Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm bất động sản lao dốc

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm bất động sản lao dốc

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Thị trường chịu sức ép khá lớn sau những thông tin liên quan đến hai doanh nghiệp bất động sản hàng đầu là FLC và Tân Hoàng Minh, cùng áp lực từ vùng đỉnh lịch sử đã khiến các chỉ số lao dốc mạnh, đặc biệt trong hai phiên cuối tuần.

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 34,44 điểm (-2,27%), xuống 1.482 điểm. Khối lượng khớp lệnh trung bình đạt hơn 763 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 2,95% so với tuần giao dịch trước. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 129.274 tỷ đồng, giảm 3,2%.

Chỉ số HNX-Index giảm 22,08 điểm (-4,86%), xuống 432,02 điểm. Khối lượng khớp lệnh đạt trung bình hơn 90 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 32% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 15.559 tỷ đồng, đồng, giảm 22%.

Tuần qua, nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng chịu thiệt hại lớn nhất, ngoài các cổ phiếu NVT, ROS, HQC, PTL, VGC án ngữ ở nhóm giảm sâu nhất sàn, thì không ít các mã lớn nhỏ khác cũng lao dốc, với những cái tên quen thuộc trên bảng điện tử như VRC (-14,9%), DIG (-14,1%), DXG (-14%), BCG (-13,6%), GEX (-13,4%), QCG (-12,6%), CTD (-12,4%), TDH (-12,1%), VPH (-11,4%)…

Nhóm tiêu dùng, bán lẻ suy yếu với MWG (-3,8%), DGW (-6,7%), FRT (-3%), VNM (-5,4%), SAB (-0,7%), BHN (-2%)...

Nhóm cổ phiếu trụ cột là ngân hàng cũng tạo thêm gánh nặng với MBB (-0,3%), MSB (-0,58%), SSB (-1,82%), TPB (-2,55%), TCB (-2,9%), CTG (-3%), STB (-3,7%) HDB (-4,1%), BID (-5,5%), EIB (-5,65%), VIB (-6,05%), LPB (-8,43%), SHB (-9,5%), chỉ còn may mắn sắc xanh tại VCB (+0,24%), VPB (+0,52%), OCB (+0,39%), ACB (+1,35%).

Nhóm cổ phiếu thép với HPG gần như là cổ phiếu xanh duy nhất với mức tăng 1,53%, còn lại HSG (-8,11%), NKG (-6,46%), SMC (-5,74%), TLH (-5,3%), POM (-2,16%)…

Trên sàn HOSE, cổ phiếu tăng mạnh nhất là mã QBS, vốn có tính đầu cơ cao, sau khi đã giảm mạnh vào hai ngày cuối tháng trước là 29 và 30/3 đã bật mạnh trở lại trong tuần này.

Một cổ phiếu tương tự khác có tính đầu cơ cao là TSC, khi gần đây không có thông tin nào mới sau khi chốt quyền vào cuối tháng 3 chào bán 49,2 triệu cổ phiếu tăng vốn cho cổ đông theo tỷ lệ 3:1, với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

Trong khi đó, VND bật tăng mạnh mẽ với phiên 4/4 ấn tượng khi vọt lên giá trần. Giao dịch cũng rất sôi động trong tuần này, với phiên đầu tuần khớp hơn 7,8 triệu đơn vị và bốn phiên sau đó bùng nổ, với 28 triệu, 17 triệu, 18,8 triệu và 23,2 triệu đơn vị khớp lệnh.

Đầu tháng 3/2022, VND đã thực hiện chốt quyền bán ưu đãi và thưởng cổ phiếu qua đó tăng vốn gấp 2,8 lần lên 12.178 tỷ đồng, vươn lên dẫn đầu nhóm công ty Chứng khoán.

Mới đây, HOSE cũng đã công bố thị phần môi giới quý I/2022, trong đó, VND đứng thứ ba với tỷ lệ 8,01%.

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, đặc biệt là ở các mã bất động sản đua nhau giảm mạnh, do ảnh hưởng từ thông tin ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch của FLC và ông Đỗ Anh Dũng – Chủ tịch của Tân Hoàng Minh bị bắt tạm giam.

Sau đó, cả hai Bộ Tài chính và Xây dựng đều thông báo, đang rà soát, đánh giá tác động của việc hủy phát hành trái phiếu của Tân Hoàng Minh liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 1/4 đến 8/4:

Giá ngày 1/4

Giá ngày 8/4

Biến động tăng (%)

Giá ngày 1/4

Giá ngày 8/4

Biến động giảm (%)

QBS

7.63

8.65

13,37%

NVT

28.05

21.85

-22,10%

VND

31.7

35.1

10,73%

ROS

6.92

5.66

-18,21%

RIC

18.9

20.85

10,32%

JVC

12.25

10.15

-17,14%

TSC

17

18.75

10,29%

BFC

46.4

38.6

-16,81%

DMC

57.9

63.3

9,33%

HQC

9.01

7.5

-16,76%

DHA

55.8

61

9,32%

YEG

27.9

23.25

-16,67%

EVE

20.1

21.9

8,96%

PTL

13.2

11.1

-15,91%

HMC

31.6

34.4

8,86%

VGC

63.9

53.9

-15,65%

LAF

21

22.7

8,10%

ASM

25.7

21.8

-15,18%

AST

60.5

65.2

7,77%

SMA

13.4

11.4

-14,93%

Trên sàn HNX, cổ phiếu POT nổi bật nhất, khi có cả 5 phiên đều đóng cửa ở mức giá trần.

Tuần qua, POT thu hút sự chú ý trên thị trường với việc Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu UBND TP. Hà Nội chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương có văn bản yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng thi công công trình tại số 61 Trần Phú, quận Ba Đình. Đồng thời, tổ chức kiểm tra quy trình, thủ tục triển khai dự án nêu trên.

Công trình số 61 Trần Phú vốn là công xưởng của Nhà máy thiết bị bưu điện (thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam). Lô đất này có quy mô rộng hơn 9.000 m2 và POT đang có liên doanh dự kiến xây dựng một công trình đa chức năng tại đây với quy mô 11 tầng nổi, 6 tầng hầm, với tổng mức đầu tư gần 1.575 tỷ đồng, vốn góp của các bên hơn 1.039 tỷ đồng.

Trong đó, POT thực hiện góp vốn bằng quyền sử dụng khu đất, tương ứng 530 tỷ đồng (chiếm 51% tổng giá trị vốn góp), bên liên danh góp vốn bằng tiền với 509,2 tỷ đồng.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 1/4 đến 8/4:

Giá ngày 1/4

Giá ngày 8/4

Biến động tăng (%)

Giá ngày 1/4

Giá ngày 8/4

Biến động giảm (%)

POT

19

30.3

59,47%

PEN

16.5

11.6

-29,70%

LCD

19.6

28.4

44,90%

MHL

10.1

7.3

-27,72%

KDM

24.1

31.2

29,46%

THS

33

23.9

-27,58%

VDL

18.2

22

20,88%

VTC

21.1

15.5

-26,54%

CAN

50.5

59

16,83%

SMT

20.3

15.7

-22,66%

PBP

37.8

42.9

13,49%

VMS

16.5

13

-21,21%

CTT

14

15.6

11,43%

DZM

13.8

11

-20,29%

SJE

26.8

29.8

11,19%

L62

8.1

6.5

-19,75%

SFN

28

31.1

11,07%

IDC

80.6

64.9

-19,48%

L40

33.4

36.9

10,48%

SVN

9.9

8

-19,19%

Trên UpCoM, cổ phiếu nóng XMD đã dần hạ nhiệt sau khoảng thời gian từ giữa tháng 2 tới giữa tháng 3 bùng nổ, với tổng cộng 25 phiên tăng kịch trần.

Sau đó, cổ phiếu này trồi sụt mạnh, với 6 phiên giảm sàn và quay trở lại tăng trần ba phiên cho đến cuối tháng 3 và tiếp tục suy yếu từ đó cho đến kết thúc tuần này.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên UpCoM tuần từ 1/4 đến 8/4:

Giá ngày 1/4

Giá ngày 8/4

Biến động tăng (%)

Giá ngày 1/4

Giá ngày 8/4

Biến động giảm (%)

LMI

6.1

9.2

50,82%

MTL

11.7

7

-40,17%

DOC

10.1

13.5

33,66%

TRT

18

12.8

-28,89%

TNP

21.5

28.4

32,09%

YBC

20.5

14.9

-27,32%

VDM

17.8

23.4

31,46%

XMD

27.4

20

-27,01%

PND

18.3

23.9

30,60%

TKG

16.1

12.1

-24,84%

TVA

15.7

20.4

29,94%

GCB

16.5

12.5

-24,24%

NAU

7.1

9.2

29,58%

HLG

9.2

7

-23,91%

HD2

12.1

15.2

25,62%

LGM

16.8

12.9

-23,21%

C21

15.5

19.3

24,52%

KTL

30.1

23.2

-22,92%

HEC

65

80.4

23,69%

UCT

11.4

8.8

-22,81%

Tin bài liên quan