Thoái vốn “ông lớn”:

Cách nào để hiệu quả?

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục bán vốn tại Sabeco, Habeco và bán cổ phần của SCIC tại 10 doanh nghiệp


Với giá trị thị trường lên tới hàng chục tỷ USD, thuộc khối tài sản khổng lồ mà Nhà nước đang quản lý, cả trước, trong và sau quá trình bán vốn tại Vinamilk, Sabeco, Habeco… đều thu hút sự quan tâm của công chúng.

Bán theo lô hay xé lẻ?

Việc bán cổ phần thông qua đấu giá rộng rãi đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo, song với các quy định hiện nay, giới đầu tư đang phấp phỏng dõi theo phương thức bán cổ phần của từng doanh nghiệp.

Phương thức bán cổ phần theo lô đang được kỳ vọng. Ưu điểm của cách bán này là Nhà nước có thể bán được toàn bộ số cổ phần muốn bán cho các nhà đầu tư mục tiêu vì mỗi nhà đầu tư phải đăng ký mua toàn bộ số cổ phần chào bán theo lô.

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2015 và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2016 của các doanh nghiệp

Thực tế ở một số doanh nghiệp trước đây Nhà nước không thực hiện bán cổ phần theo lô, các nhà đầu tư chỉ mua vào một số lượng cổ phiếu nhất định đủ để có tiếng nói quyết định tại doanh nghiệp nên Nhà nước không thoái được hết vốn. Với số cổ phần còn lại rất thấp, Nhà nước sau đó đã trở thành cổ đông nhỏ lẻ bất đắc dĩ tại các doanh nghiệp. Ví dụ, 0,02% tại Nhiệt điện Phả Lại; 1,06% tại CTCP Kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam. Việc quản lý số cổ phần này vừa mệt mỏi, vừa tốn kém.

Về vấn đề này, lãnh đạo một tổng công ty cho biết, dù tỷ lệ cổ phần mà tổng công ty còn tại doanh nghiệp chỉ vỏn vẹn vài nghìn đơn vị, thị giá xấp xỉ 10.000 đồng/cổ phần, nhưng theo quy chế quản lý vốn nhà nước, tổng công ty vẫn phải cử cán bộ theo dõi, cập nhật thông tin về doanh nghiệp và tổng hợp trong các báo cáo định kỳ, tham dự các kỳ đại hội đồng cổ đông của doanh nghiệp.

Quan điểm thoái vốn nhà nước là đấu giá công khai, minh bạch, không hạn chế các nhà đầu tư tham gia

Trong khi đó, tỷ lệ này quá nhỏ để cổ đông nhà nước có tiếng nói trong doanh nghiệp. Do đây là cổ phần của doanh nghiệp chưa niêm yết, nên nếu muốn bán tiếp, tổng công ty phải thực hiện đúng quy trình, tương tự như một đợt thoái vốn lớn và phải tổ chức bán đấu giá công khai.

Nhưng phương thức bán cổ phần theo lô cũng có những điểm hạn chế. Theo Quyết định 41/2015/QĐ-TTg, trước khi thực hiện việc bán cổ phần theo lô, chủ sở hữu vốn quyết định ban hành tiêu chí nhà đầu tư được tham gia mua cổ phần. Lấy ví dụ trường hợp Vinamilk, với tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại doanh nghiệp này hiện là gần 45%, giá trị thị trường của lô cổ phiếu lên tới trên 3 tỷ USD. Nếu bán cả lô lớn như vậy, liệu có bao nhiêu nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính để tham gia?

Ông Mai Tiến Dũng

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

“Những ngành nghề mà khu vực tư nhân trong và ngoài nước làm tốt, Nhà nước sẽ thoái vốn”

Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về chủ trương tiếp tục bán vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp lớn mới đây, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ không đi bán bia, bán sữa…

Điều đó hàm ý rằng, những ngành nghề mà khu vực tư nhân trong và ngoài nước làm tốt thì Nhà nước sẽ thoái vốn, để lấy nguồn thu này tập trung đầu tư các dự án then chốt, có sức lan tỏa lớn đến phát triển kinh tế.

Quan điểm thoái vốn nhà nước là phải đấu giá công khai, minh bạch, không hạn chế các nhà đầu tư tham gia mua cổ phần mà Nhà nước thoái vốn. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Sabeco và Habeco sẽ niêm yết trên sàn chứng khoán trước khi thoái vốn nhà nước, nhằm minh bạch thông tin hoạt động của doanh nghiệp, nhất là thông tin về tài chính, để trên cơ sở đó định hình giá giao dịch cổ phiếu trên thị trường, làm cơ sở tham chiếu cho xây dựng giá thoái vốn.

Tuy nhiên, giá giao dịch trên sàn chỉ là một nguồn để tham chiếu, việc chốt mức giá thoái vốn nhà nước còn căn cứ vào giá do đơn vị tư vấn xây dựng, vào sức cầu trên thị trường…

...hiện/ẩn

Thậm chí, nếu chia số cổ phần trên thành nhiều lô nhỏ hơn, số tiền để nhà đầu tư bỏ ra mua mỗi lô cũng rất lớn, lên tới vài trăm triệu USD. Như vậy, các nhà đầu tư khác sẽ không có cơ hội tham gia mua cổ phần Vinamilk, đặc biệt là các nhà đầu tư nội. Tính đại chúng của doanh nghiệp sau khi Nhà nước thoái vốn cũng khó đảm bảo.

Đáng chú ý, nhà đầu tư mua cổ phần theo lô phần lớn đều có mục tiêu thâu tóm, sở hữu cổ phần chi phối doanh nghiệp. Đây là lo ngại lớn nhất khi Nhà nước thoái vốn tại các doanh nghiệp đầu ngành, những doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong chỉ đạo về việc thoái vốn tại các doanh nghiệp lớn đã nêu rõ: phải có phương án giữ thương hiệu của doanh nghiệp.

Nhìn nhận về câu chuyện này, đại diện Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội cho rằng, những doanh nghiệp như Vinamilk, Sabeco, Habeco, Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền Phong… đều là các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, có lợi thế đầu ngành, vì vậy không quá lo ngại về việc cổ phần đưa ra đấu giá sẽ “ế”. Hơn nữa, nếu đấu giá rộng rãi, nhiều nhà đầu tư tham gia, các nhà đầu tư nước ngoài muốn mua cổ phần số lượng lớn sẽ đăng ký nhiều, số lượng cổ phần đăng ký mua do đó rất lớn, đẩy giá trúng lên cao, giúp Nhà nước thu được lợi ích tối đa.

Tổng giám đốc một công ty quản lý quỹ

“Giá cổ phiếu trên sàn ít có tính tin cậy để tham chiếu cho thoái vốn Nhà nước”

Thực tế cho thấy, giá cổ phiếu trên sàn hoặc là phản ánh quá thấp, hoặc quá cao so với giá trị thực của doanh nghiệp.

Do đó, việc thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp lớn mà lấy giá cổ phiếu trên sàn để làm cơ sở tham chiếu cho xây dựng mức giá thoái vốn sẽ ít có tính tin cậy.

Với các nhà tư vấn, kể cả nhà tư vấn nước ngoài, việc tư vấn để đưa ra phương án xác định giá trị doanh nghiệp, cũng như giá cổ phiếu để Nhà nước tiến hành thoái vốn là không đơn giản. Bởi việc này không chỉ dựa vào giá trị sổ sách, giá cổ phiếu thực tế trên sàn, mà còn tính tới nhiều yếu tố để đảm bảo mang lại lợi ích tối ưu cho Nhà nước, nhưng đồng thời bên mua chấp nhận được mức giá đó.

Tuy nhiên, thúc đẩy các doanh nghiệp sau cổ phần hóa như Sabeco, Habeco lên niêm yết là rất cần thiết, hỗ trợ quá trình thoái vốn diễn ra minh bạch. Vì khi lên niêm yết, các doanh nghiệp sẽ phải minh bạch thông tin theo chuẩn cao hơn khi còn là công ty đại chúng.

Hơn nữa, nếu trì hoãn không lên sàn thì không chỉ gây thất vọng cho các nhà đầu tư đã tham gia mua cổ phiếu khi doanh nghiệp chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), mà còn làm mất niềm tin của giới đầu tư đối với đợt IPO của những doanh nghiệp khác.

...hiện/ẩn

Chia sẻ quan điểm này, ông Tống Minh Tuấn, Giám đốc Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) - Chi nhánh miền Nam cho rằng, việc bán vốn tại các doanh nghiệp có nền tảng kinh doanh tốt, đều thuận lợi và thu hút được sự quan tâm của giới đầu tư. Bên cạnh sức cầu mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài, ở thời điểm này, nhiều nhà đầu tư nội đang mạnh lên, không những về quy mô mà còn cả sự phân hóa trong sự tăng trưởng và phát triển.

Nhà đầu tư tư nhân trong quá trình lớn mạnh của mình luôn khát khao nguồn lực mà các doanh nghiệp nhà nước có được do có lợi thế về quỹ đất, kinh nghiệm vận hành và những ưu thế khác từ vị thế Nhà nước mang lại.

Ông Đỗ Thắng Hải

Thứ trưởng Bộ Công thương

“Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo Sabeco và Habeco thực hiện niêm yết”

Tại Habeco, hiện Nhà nước nắm giữ 81,79% vốn điều lệ, người lao động nắm 0,56% và các cổ đông khác sở hữu 1,88%, nhà đầu tư chiến lược Carlsberg nắm giữ 15,77% và Thủ tướng Chính phủ đã cho phép bán thêm 5,77% cho nhà đầu tư chiến lược này. Tại Sabeco, cổ phần do Nhà nước hiện nắm giữ là 89,59% vốn điều lệ.

Do quy mô vốn của Habeco và Sabeco khác nhau, nên lộ trình thoái vốn sẽ khác nhau. Dự kiến, với Habeco, sẽ thoái toàn bộ vốn thuộc sở hữu Nhà nước (81,79%), tương đương 9.000 tỷ đồng trong năm 2016.

Đối với Sabeco, do vốn lớn, nên Bộ Công thương đề nghị thoái vốn nhà nước theo 2 đợt. Đợt 1, bán 53,59% vốn điều lệ, tương đương 24.000 tỷ đồng trong năm 2016. Đợt 2, bán 36% vốn còn lại, tương đương 16.000 tỷ đồng trong năm 2017, sau khi Sabeco đã thực hiện niêm yết trên sàn chứng khoán.

Về giá bán, sẽ thuê đơn vị tư vấn độc lập có kinh nghiệm và có thể là tư vấn nước ngoài theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trong trường hợp Habeco và Sabeco đã niêm yết, có thể lấy giá giao dịch trên sàn để tham chiếu khi xem xét xác định giá khởi điểm để đấu giá.

Về đối tượng mua, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, không phân biệt thành phần kinh tế, ngành nghề kinh doanh đều có thể tham gia đấu giá.

Thủ tướng Chính phủ tiếp tục giao Bộ Công thương tổ chức triển khai thoái vốn để kế thừa công việc đang thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Trước mắt, Bộ sẽ chỉ đạo Habeco và Sabeco thực hiện niêm yết cổ phiếu theo đúng quy định pháp luật. Sau đó, Thường trực Chính phủ sẽ họp và có chỉ đạo, nhưng vẫn phải có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thì Bộ Công thương mới triển khai các công việc để thực hiện thoái vốn.

...hiện/ẩn

Do đó, thay vì thành lập một doanh nghiệp từ đầu, họ có xu hướng mua lại các doanh nghiệp mà Nhà nước thoái vốn để rút ngắn quá trình phát triển này. Khi nhu cầu gia tăng, sẽ có nhiều nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cao. Vì thế, việc bán cổ phần theo lô nên áp dụng ở những doanh nghiệp mà Nhà nước nắm tỷ lệ vốn nhỏ, chẳng hạn dưới 30%, với tỷ lệ lớn hơn, nên tổ chức rộng rãi cho các nhà đầu tư tham gia.

Tiền thu được làm gì?

Rõ ràng là Nhà nước sẽ rất khó và gần như không thể tìm kiếm được những doanh nghiệp có thể tạo ra hiệu quả kinh doanh cao (từ đó được hưởng cổ tức cao) như Vinamilk, FPT Telecom, Nhựa Bình Minh… Đây đều là các doanh nghiệp “trong mơ” và là đích kiếm tìm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, cả đầu tư tài chính và đầu tư chiến lược. Bán những “bò sữa” như vậy, tiền phải được sử dụng như thế nào để tạo ra những “mỏ vàng” mới. Đó chính là điều mà người dân và giới chuyên gia kinh tế đang quan tâm.

Theo một tính toán của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), đến cuối năm 2016, nợ công của Việt Nam có thể ở mức 2.993.335 tỷ đồng, bằng 64,4% GDP, trong đó nợ công năm 2016 dự kiến là 385.375 tỷ đồng.

Theo Quyết định số 1011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính về kế hoạch vay trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ năm 2016, tổng kế hoạch vay nợ của Chính phủ là 452.000 tỷ đồng, trong đó vay để đảo nợ là 95.000 tỷ đồng, bảo lãnh là 85.025 tỷ đồng. Chính phủ nhiệm kỳ trước từng có kế hoạch huy động 3 tỷ USD từ nước ngoài để đảo nợ.

Ông Nguyễn Duy Hưng

Chủ tịch Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI)

“Hãy để mọi nhà đầu tư đều có cơ hội mua doanh nghiệp tốt”

Việc bán cổ phần nhà nước ở những công ty hàng đầu như Vinamilk, Sabeco, Habeco... nên thực hiện thống nhất theo một hình thức là đấu giá công khai qua thị trường chứng khoán, chứ không nên bán thỏa thuận kết hợp với bán đấu giá.

Việc này vừa tạo cơ hội cho mọi nhà đầu tư tham gia đầu tư sở hữu doanh nghiệp, vừa giúp Nhà nước tối đa hóa lợi ích từ bán vốn, đồng thời giúp doanh nghiệp chào bán mở rộng mức độ đại chúng hóa, từ đó tăng thêm sự giám sát của xã hội đối với hoạt động của doanh nghiệp.

Với Nhà nước, phương án này sẽ xoá bỏ được nguy cơ “bắt tay” của các nhóm lợi ích làm thất thoát tài sản nhà nước trong quá trình bán vốn thông qua việc giới hạn các nhà đầu tư theo ý muốn chủ quan của những người trực tiếp thực hiện.

Trong việc chọn cách bán, điều quan trọng nhất là cần tính đến hiệu quả tổng thể, để doanh nghiệp sau đó tiếp tục vững mạnh và phát triển cao hơn. Có 2 điểm cần giữ và tiếp tục xây dựng khi Nhà nước thoái vốn tại các doanh nghiệp đầu ngành: một là thương hiệu Việt mà các doanh nghiệp hàng đầu đã tạo dựng được; hai là cơ cấu Hội đồng quản trị đủ mạnh để tiếp tục lãnh đạo doanh nghiệp vững bước trên thương trường.

Tại thời điểm bán vốn, Nhà nước sẽ thu được khoản tiền từ thoái vốn. Đó là mục tiêu quan trọng. Tuy nhiên, quan trọng không kém là cần tạo môi trường buộc doanh nghiệp hoạt động minh bạch, giúp doanh nghiệp hiệu quả hơn, nộp thuế cho ngân sách nhiều hơn và phần lãi cho số cổ phần mà Nhà nước còn nắm giữ cũng sẽ cao hơn.

...hiện/ẩn

Liệu số tiền thu được từ thoái vốn doanh nghiệp nhà nước lớn tới đây có thể được dùng để đảo nợ? 7 tháng đầu năm 2016, Chính phủ đã huy động được 207.379 tỷ đồng trái phiếu, bằng 83% kế hoạch năm (kế hoạch điều chỉnh tăng thêm 30.000 tỷ đồng, lên 250.000 tỷ đồng). Kết quả này giúp Chính phủ nắm thế chủ động trong kế hoạch vay nợ năm 2016. Tuy nhiên, theo Quyết định 1011, Chính phủ vẫn cần huy động thêm 86.000 tỷ đồng từ Quỹ bảo hiểm xã hội và từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

Một địa chỉ khác của dòng tiền thoái vốn, theo giới chuyên gia, là phải dùng để đầu tư cho cơ sở hạ tầng, giúp giảm chi phí mà các doanh nghiệp Việt Nam phải oằn lưng gánh chịu bấy lâu nay. Ông Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế phân tích, hệ thống đường sá, cầu, cảng biển của Việt Nam hiện nay rất lạc hậu, trong khi thu phí cao.

Điều này khiến chi phí của doanh nghiệp đội lên cao, cộng vào giá thành sản phẩm. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến hàng hóa Việt Nam kém sức cạnh tranh. Do đó, Nhà nước đầu tư mới, nhưng nhất thiết phải có cơ chế giám sát, công khai, minh bạch thông tin để gia tăng hiệu quả đầu tư, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí.

Ông Tống Minh Tuấn

Giám đốc VCBS - Chi nhánh miền Nam

“Cần có lộ trình thoái vốn chi tiết và thận trọng”

Chủ trương thoái vốn tại những doanh nghiệp đang làm ăn hiệu quả mà không cần Nhà nước nắm quyền chi phối sẽ góp phần làm lành mạnh hóa thị trường về lâu dài và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp thoái vốn do có cơ hội tiếp cận các nguồn lực bên ngoài năng động hơn.

Tuy nhiên, việc thoái vốn tại các doanh nghiệp này cần có lộ trình chi tiết và thận trọng để tránh tạo ra một cú sốc đối với thị trường. Mặt khác, một số doanh nghiệp có vốn nhà nước dự kiến thoái vốn trong thời gian tới đều là các doanh nghiệp lớn trong một ngành sản xuất, vì vậy khi Nhà nước thoái vốn cũng cần thận trọng để tránh gây mất cân bằng tại các ngành này.

Để thoái vốn nhà nước hiệu quả thì yếu tố quan trọng nhất là phải luôn bám sát thị trường, làm sao để cung và cầu gặp nhau.

Qua trực tiếp thực hiện tư vấn bán vốn với nhiều cơ quan đại diện vốn nhà nước, chúng tôi thấy, cần xây dựng một quy trình bán vốn chi tiết, chặt chẽ, khoa học và có đội ngũ cán bộ am hiểu về tài chính thực hiện bán vốn chuyên nghiệp.

Đối với các cơ quan chủ quản thoái vốn, cần lựa chọn đơn vị tư vấn có kinh nghiệm để giảm thiểu rủi ro, thiếu sót trong quá trình thoái vốn (thiếu công bố thông tin hoặc công bố không đầy đủ, xây dựng giá khởi điểm chưa phù hợp, thiếu căn cứ pháp lý…).

Một thực tế là năng lực cán bộ trực tiếp đảm trách việc thoái vốn của các cơ quan chủ quản chưa đồng đều, cho nên trong tương lai, Nhà nước nên xem xét tập trung các doanh nghiệp nhà nước về đơn vị thoái vốn chuyên nghiệp.

...hiện/ẩn

Cũng theo vị chuyên gia này, vốn nhà nước chỉ nên được sử dụng như vốn mồi, chiếm một tỷ trọng nhất định trong các dự án, còn ngoài ra, Nhà nước nên huy động các nguồn lực khác, có thêm các nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án để gia tăng cơ chế giám sát và giải trình.

Liên quan đến việc Nhà nước bán vốn tại các các doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, trong số đó có những doanh nghiệp có năng lực quản trị tốt như Vinamilk, FPT…, ông Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đặt vấn đề: “Nhà nước không cần sản xuất sữa, bán bia, nhưng cần làm rõ và có kế hoạch cụ thể về việc hàng tỷ USD tiền thu được để làm gì? Phải phân tích và có chiến lược bài bản, đầu tư vào lĩnh vực nào, nếu không sinh lời bằng những doanh nghiệp mình đang có thì hiệu quả gián tiếp là gì, làm thế nào để đạt được những hiệu quả ấy?”.


Ông Mai Tiến Dũng

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

“Những ngành nghề mà khu vực tư nhân trong và ngoài nước làm tốt, Nhà nước sẽ thoái vốn”

Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về chủ trương tiếp tục bán vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp lớn mới đây, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ không đi bán bia, bán sữa…

Điều đó hàm ý rằng, những ngành nghề mà khu vực tư nhân trong và ngoài nước làm tốt thì Nhà nước sẽ thoái vốn, để lấy nguồn thu này tập trung đầu tư các dự án then chốt, có sức lan tỏa lớn đến phát triển kinh tế.

Quan điểm thoái vốn nhà nước là phải đấu giá công khai, minh bạch, không hạn chế các nhà đầu tư tham gia mua cổ phần mà Nhà nước thoái vốn. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Sabeco và Habeco sẽ niêm yết trên sàn chứng khoán trước khi thoái vốn nhà nước, nhằm minh bạch thông tin hoạt động của doanh nghiệp, nhất là thông tin về tài chính, để trên cơ sở đó định hình giá giao dịch cổ phiếu trên thị trường, làm cơ sở tham chiếu cho xây dựng giá thoái vốn.

Tuy nhiên, giá giao dịch trên sàn chỉ là một nguồn để tham chiếu, việc chốt mức giá thoái vốn nhà nước còn căn cứ vào giá do đơn vị tư vấn xây dựng, vào sức cầu trên thị trường…

...hiện/ẩn

Tổng giám đốc một công ty quản lý quỹ

“Giá cổ phiếu trên sàn ít có tính tin cậy để tham chiếu cho thoái vốn Nhà nước”

Thực tế cho thấy, giá cổ phiếu trên sàn hoặc là phản ánh quá thấp, hoặc quá cao so với giá trị thực của doanh nghiệp.

Do đó, việc thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp lớn mà lấy giá cổ phiếu trên sàn để làm cơ sở tham chiếu cho xây dựng mức giá thoái vốn sẽ ít có tính tin cậy.

Với các nhà tư vấn, kể cả nhà tư vấn nước ngoài, việc tư vấn để đưa ra phương án xác định giá trị doanh nghiệp, cũng như giá cổ phiếu để Nhà nước tiến hành thoái vốn là không đơn giản. Bởi việc này không chỉ dựa vào giá trị sổ sách, giá cổ phiếu thực tế trên sàn, mà còn tính tới nhiều yếu tố để đảm bảo mang lại lợi ích tối ưu cho Nhà nước, nhưng đồng thời bên mua chấp nhận được mức giá đó.

Tuy nhiên, thúc đẩy các doanh nghiệp sau cổ phần hóa như Sabeco, Habeco lên niêm yết là rất cần thiết, hỗ trợ quá trình thoái vốn diễn ra minh bạch. Vì khi lên niêm yết, các doanh nghiệp sẽ phải minh bạch thông tin theo chuẩn cao hơn khi còn là công ty đại chúng.

Hơn nữa, nếu trì hoãn không lên sàn thì không chỉ gây thất vọng cho các nhà đầu tư đã tham gia mua cổ phiếu khi doanh nghiệp chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), mà còn làm mất niềm tin của giới đầu tư đối với đợt IPO của những doanh nghiệp khác.

...hiện/ẩn

Ông Đỗ Thắng Hải

Thứ trưởng Bộ Công thương

“Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo Sabeco và Habeco thực hiện niêm yết”

Tại Habeco, hiện Nhà nước nắm giữ 81,79% vốn điều lệ, người lao động nắm 0,56% và các cổ đông khác sở hữu 1,88%, nhà đầu tư chiến lược Carlsberg nắm giữ 15,77% và Thủ tướng Chính phủ đã cho phép bán thêm 5,77% cho nhà đầu tư chiến lược này. Tại Sabeco, cổ phần do Nhà nước hiện nắm giữ là 89,59% vốn điều lệ.

Do quy mô vốn của Habeco và Sabeco khác nhau, nên lộ trình thoái vốn sẽ khác nhau. Dự kiến, với Habeco, sẽ thoái toàn bộ vốn thuộc sở hữu Nhà nước (81,79%), tương đương 9.000 tỷ đồng trong năm 2016.

Đối với Sabeco, do vốn lớn, nên Bộ Công thương đề nghị thoái vốn nhà nước theo 2 đợt. Đợt 1, bán 53,59% vốn điều lệ, tương đương 24.000 tỷ đồng trong năm 2016. Đợt 2, bán 36% vốn còn lại, tương đương 16.000 tỷ đồng trong năm 2017, sau khi Sabeco đã thực hiện niêm yết trên sàn chứng khoán.

Về giá bán, sẽ thuê đơn vị tư vấn độc lập có kinh nghiệm và có thể là tư vấn nước ngoài theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trong trường hợp Habeco và Sabeco đã niêm yết, có thể lấy giá giao dịch trên sàn để tham chiếu khi xem xét xác định giá khởi điểm để đấu giá.

Về đối tượng mua, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, không phân biệt thành phần kinh tế, ngành nghề kinh doanh đều có thể tham gia đấu giá.

Thủ tướng Chính phủ tiếp tục giao Bộ Công thương tổ chức triển khai thoái vốn để kế thừa công việc đang thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Trước mắt, Bộ sẽ chỉ đạo Habeco và Sabeco thực hiện niêm yết cổ phiếu theo đúng quy định pháp luật. Sau đó, Thường trực Chính phủ sẽ họp và có chỉ đạo, nhưng vẫn phải có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thì Bộ Công thương mới triển khai các công việc để thực hiện thoái vốn.

...hiện/ẩn

Ông Nguyễn Duy Hưng

Chủ tịch Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI)

“Hãy để mọi nhà đầu tư đều có cơ hội mua doanh nghiệp tốt”

Việc bán cổ phần nhà nước ở những công ty hàng đầu như Vinamilk, Sabeco, Habeco... nên thực hiện thống nhất theo một hình thức là đấu giá công khai qua thị trường chứng khoán, chứ không nên bán thỏa thuận kết hợp với bán đấu giá.

Việc này vừa tạo cơ hội cho mọi nhà đầu tư tham gia đầu tư sở hữu doanh nghiệp, vừa giúp Nhà nước tối đa hóa lợi ích từ bán vốn, đồng thời giúp doanh nghiệp chào bán mở rộng mức độ đại chúng hóa, từ đó tăng thêm sự giám sát của xã hội đối với hoạt động của doanh nghiệp.

Với Nhà nước, phương án này sẽ xoá bỏ được nguy cơ “bắt tay” của các nhóm lợi ích làm thất thoát tài sản nhà nước trong quá trình bán vốn thông qua việc giới hạn các nhà đầu tư theo ý muốn chủ quan của những người trực tiếp thực hiện.

Trong việc chọn cách bán, điều quan trọng nhất là cần tính đến hiệu quả tổng thể, để doanh nghiệp sau đó tiếp tục vững mạnh và phát triển cao hơn. Có 2 điểm cần giữ và tiếp tục xây dựng khi Nhà nước thoái vốn tại các doanh nghiệp đầu ngành: một là thương hiệu Việt mà các doanh nghiệp hàng đầu đã tạo dựng được; hai là cơ cấu Hội đồng quản trị đủ mạnh để tiếp tục lãnh đạo doanh nghiệp vững bước trên thương trường.

Tại thời điểm bán vốn, Nhà nước sẽ thu được khoản tiền từ thoái vốn. Đó là mục tiêu quan trọng. Tuy nhiên, quan trọng không kém là cần tạo môi trường buộc doanh nghiệp hoạt động minh bạch, giúp doanh nghiệp hiệu quả hơn, nộp thuế cho ngân sách nhiều hơn và phần lãi cho số cổ phần mà Nhà nước còn nắm giữ cũng sẽ cao hơn.

...hiện/ẩn

Ông Tống Minh Tuấn

Giám đốc VCBS - Chi nhánh miền Nam

“Cần có lộ trình thoái vốn chi tiết và thận trọng”

Chủ trương thoái vốn tại những doanh nghiệp đang làm ăn hiệu quả mà không cần Nhà nước nắm quyền chi phối sẽ góp phần làm lành mạnh hóa thị trường về lâu dài và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp thoái vốn do có cơ hội tiếp cận các nguồn lực bên ngoài năng động hơn.

Tuy nhiên, việc thoái vốn tại các doanh nghiệp này cần có lộ trình chi tiết và thận trọng để tránh tạo ra một cú sốc đối với thị trường. Mặt khác, một số doanh nghiệp có vốn nhà nước dự kiến thoái vốn trong thời gian tới đều là các doanh nghiệp lớn trong một ngành sản xuất, vì vậy khi Nhà nước thoái vốn cũng cần thận trọng để tránh gây mất cân bằng tại các ngành này.

Để thoái vốn nhà nước hiệu quả thì yếu tố quan trọng nhất là phải luôn bám sát thị trường, làm sao để cung và cầu gặp nhau.

Qua trực tiếp thực hiện tư vấn bán vốn với nhiều cơ quan đại diện vốn nhà nước, chúng tôi thấy, cần xây dựng một quy trình bán vốn chi tiết, chặt chẽ, khoa học và có đội ngũ cán bộ am hiểu về tài chính thực hiện bán vốn chuyên nghiệp.

Đối với các cơ quan chủ quản thoái vốn, cần lựa chọn đơn vị tư vấn có kinh nghiệm để giảm thiểu rủi ro, thiếu sót trong quá trình thoái vốn (thiếu công bố thông tin hoặc công bố không đầy đủ, xây dựng giá khởi điểm chưa phù hợp, thiếu căn cứ pháp lý…).

Một thực tế là năng lực cán bộ trực tiếp đảm trách việc thoái vốn của các cơ quan chủ quản chưa đồng đều, cho nên trong tương lai, Nhà nước nên xem xét tập trung các doanh nghiệp nhà nước về đơn vị thoái vốn chuyên nghiệp.

...hiện/ẩn