Giấy Sài Gòn: Bước phát triển bền vững

Giấy Sài Gòn: Bước phát triển bền vững

(ĐTCK-online) Thành lập vào năm 1997 với khoảng 10 nhân viên, hiện nay CTCP Giấy Sài Gòn (SGP) có 1.300 lao động với mức thu nhập bình quân 5 triệu đồng/tháng. Là một trong những DN tư nhân ngành giấy lớn nhất Việt Nam, SGP là DN duy nhất cung cấp đồng thời 2 dòng sản phẩm giấy tiêu dùng (Tissue) và giấy bao bì công nghiệp (IP).

Công ty cũng là DN duy nhất có hệ thống thu mua giấy nguyên liệu chuyên nghiệp và hệ thống phân phối tổ chức chặt chẽ trên toàn quốc.

 

Doanh thu tăng trưởng ổn định

Năm 2001, doanh thu của SGP là 23 tỷ đồng; sau 10 năm, tới năm 2010 đã đạt 725 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2009.

 

Tăng trưởng doanh thu của SGP qua các năm
Tăng trưởng doanh thu của SGP qua các năm

Sản phẩm và thị phần vững vàng

Tissue chiếm 6 - 7% trong tổng sản lượng giấy toàn cầu; trong khi giấy IP đóng góp lớn nhất, chiếm tới 40 - 45%. Tuy nhiên, thị trường tissue tăng trưởng đều và bản chất là bán lẻ, do đó mang lại nguồn tiền mặt ổn định. Giấy IP bản chất là B2B, thường phải chấp nhận thanh toán có kỳ hạn, nhạy cảm với biến động kinh tế, nhưng mang lại doanh thu lớn, tiềm năng tăng trưởng cao. Việc phối hợp 2 dòng sản phẩm là lời giải chiến lược cho bài tính hiệu quả kinh doanh của Công ty.

SGP hiện chiếm 24% thị phần giấy tissue trong nước, chỉ đứng sau New Toyo (26%), đầu tư bởi New Toyo International Holding. Công ty nằm trong Top 4 nhà cung cấp giấy IP, xếp sau VinaKraft (Siam Kraft, Thái Lan) và Chánh Dương (Nine Dragons, Trung Quốc).

 

Sức khoẻ tài chính

Đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, kéo dài trong gần 5 năm từ năm 2007 vào Dự án Mỹ Xuân II, cùng với gần 1 năm trì hoãn do khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 - 2009 đã mang lại những sức ép lớn về tài chính cho SGP, đặc biệt là vốn bổ sung để hoàn tất đầu tư và hệ số vốn nợ cao. Dù vậy, bản phân tích thực hiện bởi nhóm đầu tư, Ngân hàng Phát triển Nhật Bản cho thấy, nếu so với DN cùng ngành tại Nhật, sức khoẻ tài chính của SGP vẫn ở mức an toàn trong điều kiện tập trung đầu tư và vay nợ lớn.

Các chỉ tiêu tài chính của SGT so với một số DN cùng ngành tài Nhật Bản

 

SGP

13 DN giấy & bột giấy NB

901 DN sản xuất NB

 

FY10

FY98

FY03

FY08

FY98

FY03

FY08

Chỉ tiêu Tài chính

 

 

 

 

 

 

 

Hệ số thanh tốn hiện thời

84,3%

80,8%

78,5%

99,9%

133,2%

136,1%

147,3%

Tỷ lệ TSCĐ/vốn CSH

274,1%

248,5%

219,2%

210,5%

138,8%

128,6%

130,5%

Tỷ lệ Nợ/vốn CSH

245,8%

285%

221,8%

212,3%

183,4%

146,0%

143,7%

Tỷ lệ vốn CSH/ tài sản

27,5%

25,7%

30,8%

32,5%

34,5%

39,6%

42,8%

Chỉ tiêu sinh lời

 

 

 

 

 

 

 

Lải gộp

23,7%

20,4%

22,6%

22,1%

25,3%

25,7%

23,1%

Lợi nhuận từ HĐKD

8,2%

2,8%

5,9%

5,3%

4,4%

6,5%

3,4%

Chỉ tiêu hiệu quả vốn

 

 

 

 

 

 

 

Vòng quay tài sản

0,35

0,73

0,78

0,76

0,89

0,98

0,87

 

Với 51% trong tổng nguồn vốn 2.000 tỷ đồng được hình thành từ vốn vay, 31% từ vốn chủ sở hữu,  phân tích cho thấy các hệ số của SGP nằm trong mức bình quân hợp lý so với 13 DN giấy và bột giấy lớn của Nhật Bản, cũng như so với bình quân 901 DN sản xuất của Nhật Bản.

 

Đầu tư bền vững

Liên tục đầu tư và tái đầu tư, kết quả của ý thức chiến lược tái đầu tư là tốc độ tăng trưởng nhanh và đều đặn. Năm 2007, SGP nhận Giải thưởng DN được ngưỡng mộ nhất bởi Hội đồng cố vấn kinh tế Đông Nam Á cho thành tích DN có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.

Hệ thống phân phối - chủ động kênh bán hàng: được đầu tư xây dựng từ năm 2001, tới nay, hệ thống phân phối của Công ty đã bao phủ toàn bộ 63 tỉnh, thành, bao gồm các tổng kho, trung tâm phân phối, tới trên 150 nhà phân phối, tiếp tục đưa tới hơn 50.000 điểm bán lẻ.

Hệ thống thu mua giấy vụn - chủ động nguồn nguyên liệu: SGP sở hữu hệ thống thu mua giấy vụn được xây dựng từ năm 1997. Tới nay, Công ty là đơn vị thu mua giấy vụn lớn nhất tại khu vực miền Trung và miền Nam, với 5 tổng kho lớn và mạng lưới gần 500 đối tác kho, trạm, chành, vựa giấy vụn; có khả năng kiểm soát và chủ động nguồn giấy nguyên liệu cho sản xuất, không phụ thuộc biến động thị trường và hoạt động nhập khẩu.

Ứng dụng công nghệ trong quản trị: Toàn bộ hoạt động quản trị tại văn phòng, tại nhà máy, các đội phân phối bán lẻ tới hệ thống quản trị kho, quản trị điều vận… đều được cập nhật, hệ thống hoá và kiểm soát bởi hệ thống ERP Oracle.

Tăng trưởng bền vững: Chiến lược giai đoạn 2011 - 2015 của SGP đặt trọng tâm vào chất lượng, tăng trưởng bền vững và môi trường. 20% tổng đầu tư của Mỹ Xuân II được dành cho khâu tái chế, xử lý bột và xử lý nước thải. Năm 2011, Giấy Sài Gòn cũng trở thành DN ngành giấy đầu tiên nhận đạt chuẩn ISO 14001 - chứng chỉ yêu cầu cao nhất về tiêu chí môi trường.

 

Đầu tư vào sản xuất

Năm 2004, Giấy Sài Gòn đưa vào hoạt động nhà máy đầu tiên - Mỹ Xuân I. Tới 2007, Công ty khởi động xây dựng nhà máy thứ 2 - Dự án Mỹ Xuân II, sẽ hoàn tất và đưa vào hoạt động trong năm 2011.

Tiêu chí so sánh

Mỹ Xuân I

Mỹ Xuân II

Đầu tư

400 tỷ đồng

2.000 tỷ đồng

Diện tích

4,5 héc-ta

10,5 héc-ta

Công suất thiết kế

90.000 tấn/năm

230.000 tấn/năm

Nhân lực

1.300 người

557 người

So sánh giá vốn sản xuất trên 1 đơn vị sản phẩm

100%

90%

Thời điểm đưa vào hoạt động

2004

2011

 

Vị trí chiến lược

Nhà máy cách cảng nước sâu Cái Mép - huyện Tân Thành 15 phút di chuyển. Cảng mới này cho phép giảm thiểu thời gian và chi phí so với cảng Cát Lái trước đây (45 - 60 phút di chuyển).

Trục địa bàn Long Thành - Tân Thành đang được quy hoạch cho các dự án đường cao tốc và sân bay mới.

Nằm trong phạm vi có thể sử dụng được hệ thống cung cấp khí Gas áp suất thấp vào sản xuất thay cho dầu và than đá. Giảm 10 - 15% chi phí và giảm toàn bộ khí thải ô nhiễm.

 

Mục tiêu 2011

- Đưa vào vận hành đầy đủ Dự án Mỹ Xuân II.

- Đạt doanh thu bán hàng 1.000 tỷ đồng.

- Duy trì lợi nhuận gộp (từ hoạt động kinh doanh) ở mức 25%.

Ông Hugh O'Brian, Chủ tịch và nhà sáng lập Tissue World Exhibition -Triển lãm ngành giấy tiêu dùng lớn nhất thế giới, được tổ chức hàng năm trên toàn thế giới (www.tissueworld.com)

Giấy Sài Gòn: Bước phát triển bền vững ảnh 2

Thị trường giấy Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng rất lớn và mới chỉ đang ở giai đoạn đầu phát triển. Do đó, có rất nhiều cơ hội cho DN dám đầu tư lớn vào công nghệ, theo đuổi tăng trưởng dài hạn. Công nghệ ứng dụng tại dự án Mỹ Xuân II, đặc biệt là Crescent former TAD do Andritz AG cung cấp, sẽ giúp đưa ngành giấy Việt Nam tiến một bước dài, đánh dấu tên tuổi SGP trên bản đồ ngành giấy thế giới. Cùng với hệ thống chuẩn bị bột của Kadant Lamort và hệ thống xử lý nước thải của EIMCO/OVIVO, tôi cho rằng, SGP đã trang bị công nghệ ở tiêu chuẩn cấp cao so với công nghệ sản xuất giấy toàn cầu. Tôi đã tổ chức Triển lãm giấy tiêu dùng toàn cầu ở hầu hết khu vực trên thế giới và có cơ hội chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của những thị trường mới nổi được kích thích bởi yếu tố công nghệ. Tôi tin rằng, với đầu tư của SGP, người tiêu dùng Việt Nam sẽ được tiếp cận những sản phẩm giấy với tiêu chuẩn cao của thế giới…

 

Ông Pekka Komulaine, Cố vấn độc lập toàn cầu, có kinh nghiệm 30 năm về ngành giấy trên toàn thế giới, Chủ tịch Công ty Tư vấn ngành giấy Pele Oy Ltd., từng là Trưởng khoa Giấy và bột giấy, Đại học Công nghệ ứng dụng Tampere, Phần Lan.

ekka.Komulainen@clarinet.fi.

 

Giấy Sài Gòn: Bước phát triển bền vững ảnh 3

Tôi muốn nói rằng việc đưa vào vận hành máy Andritz tại Giấy Sài Gòn sẽ là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của ngành giấy Việt Nam. Trên góc độ hiệu suất vận hành và chất lượng, Andritz AG là nhà cung cấp máy sản xuấy giấy tiêu dùng dẫn đầu thế giới. Sản lượng gần 30.000 tấn/năm của nhà máy mới sẽ làm tổng công suất của SGP vượt nhu cầu nội địa. Tuy nhiên, thị trường giấy Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh, đặc biệt là giấy tiêu dùng tăng ở mức trên 10%/năm. Tôi không nghi ngờ rằng sản lượng mới này sẽ sớm được tiêu thụ hết bởi tăng trưởng nhu cầu trong nước. Thường xuyên làm việc tại các dự án giấy ở rất nhiều nước châu Á, tôi luôn quan tâm về hai vấn đề với giấy tiêu dùng. Thứ nhất là chất lượng của giấy cuộn toilet và tiếp đó là việc giấy toilet được sử dụng thay cho các loại khăn giấy cho các mục đích khác nhau như khăn bếp, khăn ăn, khăn lau mặt… Với máy Andritz và chất lượng mà nó mang lại, tôi chắc chắn rằng chất lượng của giấy cuộn toilet sẽ đạt chuẩn quốc tế và người tiêu dùng sẽ được tận hưởng những sản phẩm khăn giấy đa dạng.

 

Kadant Lamort SAS, là công ty thành viên của Kadant Inc (NYSE: KAI), hiện đang cung cấp, lắp đặt để đưa vào vận hành 3 hệ thống tái chế và chuẩn bị bột cho Giấy Sài Gòn với tổng công suất 800 tấn/ngày.

 

Giấy Sài Gòn: Bước phát triển bền vững ảnh 4

Quá trình phân tích và xây dựng các giải pháp cho yêu cầu đặc thù của Giấy Sài Gòn về kiểm soát chi phí sản xuất, đa dạng nguồn nguyên liệu tái chế, đồng thời giới hạn về diện tích mặt bằng; chúng tôi đã giới thiệu và cung cấp hệ thống "Compact Stock Preparation". Mục tiêu của Kadant Lamort là lắp ráp và vận hành thành công những công nghệ mới nhất được áp dụng cho Giấy Sài Gòn như hệ thống nghiền Helico®, DR pulpers, màng lọc ScreenONE™, Hệ thống khử mực MAC™ de-inking cell, công nghệ rửa DNT™ washer và màng lọc đa cấp FiberNET® cùng với hệ thống xử lý nước thải nội bộ Poseidon PPM Clarifier®. Những hệ thống này không chỉ chiếm diện tích tối thiểu so với công nghệ có công suất tương tự mà còn tăng chất lượng bột ở từng giai đoạn.