Cuộc chiến lạm phát của các ngân hàng trung ương bước vào giai đoạn "đau đớn" mới

Cuộc chiến lạm phát của các ngân hàng trung ương bước vào giai đoạn "đau đớn" mới

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các ngân hàng trung ương toàn cầu đang bước vào một giai đoạn mới trong cuộc chiến kiểm soát lạm phát, khi các nhà kinh tế cảnh báo rằng suy thoái kinh tế sẽ là cái giá phải trả để đạt được mục tiêu chung là 2%.

Tỷ lệ lạm phát toàn phần ở hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đã giảm mạnh kể từ mùa thu năm ngoái nhưng lạm phát cơ bản - loại trừ giá năng lượng và lương thực - vẫn ở mức cao hoặc gần với mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Chúng đã làm dấy lên lo ngại rằng các ngân hàng trung ương sẽ phải vật lộn để đạt được mục tiêu 2% mà không xóa sạch tăng trưởng.

Carl Riccadonna, nhà kinh tế trưởng tại BNP Paribas cho biết: “Chặng tiếp theo của việc cải thiện các con số lạm phát sẽ khó khăn hơn. Nó đòi hỏi nhiều đau đớn hơn, và nỗi đau đó có thể liên quan đến suy thoái kinh tế vào nửa cuối năm”.

Torsten Slok, nhà kinh tế trưởng tại Apollo Global Management cho biết: “Cách duy nhất để giảm lạm phát xuống 2% là đè bẹp nhu cầu và làm chậm nền kinh tế một cách đáng kể hơn”.

Lạm phát cơ bản vẫn duy trì ở mức cao tại các nền kinh tế lớn

Lạm phát cơ bản vẫn duy trì ở mức cao tại các nền kinh tế lớn

Hôm thứ Năm (22/5), Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, một ngày sau khi dữ liệu cho thấy lạm phát cơ bản tháng 5 tăng lên 7,1%.

Tuần trước, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản trong khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất, nhưng cả hai đều cho thấy lạm phát còn lâu mới bị khuất phục và cảnh báo về những đợt tăng tiếp theo.

Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) - thước đo lạm phát cơ bản ưa thích của Fed - đã dao động quanh mức 4,7% trong sáu tháng qua. Trong khi tỷ lệ này ở khu vực đồng euro đã ổn định ở mức khoảng 5%.

Chủ tịch Fed Jerome Powell đã phát biểu trước Quốc hội Mỹ trong tuần này rằng: “Quá trình đưa lạm phát trở lại mức 2% còn một chặng đường dài phía trước”.

Các thị trường đang phản ứng với sự diều hâu hơn của các ngân hàng trung ương. Hiện họ kỳ vọng lãi suất của Mỹ sẽ đạt đỉnh ở mức 5,25-5,5%, tăng từ mức 5-5,25% vào đầu tháng. Tại khu vực đồng euro, các nhà đầu tư đang ngày càng định giá khả năng tăng lãi suất vào tháng 7 và tháng 9.

Tuy nhiên, một số nhà kinh tế cũng đặt câu hỏi về quyết tâm của các ngân hàng trung ương. Một cuộc khảo sát của Bank of America với 81 nhà quản lý quỹ cho thấy 60% nghĩ rằng các ngân hàng trung ương sẽ chấp nhận mức lạm phát 2% đến 3% nếu điều đó có nghĩa là tránh được suy thoái kinh tế.

Isabel Schnabel, một thành viên trong ban điều hành của ECB cho biết việc loại bỏ lạm phát cao vẫn “đầy rủi ro”, và cho rằng những người thiết lập lãi suất cần phải “sai lầm khi làm quá nhiều thay vì làm quá ít”.

Cựu chủ tịch Fed, Ben Bernanke và cựu nhà kinh tế trưởng của IMF, Olivier Blanchard đã cảnh báo rằng tiền lương cần phải tăng với tốc độ tương tự như tốc độ tăng năng suất để có bất kỳ tác động có ý nghĩa nào đối với lạm phát.

Theo bà Isabel Schnabel, các chính phủ đang gây thêm áp lực lạm phát khi không đảo ngược được khoản chi tiêu được cung cấp để bù đắp tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu. Bà cho biết chỉ một nửa khoản chi tiêu khẩn cấp này dự kiến sẽ được đảo ngược vào năm 2025.

Tin bài liên quan