Thị trường tài chính 24h: Một số nhóm ngành tăng tốt đã bắt đầu xuất hiện dấu hiệu phân phối đỉnh

Thị trường tài chính 24h: Một số nhóm ngành tăng tốt đã bắt đầu xuất hiện dấu hiệu phân phối đỉnh

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index tiếp tục giảm; Room tín dụng không được nhảy múa; “Mỏ neo” thông tin giữa vùng nhiễu động; Áp lực chốt lời “cổ phiếu ngược dòng” "Bão truyền thông" và chuyện bảo vệ cổ đông; Lạm phát là liều thuốc độc lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 21/6 giảm 50.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều này, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giảm 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 67,85 – 68,67 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm nhẹ 1,1 USD xuống mức 1.838,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng lùi bước và về dưới 1.835 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,35 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 21/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.087 đồng/USD, giảm 5 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.100 – 23.380 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua đứng ở 20.600 USD, thì sang phiên hôm nay đã có thời điểm nhích lên trên 21.300 USD, trước khi bị đẩy về dưới mốc 21.000 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,64 USD (+1,50%), lên 111,20 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,92 USD (+1,68%), lên 116,05 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index tiếp tục giảm

Thị trường mở cửa với mức giảm mạnh, VN-Index lùi sâu về ngưỡng 1.260 điểm. Lúc này, cầu bắt đáy được khởi động, đẩy chỉ số vượt qua tham chiếu. Dẫu vậy, do tâm lý thận trọng vẫn rất lớn nên chỉ số chủ yếu diễn biến giằng co trên tham chiếu mà không thể bứt phá.

Sau giờ nghỉ trưa, trong khi áp lực bán gia tăng, mà tâm lý cầm chừng vẫn chiếm ưu thế nên đà tăng của VN-Index nhanh chóng suy yếu và chỉ số nhanh chóng lùi qua tham chiếu và kết phiên trong sắc đỏ.

Cổ phiếu VNM phiên này là là bluechip hoạt động tốt nhất, khi có thời điểm tăng kịch trần, trước khi đóng cửa hạ nhiệt đôi chút, còn tăng 6,8%, thanh khoản lọt top 5 toàn thị trường với 348,6 tỷ đồng và gần 4,84 triệu cổ phiếu, cao nhất kể từ cuối tháng 3/2022.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 10,08 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 415,18 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 21/6: VN-Index giảm 7,93 điểm (-0,67%) về 1.172,47 điểm; HNX-Index giảm 3,3 điểm (+1,23%) về 264,62 điểm; UPCoM-Index giảm 0,41 điểm (-0,48%) về 85,3 điểm.

Chứng khoán Mỹ nghỉ giao dịch ngày thứ Hai/

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đã phục hồi từ mức thấp nhất trong ba tháng vào thứ Ba, khi tâm lý giới đầu tư tích cực nhờ sự gia tăng của các chỉ số tương lai chứng khoán Mỹ.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,84% lên 26.246,31 điểm. Chỉ số Topix tăng 2,05% lên 1,856,20 điểm.

Thị trường chứng khoán Mỹ, đóng cửa vào thứ Hai để nghỉ lễ và có vẻ sẽ tăng, với hợp đồng tương lai e-mini của S&P 500 tăng 1,47%. Chứng khoán châu Âu tăng điểm qua đêm, với chỉ số STOXX 600 tăng 1%.

Phiên này, cổ phiếu chu kỳ tăng trở lại sau phiên giảm hôm thứ Hai, với Japan Airlines và đối thủ ANA Holdings lần lượt tăng 3,42% và 2,88%.

Công nghệ cũng có một số cổ phiếu chiến thắng lớn, với Tập đoàn Sony tăng 3,99%, trong khi nhà đầu tư khởi nghiệp SoftBank Group tăng 2,88%.

Các nhà sản xuất thiết bị chế tạo chip Tokyo Electron và Advantest tăng lần lượt là 2,55% và 2,38%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm nhẹ, trong một phiên giao dịch chủ yếu là giằng co quanh tham chiếu với biên độ hẹp.

Đóng cửa, Shanghai Composite mất 0,26% xuống 3.306,72 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,11% xuống 4.325,57 điểm.

“Trung Quốc đang trên đà phục hồi kinh tế, mang đến một thời điểm thuận lợi cho thị trường chứng khoán. Tốc độ phục hồi phụ thuộc vào sự thay đổi trong chính sách và chúng tôi đang chờ dữ liệu kinh tế dự kiến ​​vào tháng 6 và tháng 7 để xem xét thêm", Max Luo, Giám đốc Phân bổ Tài sản Trung Quốc tại UBS Asset Management cho biết.

Chỉ số CSI300 đã phục hồi khoảng 15% từ mức đáy gần đây vào cuối tháng 4, do hoạt động giao dịch tăng lên. Giá trị giao dịch của chứng khoán Trung Quốc đạt mức 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (149 tỷ USD) trong phiên thứ 8 liên tiếp.

Chứng khoán Hồng Kông tăng phiên thứ ba liên tiếp, khi Trung Quốc phục hồi sau tác động của đợt bùng phát Covid-19.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,87% lên 21.559,59 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 2,03% lên 7.549,58 điểm.

Thị trường nhận được động lực tích cực từ các công ty công nghệ khổng lồ, khi tăng 2,2%, với Tencent Holdings tăng 2,8%.

Các ngành khác cũng hỗ trợ như chăm sóc sức khỏe tăng hơn 5% và tài chính tăng 2,4%.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng, chủ yếu do các nhà đầu tư tổ chức mua bắt đáy sau khi thị trường đã giảm xuống mức thấp nhất trong 19 tháng trong phiên trước đó.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 17,90 điểm, tương đương 0,75% lên 2.408,93 điểm, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ đầu tháng 11/2020 vào thứ Hai.

Trong số các dữ liệu kinh tế quan trọng, xuất khẩu của Hàn Quốc trong 20 ngày đầu tháng 6 giảm 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu tăng 21,1%, khiến cán cân thương mại thâm hụt 7,64 tỷ USD.

Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc dự kiến ​​lạm phát sẽ cao hơn dự báo trước đó và cho biết họ đánh giá chặt chẽ để xác định xem liệu việc tăng lãi suất 0,5% vào tháng 7 có phù hợp hay không.

Kết thúc phiên 21/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 475,09 điểm (+1,84%), lên 26.246,31 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 8,71 điểm (-0,26%), xuống 3.306,72 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 395,68 điểm (+1,87%), lên 21.559,59 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 17,90 điểm (+0,75%), lên 2.408,93 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Room tín dụng không được nhảy múa

TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế chia sẻ quan điểm liên quan đến câu chuyện kiểm soát và khống chế lạm phát..>> Chi tiết

- “Mỏ neo” thông tin giữa vùng nhiễu động

Báo chí Việt Nam đang trải qua giai đoạn cạnh tranh và áp lực buộc phải thay đổi ngày càng quyết liệt. Vì sao vậy?..>> Chi tiết

- Áp lực chốt lời “cổ phiếu ngược dòng”

Các cổ phiếu ngành phân bón, thuỷ sản, vận tải - logistics, nhóm đi ngược xu hướng thị trường thời gian qua bắt đầu xuất hiện dấu hiệu phân phối đỉnh, áp lực chốt lời gia tăng..>> Chi tiết

- "Bão truyền thông" và chuyện bảo vệ cổ đông

Khi doanh nghiệp niêm yết gặp khủng hoảng truyền thông, hệ lụy đầu tiên là thị giá cổ phiếu sụt giảm, thậm chí giảm sàn liên tục..>> Chi tiết

- CEO Deutsche Bank: Lạm phát là liều thuốc độc lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu

Theo Christian Sewing, Giám đốc điều hành Deutsche Bank, châu Âu và Mỹ phải đối mặt với khả năng suy thoái cao do các ngân hàng trung ương buộc phải mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lại lạm phát..>> Chi tiết

Tin bài liên quan