Thị trường tài chính 24h: Dự báo giá dầu thô còn tiếp tục tăng

Thị trường tài chính 24h: Dự báo giá dầu thô còn tiếp tục tăng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index gần như không đổi; Khuyến khích mua bán, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng; Dòng tiền vào chứng khoán: Ngập ngừng chờ tín hiệu tiền tệ; Các yếu tố vĩ mô đang hỗ trợ thị trường; Bộ trưởng Năng lượng UAE dự báo giá dầu thô còn tiếp tục tăng…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 9/6 tăng 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều này, giá vàng SJC tại Hà Nội đã chưa có thay đổi nào, hiện niêm yết tại 68,780 – 69,72 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 1 USD lên mức 1.853,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm nhẹ về 1.850 USD/ounce và đi ngang cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 91,32 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 9/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.062 đồng/USD, tăng 5 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.030 – 23.310 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua đứng tại 30.100 USD, thì sang phiên hôm nay đã nhích dần và lên trên 30.400 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,22 USD (-0,18%), xuống 121,89 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,13 USD (-0,13%), xuống 123,42 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index chững lại

Sau phiên sáng đầy khó nhọc, thị trường tiếp tục bị đẩy lui ngay khi mở cửa trở lại trong phiên chiều, nhưng mức giảm không mạnh và khi về gần 1.300 điểm, lực nâng lại xuất hiện, dù không lớn nhưng cũng đủ giúp chỉ số bật lên và gần như đi ngang ngay dưới sát tham chiếu cho đến khi đóng cửa.

Nhóm thép vẫn được ưu ái với HPG +2,7%, NKG và TLH đều tăng kịch trần lên 23.850 đồng và 12.300 đồng, cổ phiếu HSG +6,2%, SMC +5,6%, POM +3,9%, HMC +5,3%...

Một số cổ phiếu riêng lẻ ở các nhóm cổ phiếu bất động sản như DXG, NVT, VGC, hay điện là NT2 và nhựa AAA cũng là điểm nhấn, khi đều đóng cửa ở mức giá trần.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 11,17 triệu đơn vị, với tổng giá trị mua ròng 320,96 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 9/6: VN-Index giảm 0,11 điểm (-0,01%), xuống 1.307,8 điểm; HNX-Index tăng 1,81 điểm (+0,58%), lên 312,74 điểm; UpCoM-Index giảm 0,11 điểm (-0,12%), xuống 94,89 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall giảm điểm trong phiên ngày thứ Tư (8/6), khi lợi tức kho bạc Mỹ tăng trên 3% và giá dầu tăng trên 120 USD/thùng, cũng như sự thận trọng trước báo cáo chỉ số tiêu dùng được công bố vào cuối tuần này.

Diễn biến thị trường trái phiếu khiến tâm trạng nhà đầu tư bất an trong phiên này, khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm vượt mốc 3%. Giá dầu cũng tăng vọt, với hợp đồng dầu WTI tăng trên 120 USD/thùng.

Các nhà đầu tư cũng tỏ ra thận trọng trước dữ liệu giá tiêu dùng tháng 5 của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Sáu và nhiều người tin rằng báo cáo này sẽ là căn cứ quan trọng để Fed tiếp tục nâng lãi suất thêm 0,5% trong cuộc họp tới.

Kết thúc phiên 8/6, chỉ số Dow Jones giảm 269,24 điểm (-0,81%), xuống 32.910,90 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 44,91 điểm (-1,08%), xuống 4.115,77 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 88,96 điểm (-0,73%), xuống 12.086,27 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản gần như ít thay đổi, sau một phiên tàu lượn siêu tốc, có thời điểm đưa chỉ số Nikkei 225 lên mức cao nhất trong năm tháng, trước khi lực kéo từ cổ phiếu vận tải biển và chip kéo lùi.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 chỉ tăng 0,04% lên 28.246,53 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,05% xuống 1.969,05 điểm.

Chiến lược gia Maki Sawada của Nomura Securities cho biết: “Từ quan điểm kỹ thuật, đợt phục hồi gần đây của Nikkei 225 có vẻ quá nhanh và sự điều chỉnh bất cứ lúc nào sẽ không có gì lạ, nhưng hiện tại chứng khoán đang nhận được sự hỗ trợ từ sự sụt giảm mạnh của đồng yên so với đồng USD”.

Các nhà sản xuất ô tô và xe máy đã tăng điểm trong bối cảnh đồng yên giảm nhanh xuống mức thấp hơn bao giờ hết trong hai thập kỷ so với đồng USD, thúc đẩy giá trị doanh số bán hàng của Mỹ.

Theo đó, cổ phiếu của Yamaha dẫn đầu với mức tăng 3,19%, trong khi Mitsubishi Motors tăng 2,75% và Subaru tăng 2,13%. Toyota tăng 0,4%.

Cổ phiếu các nhà sản xuất thiết bị chế tạo chip đã kéo lùi thị trường, với Tokyo Electron giảm 2,19% và Advantest mất 2,5%.

Ngoài ra, cổ phiếu vận tải biển sụt giảm do triển vọng kinh tế toàn cầu không chắc chắn, với Kawasaki Kisen giảm 11,13%, Mitsui OSK Lines giảm 7,74% và Nippon Yusen giảm 6,99%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, với các cổ phiếu tăng trưởng dẫn đầu đà đi xuống, sau khi các khu vực của Thượng Hải bắt đầu áp đặt các hạn chế phong tỏa kiềm chế Covid-19 mới.

Đóng cửa, Shanghai Composite mất 0,76% xuống 3.238,95 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,05% xuống 4.175,67 điểm.

Cư dân quận Minhang tại Thượng Hải đã được lệnh ở nhà trong hai ngày để kiểm soát rủi ro lây nhiễm dịch Covid-19, với các ca nhiễm mới trên toàn quốc cũng tăng nhẹ trong tuần.

Thông tin tích cực đến từ xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng với tốc độ hai con số trong tháng 5, cao hơn những kỳ vọng, trong khi nhập khẩu tăng lần đầu tiên sau ba tháng khi Thượng Hải và Bắc Kinh nới lỏng các hạn chế phong tỏa.

Để vực dậy niềm tin giữa các công ty đa quốc gia, các quan chức Thượng Hải đang tổ chức nhiều cuộc họp với các công ty nước ngoài và nới lỏng yêu cầu nhập cảnh quan trọng đối với người lao động ở nước ngoài.

Các cổ phiếu tăng trưởng, dẫn đầu sự phục hồi gần đây đã bị chốt lời, với cổ phiếu chất bán dẫn giảm 3,4% và các công ty năng lượng mới giảm 1,6%.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, theo đà giảm ở các thị trường châu Á khác và sự sụt giảm ở Phố Wall do lo ngại về lạm phát bù đắp cho sự lạc quan về triển vọng đối với các công ty công nghệ Trung Quốc.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,66% xuống 21.869,05 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,95% xuống 7.606,35 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc gần như không đổi, khi sự lạc quan từ dữ liệu xuất khẩu tốt dự kiến ​​từ Trung Quốc đã bù đắp cho những lo ngại xung quanh chỉ số lạm phát quan trọng của Mỹ sẽ được công bố vào cuối tuần.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm nhẹ 0,71 điểm, tương đương 0,03% xuống 2.625,44 điểm,

Trong số các đối thủ nặng ký, gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics giảm 0,15% và SK Hynix giảm 0,47%, trong khi nhà sản xuất pin LG Energy Solution mất 0,71%.

Kết thúc phiên 9/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 12,24 điểm (+0,04%), lên 28.246,53 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 24,84 điểm (-0,76%), xuống 3.238,95 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 145,54 điểm (-0,66%), xuống 21.869,05 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 0,71 điểm (-0,03%), xuống 2.625,44 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Khuyến khích mua bán, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng

Đây là nội dung trong Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025” vừa được Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phê duyệt..>> Chi tiết

- Dòng tiền vào chứng khoán: Ngập ngừng chờ tín hiệu tiền tệ

Áp lực từ nguy cơ lạm phát, lãi suất, trái phiếu doanh nghiệp, trong khi room tín dụng chờ được cấp mới... là các yếu tố đang kìm nén dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán..>> Chi tiết

- Quản chặt trái phiếu doanh nghiệp

Theo giới chuyên gia, việc nhận diện được kẽ hở trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ giúp các cơ quan chức năng vào cuộc mạnh mẽ hơn, thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh, bền vững trong tương lai..>> Chi tiết

- Các yếu tố vĩ mô đang hỗ trợ thị trường

Trong giai đoạn thiếu vắng thông tin từ doanh nghiệp, những tín hiệu lạc quan từ vĩ mô đang trở thành bệ đỡ cho thị trường chứng khoán..>> Chi tiết

- Bộ trưởng Năng lượng UAE dự báo giá dầu thô còn tiếp tục tăng

Trong phát biểu ngày 8/6, Bộ trưởng Năng lượng Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) Suhail Al Mazrouei cho rằng, giá dầu trong thời gian tới có thể tăng cao hơn do nhu cầu tăng từ Trung Quốc, trong khi OPEC+ sẽ khó đạt được mục tiêu đề ra về sản lượng..>> Chi tiết

Tin bài liên quan