Thị trường tài chính 24h: Nhiều yếu tố tích cực có thể hỗ trợ chứng khoán tháng 12

Thị trường tài chính 24h: Nhiều yếu tố tích cực có thể hỗ trợ chứng khoán tháng 12

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index nhích lên 1.050 điểm; Nới cho vay không dễ; Câu chuyện của dòng tiền; Kịch bản tích cực, VN-Index quay trở lại vùng 1.180 - 1.200; Cơ chế trần giá dầu làm tăng thêm áp lực tài chính đối với Nga…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 8/12 tăng 100.000 đồng/lượng so với ngày hôm qua, thì vào cuối ngày đã tăng thêm 150.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 66,35 – 67,17 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 15,3 USD lên mức 1.786,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và rung lắc quanh 1.785 USD/ounce cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 105,37 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 8/12 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.659 đồng/USD, giảm 1 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.600 – 23.880 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giằng co nhẹ quanh 16.800 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục xu hướng này cho đến cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,79 USD (+1,10%), lên 72,80 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,64 USD (+0,83%), lên 77,81 USD/thùng.

VN-Index lên 1.050 điểm

Thị trường quay trở lại xu hướng đi lên ngay khi giao dịch trở lại trong phiên chiều. Dù vậy, sức bật thấp và ngay khi tăng nhẹ lên trên 1.070 điểm, áp lực bán đã gia tăng ở nhóm bluechip khiến VN-Index rơi dần và về gần 1.045 điểm trước khi bật nhẹ lên trên 1.050 điểm ở những phút cuối.

Nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng phần lớn cũng đã hạ độ cao so với cuối phiên sáng, ngoại trừ bộ ba STB, TCB và EIB vẫn giữ giá trần.

Một số mã giữ được mức tăng cao như LPB +6,2%, TPB +5%, VPB +4,9% lên, HDB +3,8%, MSB +3,8%, SHB +3,3%...

Nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán là nhóm giữ được sức mạnh đến cuối ngày, với SSI, VIX, VND, AGR, APG, HCM, CTS, FTS, VCI đứng vững ở sắc tím.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 21,52 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng 615,91 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 8/12: VN-Index tăng 9,51 điểm (+0,91%), lên 1.050,53 điểm; HNX-Index tăng 5,44 điểm (+2,59%), lên 215,37 điểm; UpCoM-Index tăng 1,17 điểm (+1,67%), lên 71,62 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall chật vật tìm hướng đi trong phiên ngày thứ Tư (7/12), do lo ngại ngày càng tăng rằng việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed có thể gây ra suy thoái kinh tế và ảnh hưởng đến thu nhập của các doanh nghiệp.

Những người tham gia thị trường tiền tệ nhìn thấy 91% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất cơ bản thêm 0,5% lên 4,25%-4,5% trong cuộc họp sắp diễn ra trong vài ngày tới và dự báo lãi suất đạt đỉnh vào tháng 5/2023 ở mức 4,93%.

Kết thúc phiên 7/12, chỉ số Dow Jones tăng 1,58 điểm (+0,00%), lên 33.597,92 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 7,34 điểm (-0,19%), xuống 3.933,92 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 56,34 điểm (-0,51%), xuống 10.958,55 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, bị đè nặng bởi kết quả yếu kém của Phố Wall đêm qua do những lo ngại về kinh tế suy thoái.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,4% xuống 27.574,43 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,35% xuống 1.941,50 điểm.

“Các nhà đầu tư lo lắng về triển vọng kinh tế và doanh nghiệp toàn cầu, sau những bình luận từ các giám đốc điều hành của Goldman Sachs và JP Morgan,” Maki Sawada, chiến lược gia tại Nomura Securities nói trong một cuộc họp báo về thị trường.

Những bình luận lạc quan từ các giám đốc điều hành hàng đầu tại các ngân hàng lớn nhất của Mỹ đã làm náo loạn thị trường, với Goldman Sachs Group Inc, JPMorgan Chase & Co và Bank of America Corp cho biết một cuộc suy thoái nhẹ có thể sẽ xảy ra ở phía trước.

Tại Nhật Bản, nhà sản xuất thiết bị sản xuất chip Tokyo Electron mất 0,94%, nhà sản xuất thiết bị âm thanh và trò chơi Sony Group giảm 1,93% và nhà sản xuất robot Fanuc giảm 0,6%.

Trái lại, SoftBank Group đã tăng 2,15% và hỗ trợ lớn nhất cho Nikkei 225, sau khi Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tỷ phú Masayoshi Son đã nâng tỷ lệ sở hữu lên 34%, đưa ông tiến gần hơn đến việc mua lại tập đoàn.

Chứng khoán Trung Quốc giảm nhẹ, khi giới đầu tư tiếp tục chốt lời sau những thay đổi sâu rộng nhất của Trung Quốc đối với chế độ kiên quyết Zero Covid kể từ khi đại dịch bắt đầu cách đây ba năm.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,07% xuống 3.197,35 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng nhẹ 0,02% lên 3.959,18 điểm.

Việc nới lỏng các quy định về COVID của Trung Quốc, bao gồm việc cho phép những người nhiễm bệnh có triệu chứng nhẹ được cách ly tại nhà và bỏ xét nghiệm đối với những người đi du lịch trong nước, là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Bắc Kinh đang xoay trục từ chính sách Zero COVID để cho phép mọi người sống chung với căn bệnh này.

Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc tăng gần 3% để dẫn đầu thị, sau khi Ngân hàng Truyền thông Trung Quốc (BoCom) cho biết họ đã ký thỏa thuận hỗ trợ tám công ty bất động sản.

Tuy nhiên, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và công ty công nghệ thông tin lần lượt mất 0,7% và 1,3%.

Chứng khoán Hồng Kông tăng vọt sau khi RTHK đưa tin rằng chính quyền thành phố có thể nới lỏng hơn nữa các biện pháp hạn chế Covid-19.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 3,38% lên 19.450,23 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 3,63% lên 6.666,77 điểm.

Các gã khổng lồ công nghệ niêm yết tại Hồng Kông đã tăng 6,6% lên mức cao nhất kể từ tháng 9, với nền tảng video Bilibili Inc tăng 22% và Alibaba Health Information Technology tăng 16%.

Các nhà điều hành sòng bạc Macau cũng dẫn đầu thị trường, với mức tăng 12,2%, đưa mức tăng trong quý cuối năm này lên lên 46,5%.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm phiên thứ năm liên tiếp vào thứ Năm, do Phố Wall suy yếu đêm qua và các nhà sản xuất pin thua lỗ nặng.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 11,73 điểm, tương đương 0,49% xuống 2.371,08 điểm.

Chỉ số này ghi nhận mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 4/11 và chuỗi giảm điểm dài nhất kể từ cuối tháng 8.

Nhà sản xuất pin LG Energy Solution đã giảm 5,68% trong phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ ngày 23/9, sau khi khách hàng của họ là Tesla cắt giảm sản xuất tại Trung Quốc. Công ty mẹ LG Chem giảm 1,33%, trong khi các nhà sản xuất pin khác Samsung SDI và SK Innovation lần lượt giảm 2,12% và 0,61%.

Kết thúc phiên 8/12: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 111,97 điểm (-0,40%), xuống 27.574,43 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 2,27 điểm (-0,0,7%), xuống 3.197,35 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 635,41 điểm (+3,38%), lên 19.450,23 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 11,73 điểm (-0,49%), xuống 2.371,08 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Nới cho vay không dễ

Nhiều ý kiến cho rằng, Ngân hàng Nhà nước nên nới hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng để giải tỏa tình trạng căng thẳng nguồn vốn cho nền kinh tế, nhưng cơ quan quản lý có lý do để cẩn trọng trong việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng năm 2022..>> Chi tiết

- Câu chuyện của dòng tiền

Trái ngược với năm 2021, thị trường chứng khoán năm 2022 là “một năm buồn” với nhà đầu tư..>> Chi tiết

- BSC: Kịch bản tích cực, VN-Index quay trở lại vùng 1.180 - 1.200 điểm trong tháng 12

Với nhiều yếu tố tích cực có thể hỗ trợ thị trường trong tháng cuối năm, BSC dự báo thanh khoản dao động ở mức 0,6 - 0,7 tỷ USD/phiên khi VN-Index hướng đến vùng 1.180 - 1.200 điểm.>> Chi tiết

- Cơ chế trần giá dầu làm tăng thêm áp lực tài chính đối với Nga

Những hạn chế mới của phương Tây đối với dầu thô của Nga có thể không ảnh hưởng đến ngân sách công của Nga ngay lập tức, nhưng chúng sẽ gây thêm áp lực tài chính đe dọa ngành công nghiệp dầu mỏ đang bị trừng phạt của nước này..>> Chi tiết

Tin bài liên quan