Mới đây, ACB được Fitch và Moody’s xếp hạng triển vọng ổn định

Mới đây, ACB được Fitch và Moody’s xếp hạng triển vọng ổn định

ACB duy trì đà tăng trưởng ổn định

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2023 của ACB duy trì đà tăng trưởng ổn định, với CASA hồi phục mạnh, tối ưu trong quản lý chi phí và tăng cường kiểm soát rủi ro, thuộc nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất thị trường.

Bám sát mục tiêu lợi nhuận 15.000 tỷ đồng

Báo cáo tài chính quý III/2023 vừa được ACB công bố cho thấy, lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, Ngân hàng bám sát mục tiêu đề ra, đạt hơn 15.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tương đương 75% kế hoạch cả năm.

Riêng lợi nhuận trong quý III/2023 đạt hơn 5.000 tỷ đồng, ghi nhận sự tăng trưởng so với trước quý đó cũng như cùng kỳ năm ngoái. Thu nhập ngoài lãi tăng 45% so với cùng kỳ đã góp phần giúp ACB tăng trưởng lợi nhuận. Trong đó, mua bán ngoại tệ và hoạt động đầu tư tiếp tục đóng góp lớn vào thu nhập, đưa tỷ trọng thu nhập ngoài lãi lên mức 23% tổng doanh thu, cao hơn so với cùng kỳ (18%).

Tăng trưởng tiền gửi khách hàng của ACB trong 9 tháng đầu năm đạt 7,6%, tiếp tục vượt mức trung bình ngành (khoảng 6%), từ đó giúp gia tăng thị phần huy động. Quy mô tiền gửi không kỳ hạn (CASA) liên tục được cải thiện, tăng trưởng tốt trong quý III/2023 và đã phục hồi so với mức đầu năm.

Tính đến cuối tháng 9/2023, dư nợ cho vay của riêng Ngân hàng ghi nhận mức tăng 8,2% so với đầu năm, cao hơn so với tăng trưởng toàn ngành (xấp xỉ 6,9%). Bên cạnh đó, hoạt động cho vay của Công ty Chứng khoán ACBS phục hồi khi dư nợ tăng gấp đôi so với cuối năm 2022. Kết quả chung cho thấy, tăng trưởng tín dụng của toàn Tập đoàn ACB đạt 8,7% so với đầu năm, đạt 450.000 tỷ đồng.

Hiện mảng bán lẻ chiếm tỷ trọng hơn 93% danh mục cho vay của ACB và Ngân hàng không tập trung vào các lĩnh vực có rủi ro cao như cho vay tiêu dùng, cho vay tín chấp, cho vay kinh doanh bất động sản… Dẫu vậy, ACB thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát và xử lý nợ xấu trong hoạt động để ngăn ngừa rủi ro.

Kiểm soát rủi ro hiệu quả

Không chỉ kinh doanh hiệu quả, ACB còn là ngân hàng tiên phong thực hiện ESG (phát triển bền vững) khi lồng ghép 3 yếu tố E - Environmental (Môi trường), S - Social (Xã hội) và G - Governance (Quản trị) vào chiến lược của Ngân hàng, hướng đến việc tăng trưởng đều đặn và bền vững để đáp ứng kỳ vọng của cổ đông, nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, xây dựng và duy trì môi trường làm việc có sức thu hút, động viên và giữ chân nhân tài.

Mới đây, ACB đã chính thức phát hành Báo cáo Phát triển bền vững 2022, trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam công bố báo cáo riêng về phát triển bền vững (ESG).

Nhờ đó, ACB duy trì được tỷ lệ nợ xấu thuộc nhóm thấp nhất thị trường. Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ tiếp tục tăng trưởng bền vững, đạt 12,8% vào cuối quý III/2023, vượt xa mức quy định tối thiểu, luôn đảm bảo trong vùng an toàn ngay cả trong điều kiện căng thẳng.

Trong 9 tháng đầu năm 2023, ACB ghi nhận tỷ suất sinh lời thuộc Top cao nhất thị trường, với ROE ở mức 24,5%. Bên cạnh đó, ACB kiểm soát chi phí hoạt động một cách hiệu quả, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2022 trong khi doanh thu tăng trưởng 17%. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) còn 32%, cải thiện so với mức 36% cùng kỳ năm 2022.

ACB cho biết, Ngân hàng đã giải ngân hết gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, hiện đang triển khai tiếp tục gói tín dụng lên tới 50.000 tỷ đồng với lãi suất giảm đến 3%/năm nhằm hỗ trợ khách hàng trong bối cảnh khó khăn, tạo nguồn cung ứng vốn cần thiết cho mùa kinh doanh cao điểm cuối năm. Đối với khách hàng cá nhân, ACB hiện có gói tín dụng có mức lãi suất khoảng 7 - 8%/năm nhằm gia tăng tín dụng tiêu dùng. Bên cạnh đó, ACB còn áp dụng mức lãi suất 9%/năm cố định trong thời gian 2 năm đầu.

Công bố cập nhật xếp hạng CAMEL (một phương pháp phân tích tình hình hoạt động và rủi ro của ngân hàng), ACB nằm trong Top đầu cùng với Vietcombank, khẳng định năng lực quản trị rủi ro hiệu quả của Ngân hàng trước những biến số của thị trường.

Theo bảng xếp hạng tín nhiệm dành cho các ngân hàng Việt Nam được Fitch và Moody’s công bố mới đây, ACB được cả hai tổ chức này xếp hạng triển vọng ổn định. Những đánh giá tích cực của Fitch, Moody’s cho thấy ACB là ngân hàng duy trì đà tăng trưởng ổn định, bền vững và đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong điều kiện kinh tế đầy thách thức.

Fitch và Moody’s là hai tổ chức đánh giá tín nhiệm uy tín trên thế giới, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các ngân hàng và doanh nghiệp. Trong năm 2023, Fitch và Moody’s đều đánh giá cao hoạt động kinh doanh của ACB với chất lượng tài sản vững chắc, khả năng sinh lời tốt và năng lực quản trị rủi ro cao.

ACB đi theo chiến lược ngân hàng bán lẻ, không tập trung vào các lĩnh vực có rủi ro cao

ACB đi theo chiến lược ngân hàng bán lẻ, không tập trung vào các lĩnh vực có rủi ro cao

Theo báo cáo của Fitch Ratings, xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn (IDR) của ACB duy trì ở mức “BB-” (ổn định), được củng cố bởi xếp hạng VR, khi các tiêu chuẩn cấp tín dụng ổn định đã giúp duy trì mức độ nợ xấu ở mức kiểm soát và dưới mức trung bình ngành dù trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

Fitch nhận định, ACB có chất lượng khoản vay tốt, hồ sơ tín dụng ổn định hơn so với các ngân hàng khác khi tập trung vào cho vay mảng bán lẻ. ACB có danh mục đầu tư an toàn, không bao gồm trái phiếu doanh nghiệp và dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nên không bị ảnh hưởng bởi hai lĩnh vực này.

Với năng lực quản trị rủi ro tốt, ACB hiện là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất ngành, mặc dù tăng lên 1,2% nhưng vẫn dưới mức trung bình ngành. Fitch kỳ vọng các chỉ số chất lượng tài sản của ACB sẽ duy trì ổn định trong thời gian từ 12 - 18 tháng tới khi kinh tế phục hồi mạnh mẽ hơn.

Chung nhận định về triển vọng ổn định, Moody’s duy trì xếp hạng Ba3 cho ACB về tiền gửi và phát hành tiền tệ dài hạn bằng nội tệ (LC) và ngoại tệ (FC) (LT), cũng như đánh giá tín dụng của ngân hàng. ACB cũng được đánh giá cao về năng lực tài chính với khả năng sinh lời, tỷ lệ an toàn vốn và tỷ lệ an toàn vốn cấp một đều vượt xa yêu cầu tối thiểu của Ngân hàng Nhà nước.

Moody’s cũng nhận định vốn hóa của ACB đã được cải thiện trong vài năm qua, được hỗ trợ bởi khả năng duy trì vốn và khả năng sinh lời cao hơn, với vốn chủ sở hữu chung hữu hình (TCE) tính theo phần trăm tài sản có rủi ro (RWA) tăng lên 11,4% vào cuối tháng 6/2023.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhưng Fitch và Moody’s vẫn giữ mức đánh giá “triển vọng ổn định” với ACB cho thấy mức độ tin cậy của các tổ chức với hoạt động của Ngân hàng. Từ những đánh giá khách quan và độc lập từ hai tổ chức Fitch và Moody’s, ACB tiếp tục chứng minh năng lực phát triển bền vững, có thể đối phó được với những biến động kinh tế và tài chính trong nước, với thế mạnh về tăng trưởng tín dụng, chất lượng tài sản cũng như hiệu quả kinh doanh.

Với kết quả kinh doanh 9 tháng công bố vừa qua, ACB là ngân hàng tư nhân hiếm hoi đạt mức lợi nhuận tăng trưởng trong bối cảnh nhiều ngân hàng giảm lợi nhuận so với cùng kỳ, khi ghi nhận lợi nhuận hợp nhất trước thuế hơn 15.000 tỷ đồng, đạt 75% kế hoạch cả năm. Mức sinh lời của ACB hiện thuộc tốp cao nhất thị trường, với ROE ở mức 24,5%n

Tin bài liên quan