Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 13 do Ấn Độ chủ trì được tổ chức theo hình thức trực tuyến

Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 13 do Ấn Độ chủ trì được tổ chức theo hình thức trực tuyến

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Hôm thứ Tư (8/9), Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp các nguyên thủ quốc gia khác từ Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi trong Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 13 vào ngày 9/9 được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

BRIC dùng để chỉ 4 nền kinh tế mới nổi nổi bật là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Nam Phi được thêm vào BRIC năm 2010. 5 quốc gia này hiện đang chiếm gần 1/4 tổng GDP của thế giới và hơn 16% thương mại thế giới.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ chủ trì cuộc họp vào thứ Năm (9/9) theo hình thức trực tuyến. Cuộc họp cũng sẽ có sự tham dự của Tổng thống Jair Bolsonaro của Brazil, Tổng thống Vladimir Putin của Nga và Tổng thống Cyril Ramaphosa của Nam Phi. Ấn Độ hiện nắm giữ vai trò Chủ tịch luân phiên của BRICS.

Theo Bộ Ngoại giao Ấn Độ, Ấn Độ đã vạch ra 4 lĩnh vực ưu tiên cho vị trí chủ tịch của mình, bao gồm cải cách tổ chức Liên hợp quốc; cải cách tổ chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế; chống khủng bố; và sử dụng công nghệ để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

“Ngoài các lĩnh vực này, các nhà lãnh đạo cũng sẽ trao đổi quan điểm về tác động của đại dịch Covid-19 và các vấn đề toàn cầu và khu vực hiện tại khác”, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết hôm thứ Hai (6/9).

Cố vấn an ninh quốc gia của Ấn Độ Ajit Doval sẽ trình bày tại hội nghị thượng đỉnh.

Thủ tướng Modi trước đó đã chủ trì hội nghị thượng đỉnh BRICS vào năm 2016 tại Goa. Năm ngoái, cuộc họp đã chuyển sang hình thức trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch.

Số phận của BRICS đã trở nên khác biệt kể từ hội nghị thượng đỉnh đầu tiên được tổ chức tại Nga hơn một thập kỷ trước. Trong khi Trung Quốc và Ấn Độ phát triển theo cấp số nhân, Nga, Brazil và Nam Phi đã vấp ngã trong việc phát huy ảnh hưởng của họ đối với nền kinh tế toàn cầu.

Trong khi đó, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã xấu đi vào năm ngoái sau các cuộc đụng độ biên giới trên dãy Himalaya.

Tin bài liên quan