Thị trường tài chính 24h: Tâm điểm của 2023 có thể là sự tăng lên của tỷ lệ thất nghiệp

Thị trường tài chính 24h: Tâm điểm của 2023 có thể là sự tăng lên của tỷ lệ thất nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index tăng lên trên 1.015 điểm; Lợi nhuận ngân hàng “chậm lại”; Nhận diện yếu tố thay đổi; Những chính sách kinh tế mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 1/2023; Cuộc chiến thương mại toàn cầu sẽ chuyển hướng…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 28/12 không đổi so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày đã tăng 100.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 65,90 – 66,72 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 15,3 USD lên 1.813,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng vọt lên 1.810 USD, nhưng đã rơi nhẹ xuống dưới ngưỡng này vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,24 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 28/12 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.620 đồng/USD, giảm 4 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.430 – 23.750 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về 16.700 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục lùi bước về 16.500 USD và giằng co cho đến cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,42 USD (-0,53%), xuống 79,11 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,53 USD (-0,63%), xuống 83,80 USD/thùng.

VN-Index tiếp tục tăng

Sự thận trọng của cả bên mua và bên bán và áp lực phân hóa rõ nét giữa các bluechip khiến thị trường giằng co nhẹ quanh tham chiếu trong phiên sáng.

Bước sang phiên chiều, trong khi VCB hạ nhiệt thì BID, CTG, VPB, hay LPB, EIB, OCB cũng đảo chiều ngoạn mục.

Từ nhóm ngân hàng, sắc xanh lan tỏa ra các nhóm khác, kéo VN-Index tăng vọt lên trên mốc 1.020 điểm trước khi hạ nhiệt trong những phút cuối phiên, nhưng vẫn đóng cửa vượt qua được ngưỡng cản đầu tiên là đường MA50 sau nhiều lần thất bại trong vài phiên qua.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 8,81 triệu đơn vị, giá trị mua ròng đạt 349,04 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 28/12: VN-Index tăng 11,09 điểm (+1,10%), lên 1.015,66 điểm; HNX-Index tăng 2,9 điểm (+1,43%), lên 206,04 điểm; UPCoM-Index giảm 0,12 điểm (-0,18%), xuống 70,4 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall biến động nhẹ trong phiên thứ Ba (27/12) khi lợi suất trái phiếu tăng và nhà đầu tư cân nhắc triển vọng kinh tế năm 2023.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm cuối phiên tăng 0,11% lên 3,85%. Cổ phiếu Apple là một trong những cổ phiếu đáng chú ý nhất khi giảm 1,4% và xuống mức thấp chưa từng thấy kể từ tháng 6/2021.

Chứng khoán Mỹ đang hướng đến ghi nhận năm giảm mạnh nhất kể từ năm 2008, với Dow Jones và S&P 500 lần lượt sụt 8,5% và 19,7% từ đầu năm 2022 đến nay, còn Nasdaq Composite bốc hơi 33,8%.

Kết thúc phiên 27/12, chỉ số Dow Jones tăng 37,63 điểm (+0,11%), lên 33.241,56 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 15,57 điểm (-0,40%), xuống 3.829,25 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 144,64 điểm (-1,38%), xuống 10.353,23 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, bị đè nặng bởi đà sự sụt giảm qua đêm của cổ phiếu chip toàn cầu và lo ngại về tình hình Covid-19 của Trung Quốc.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,41% xuống 26.340,50 điểm. Chỉ số này đã mất khoảng 8,5% từ đầu năm đến nay, bao gồm cả mức giảm 5,9% trong tháng 12.

Chỉ số Topix giảm 0,06% xuống 1.909,02 điểm.

Sự sụt giảm cổ phiếu của nhà điều hành cửa hàng Uniqlo Fast Retailing và SoftBank ảnh hưởng nhiều nhất đến Nikkei 225, với cổ phiếu Softbank chạm mức thấp nhất trong hai tháng.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi các nhà đầu tư cân nhắc việc Trung Quốc dỡ bỏ hầu hết các quy tắc chống Covid-19 để mở cửa hoàn toàn nền kinh tế.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,26% xuống 3.087,40 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,43% xuống 3.871,26 điểm.

Các bệnh viện và nhà tang lễ ở Trung Quốc chịu áp lực nặng nề khi làn sóng nhiễm Covid-19 dâng cao làm cạn kiệt nguồn lực. Thực trạng này diễn ra khi Trung Quốc cho biết sẽ ngừng yêu cầu khách du lịch trong nước phải cách ly bắt đầu từ ngày 8 tháng 1, trong một bước quan trọng hướng tới nới lỏng các hạn chế ở biên giới.

“Chúng tôi coi các biện pháp mới này của Trung QUốc là một bước quan trọng hướng tới việc mở cửa trở lại hoàn toàn, nhưng thận trọng về những thách thức gia tăng đối với hệ thống y tế của Trung Quốc trong thời gian tới,” các nhà phân tích của Goldman Sachs lưu ý.

Chứng khoán Hồng Kông tăng khi giao dịch trở lại sau kỳ nghỉ lễ Giáng sinh, khi nối chân Đại lục hủy bỏ các quy tắc nghiêm ngặt chống Covid-19.

Lãnh đạo thành phố John Lee cho biết Hồng Kông sẽ hủy bỏ các quy tắc nghiêm ngặt chống Covid-19, nghĩa là những người đến sẽ không cần phải thực hiện các xét nghiệm PCR bắt buộc nữa.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,56% lên 19.898,91 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,95% lên 6.772,76 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc lao dốc, do hiệu ứng ngày không hưởng quyền trả cổ tức và sự sụt giảm nghiêm trọng của các nhà sản xuất chip lớn cũng như các nhà sản xuất pin.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 52,34 điểm, tương đương 2,24% xuống 2.280,45 điểm.

“Mức giảm 1,56% trong chỉ số chuẩn được ước tính là do ảnh hưởng của ngày không hưởng quyền chia cổ tức, trong khi phần còn lại là do ảnh hưởng bởi sự suy yếu của cổ phiếu công nghệ ở Phố Wall đêm qua,” Lee Kyoung-min, nhà phân tích tại Daishin Securities, cho biết.

Thứ Năm sẽ là ngày giao dịch cuối cùng trong năm nay đối với thị trường tài chính Hàn Quốc.

Các nhà sản xuất chip Samsung Electronics và SK Hynix lần lượt giảm 2,58% và 1,3%, theo dõi các khoản lỗ của các công ty cùng ngành tại Mỹ chỉ sau một đêm.

Nhà sản xuất pin LG Energy Solution đã giảm 4,49% sau khi khách hàng của họ là Tesla giảm hơn 10% do kế hoạch giảm lịch trình sản xuất tại nhà máy ở Thượng Hải vào tháng tới. Các công ty cùng ngành Samsung SDI và SK Innovation lần lượt giảm 3,37% và 2,8%.

Kết thúc phiên 28/12: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 107,37 điểm (-0,41%), xuống 26.340,50 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 8,17 điểm (-0,26%), xuống 3.087,40 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 305,85 điểm (+1,56%), lên 19.898,91 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 52,34 điểm (-2,24%), xuống 2.280,45 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Lợi nhuận ngân hàng “chậm lại”

Có nhiều yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh khiến tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng quý IV/2022 chậm lại, dù hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng được nới..>> Chi tiết

- Nhận diện yếu tố thay đổi

Nếu như tâm điểm kinh tế và thị trường năm 2022 là sự tăng mạnh của lạm phát và lãi suất, thì tâm điểm của 2023 có thể là sự tăng lên của tỷ lệ thất nghiệp..>> Chi tiết

- Những chính sách kinh tế mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 1/2023

Từ ngày 1/1/2023, một số chính sách liên quan đến kinh tế như tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm chủ động phát triển sản phẩm; Hải Phòng giảm 50% phí hạ tầng cảng biển; Quy định mới về lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở áp dụng trong năm 2023... sẽ có hiệu lực thi hành..>> Chi tiết

- Cuộc chiến thương mại toàn cầu sẽ chuyển hướng

Cuộc chiến thương mại toàn cầu sẽ chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang kim loại và nguyên liệu thô..>> Chi tiết

Tin bài liên quan