Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: NVL và VPB bùng nổ, nhóm cổ phiếu FLC bị bán tháo

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: NVL và VPB bùng nổ, nhóm cổ phiếu FLC bị bán tháo

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Những thông tin riêng, nóng và chứa đựng nhiều điểm tích cực đã giúp hai bluechip NVL và VPB giao dịch bùng nổ trong tuần qua. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu 'họ' nhà FLC sau thời gian 'làm mưa làm gió' đã bị bán tháo ồ ạt không tiếc tay.

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 9,14 điểm (-0,73%), xuống 1.239,39 điểm. Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE đạt hơn 608 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 18,55% so với tuần trước.

HNX-Index đóng cửa tuần giảm 1,87 điểm (-0,66%), xuống 281,75 điểm. Khối lượng giao dịch trung bình hơn 99 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 34,91% so với tuần trước.

Nhóm cổ phiếu trụ cột thị trường là ngân hàng giao dịch vẫn sôi đông nhất và đa số tăng, trong đó, mức tăng tốt thuộc về VPB (+14,7%), ACB (+3,74%), STB (+6,46%), VIB (+4,32%), TCB (+1,23%), LPB (+6,97%), trong khi ngược lại là BID (-2,38%), VCB (-3,85%), CTG (-1,21%), TPB (-2,14%).

Nhóm cổ phiếu dầu khí chìm trong sắc đỏ khi chứng kiến sự suy giảm của các mã cổ phiếu như GAS, PVS, PVD, OIL, BSR, POW...

Trong tuần này, ở nhóm cổ phiếu tăng cao nhất trên sàn HOSE đáng chú ý nhất là hai mã bluechip NVL và VPB, khi đều có thông tin riêng tích cực thúc đẩy giá cổ phiếu.

Đối với NVL, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021, Công ty cho biết, quý I/2021, Novaland ghi nhận quỹ đất hơn 5.400 ha, Tổng giá trị phát triển dự án (Gross Development Value - GDV) của quỹ đất này ước đạt gần 45 tỷ USD.

Bên cạnh đó, những thành quả đầu tiên sau 3 năm triển khai các dự án Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Tập đoàn sẽ xem xét và mở rộng quỹ đất tại một số địa phương như Lâm Đồng, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định... Mục tiêu đến năm 2030 bổ sung thêm 10.000 ha, nâng tổng số quỹ đất lên 15.000 ha.

Bên cạnh chiến lược gia tăng quỹ đất, Ban Tổng giám đốc NVL cũng đã báo cáo kế hoạch kinh doanh trong năm 2021 với mục tiêu doanh thu thuần đạt gần 27.500 tỷ đồng, gấp 5,5 lần so với kết quả đạt được trong năm 2020.

Còn với VPB là câu chuyện bán 50% vốn tại FE Credit, trong đó 49% bán cho Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui (SMBC). VPBank cho biết, Fe Credit được định giá 2,8 tỷ USD, như vậy ngân hàng có thể thu về gần 1,4 tỷ USD từ thương vụ này.

Giao dịch VPB đột biến với khối lượng giao dịch bùng nổ sau thông tin trên với hơn 41,5 triệu đơn vị khớp lệnh trong phiên ngày 29/4, cao nhất từ trước tới nay.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 23/4 đến 29/4:

Giá ngày 23/4

Giá ngày 29/4

Biến động tăng (%)

Giá ngày 23/4

Giá ngày 29/4

Biến động giảm (%)

TSC

8.5

10.7

25,88%

TMT

11

8.91

-19,00%

NVL

107

131.4

22,80%

ROS

7.7

6.44

-16,36%

PSH

19.9

24.4

22,61%

TGG

4.4

3.75

-14,77%

MHC

10.3

12.15

17,96%

HOT

37.8

32.9

-12,96%

VPS

14.2

16.4

15,49%

SAV

35.5

31.2

-12,11%

VPB

51

58.5

14,71%

ABS

73.9

65

-12,04%

SVC

75

85.6

14,13%

HQC

4.38

3.88

-11,42%

CRE

34.7

39.55

13,98%

HHP

13.5

12

-11,11%

VNL

17.5

19.7

12,57%

FLC

12.4

11.05

-10,89%

TTF

6.87

7.65

11,35%

AMD

7.8

7

-10,26%

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu họ nhà FLC bị bán tháo ồ ạt và đều có trên trong danh sách các cổ phiếu giảm sâu nhất tuần như ROS, FLC, AMD, thậm chí HAI cũng mất tới 10,2% trong tuần.

Thông tin mới nhất liên quan đến FLC là việc Công ty con ngành hàng không là Bamboo Airways vừa điều chỉnh tăng vốn điều lệ đăng ký từ 12.500 tỷ đồng lên 16.000 tỷ đồng.

Việc thay đổi được tiến hành sau chưa đầy 2 tuần kể từ lần điều chỉnh trước đó. Ngày 13/4, Bamboo Airways tăng vốn điều lệ đăng ký từ 10.500 tỷ đồng lên 12.500 tỷ đồng.

Đây là lần tăng vốn thứ 3 kể từ đầu năm của Bamboo Airways, tính đến thời điểm hiện tại, giá trị tăng thêm 9.000 tỷ đồng so với đầu năm.

Cổ phiếu quen thuộc HQC cũng bị bán mạnh, giao dịch ‘giật cục’ với các phiên giảm sâu và được kéo trở lại ngay sau đó trong suốt gần 10 phiên gần đây.

Trên sàn HNX, hai cổ phiếu nhỏ liên quan đến FLC là KLF và ART chịu ảnh hưởng chung và cũng nằm trong số những mã giảm sâu nhất sàn.

Cổ phiếu ACM được mua bắt đáy mạnh, sau khi giảm tới 25% trong tuần trước đó đã bật khá mạnh trong tuần này.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 23/4 đến 29/4:

Giá ngày 23/4

Giá ngày 29/4

Biến động tăng (%)

Giá ngày 23/4

Giá ngày 29/4

Biến động giảm (%)

VIE

7.3

10.5

43,84%

X20

10

7.8

-22,00%

THS

10.6

15.2

43,40%

VE3

9.4

7.6

-19,15%

QHD

35

44

25,71%

GDW

39.4

32

-18,78%

TST

9

10.7

18,89%

DZM

6.5

5.3

-18,46%

KDM

9

10.4

15,56%

KLF

6.7

5.5

-17,91%

ACM

3.3

3.8

15,15%

S74

6.7

5.5

-17,91%

SDG

35

40

14,29%

ART

10.1

8.3

-17,82%

SDC

8.4

9.5

13,10%

VE1

5.8

5

-13,79%

CET

6.3

7.1

12,70%

DAE

24.1

21

-12,86%

VKC

8

9

12,50%

ADC

27.6

24.1

-12,68%

Trong tuần, UpCoM đón chào tân binh HSV của CTCP Gang thép Hà Nội từ ngày 27/4 với 5 triệu cổ phiếu, giá tham chiếu 10.500 đồng, và cả 3 phiên giao dịch trong tuần, cổ phiếu này đều đóng cửa tăng trần, đưa giá cổ phiếu lên 19.400 đồng, nhưng thanh khoản thấp với 100, 300 và 1.600 đơn vị khớp lệnh/phiên.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên UpCoM tuần từ 23/4 đến 29/4:

Giá ngày 23/4

Giá ngày 29/4

Biến động tăng (%)

Giá ngày 23/4

Giá ngày 29/4

Biến động giảm (%)

HAM

12.7

22

73,23%

UCT

6

3.6

-40,00%

DNS

19.7

32.7

65,99%

PEG

9.3

5.9

-36,56%

CH5

9.3

14.9

60,22%

ILC

7.3

4.8

-34,25%

THU

17.4

27.7

59,20%

L45

7

5

-28,57%

S72

3

4.7

56,67%

MTL

12

8.7

-27,50%

BVN

12

18

50,00%

VCP

46.9

34.1

-27,29%

BTH

5.4

8.1

50,00%

NSG

9

6.6

-26,67%

STV

13.3

18.9

42,11%

HJC

6

4.4

-26,67%

HAF

14

19.8

41,43%

SUM

4.6

3.4

-26,09%

HEC

57.5

75.9

32,00%

DCR

6.8

5.1

-25,00%

Tin bài liên quan