứ Sáu đánh dấu cao điểm của mùa báo cáo doanh nghiệp. Ví dụ, nhà sản xuất linh kiện NTN Corp là công ty mạnh nhất với 11,68%, nhưng Dowa Holdings giảm 13,06% của

Các nhà sản xuất ô tô cũng trái ngược nhau, với Mazda tăng 5,65%, nhưng Honda giảm 4,37%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, sau khi dữ liệu cho thấy hoạt động kinh tế của nước này đã hạ nhiệt mạnh trong tháng 4 do những ảnh hưởng bởi các đợt phong tỏa.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,34% xuống 3.073,75 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,8% xuống 3.956,54 điểm.

Doanh số bán lẻ tháng 4 của Trung Quốc giảm 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái, gần gấp đôi so với dự báo, trong khi sản lượng công nghiệp giảm 2,9%.

Trong khi đó, khoản cho vay của các ngân hàng mới ở Trung Quốc xuống mức thấp nhất trong gần 4 năm rưỡi vào tháng 4, khi đại dịch làm khuynh đảo nền kinh tế và làm suy yếu nhu cầu tín dụng.

Chứng khoán Hồng Kông nhích lên khi nhóm cổ phiếu bất động sản thay thế nhóm công nghệ thúc đẩy thị trường.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,26% lên 19.950,21 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,28% lên 6.826,31 điểm.

Cổ phiếu công nghệ ở Hồng Kông gần như không thay đổi sau khi mở cửa tăng 2,4%, trong đó công ty giao đồ ăn Meituan giảm 2,5%. Gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba đã tăng gần 3%.

Các nhà phát triển đại lục được niêm yết tại Hồng Kông đã tăng 3,4%, trong đó Country Garden tăng hơn 10% để trở thành cổ phiếu tăng tốt nhất trong chỉ số chuẩn.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng vọt, sau khi chỉ số giá sản xuất tại Mỹ trong tháng Tư tăng tốt hơn dự kiến.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 54,16 điểm, tương đương 2,12% lên 2.604,24 điểm. Trong tuần, chỉ số này đã giảm 1,5%

Trong số các cổ phiếu lớn, công ty công nghệ khổng lồ Samsung Electronics và SK Hynix tăng lần lượt 2,47% và 3,21%, còn LG Energy Solution tăng 3,22%.

Kết thúc phiên 16/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 119,40 điểm (+0,45%), lên 26.547,05 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 10,54 điểm (-0,34%), xuống 3.073,75 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 51,44 điểm (+0,26%), lên 19.950,21 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 7,66 điểm (-0,29%), xuống 2.596,58 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Điều chỉnh tăng lãi suất là cần thiết

Việc tăng lãi suất có thể ảnh hưởng tới chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong ngắn hạn, nhưng là điều cần thiết để kiểm soát lạm phát và ổn định tỷ giá hối đoái, hạn chế những tác động xấu từ tỷ giá quốc tế vào Việt Nam..>> Chi tiết

- Thị trường chứng khoán: Kỳ vọng rơi nhanh, bật mạnh

Động thái siết dòng vốn chảy vào bất động sản khiến cổ phiếu ngành này thuộc nhóm dẫn đầu đà bán tháo trên sàn chứng khoán, nhưng không ít mã đang nằm trong tầm ngắm bắt đáy của nhà đầu tư..>> Chi tiết

- Sống sót trong “bão tố”

Thị trường ngắn hạn giảm điểm gây thiệt hại cho tài khoản nhà đầu tư, nhưng sức hấp dẫn và thú vị của thị trường chứng khoán chính là luôn tồn tại cơ hội trong xu hướng thị trường uptrend hay downtrend..>> Chi tiết

- Giá bán buôn tại Nhật Bản tăng cao kỷ lục trong hơn 40 năm

Theo BOJ, chỉ số giá bán buôn tại Nhật Bản tăng cao phản ánh giá dầu thô, các loại nguyên vật liệu tăng mạnh, cùng xu hướng đồng yen yếu trong thời gian vừa qua..>> Chi tiết

Tin bài liên quan