Bất động sản vùng ven: Điểm sáng đầu tư năm 2024

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Được đầu tư đồng bộ với không gian sống còn nhiều “chỗ thở”, bất động sản vùng ven được dự đoán là điểm sáng đầu tư năm 2024 trong bối cảnh quỹ đất nội đô ngày càng khan hiếm và giá bán ngày càng tăng cao, vượt xa khả năng của người dân.

Phát triển kinh tế vùng ven là điều bức thiết

Dân số tại TP.HCM hiện khoảng 13 triệu người, trong đó có khoảng 3 triệu người nhập cư. Theo bản Quy hoạch vùng TPHCM đến năm 2030 dự báo dân số khoảng 24 - 25 triệu người và tỷ lệ đô thị hóa đạt 70 - 75%.

Tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, áp lực an sinh xã hội ngày càng lớn, để giải quyết bài toán về nhà ở, việc tập trung thu hút chủ đầu tư phát triển các dự án nhà ở tại các quận huyện ven đô là hướng đi chưa bao giờ thiết thực và bức thiết như hiện nay đối với TP.HCM.

TPHCM dự báo chạm mốc 24 triệu dân vào năm 2030. Lối ra cho bài toán an sinh xã hội là giãn dân sang các khu vực ven đô. Ảnh: Shutterstock.

TPHCM dự báo chạm mốc 24 triệu dân vào năm 2030. Lối ra cho bài toán an sinh xã hội là giãn dân sang các khu vực ven đô. Ảnh: Shutterstock.

Sự khan hiếm quỹ đất nội đô, nên người dân lựa chọn di chuyển dần ra các quận, huyện cận trung tâm, thậm chí là các địa bàn xa hơn ở ven đô. Các địa phương được chú trọng phát triển phía Bắc TP.HCM gồm Củ Chi và Hóc Môn, phía Nam có Nhà Bè và Cần Giờ, phía Tây là Bình Chánh, phía Đông là Thủ Đức, Bình Dương.

TP.HCM đang mở rộng ra cả bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Trong đó, Nhà Bè và Cần Giờ là 2 địa phương có sẵn lợi thế "bản sắc xanh" với những mảng xanh lớn ven sông. Chia sẻ trong hội nghị kêu gọi đầu tư cuối năm 2023, lãnh đạo huyện Nhà Bè cho hay, Nhà Bè nhất quán thu hút các dự án đúng thế mạnh, đúng định hướng phát triển đô thị du lịch sinh thái của TP.HCM.

Thị trường bất động sản Nhà Bè, điểm sáng đầu tư năm 2024

Là điểm cuối của khu Nam Sài Gòn, Nhà Bè tiếp nối sự phát triển của quận 7, trở thành thị trường bất động sản mới, được chú ý trong 5 năm trở lại đây.

Ông Trần Minh Tuấn, Trưởng phòng nghiên cứu thị trường của một doanh nghiệp bất động sản lớn tại TP.HCM cho biết, theo dữ liệu trực tuyến trên các trang mua bán đăng tin bất động sản, từ năm 2018 - 2022, giá bán các loại hình bất động sản tại Nhà Bè có xu hướng tăng. Giá chung cư từ trung bình 26 triệu đồng/m2 lên 48 triệu đồng/m2, tăng bình quân 19,2%/năm; giá nhà riêng từ mốc trung bình 45 triệu đồng/m2 lên 80 triệu đồng/m2, tăng trung bình 15,5%/năm; giá đất từ mốc trung bình 16 triệu đồng/m2 lên 31 triệu đồng/m2, tăng bình quân 18,14 %/năm.

Năm 2023 đến đầu năm 2024, thị trường bất động sản Nhà Bè ghi nhận nhiều thông tin tích cực khi hạ tầng giao thông, y tế - giáo dục lần lượt hoàn thành và đi vào hoạt động. Gần nhất, cầu Long Kiểng thuộc trục đường Lê Văn Lương, đi vào hoạt động làm thay đổi diện mạo dân cư hai bên cầu, nối mạch phát triển kinh tế - xã hội từ quận 7 đến Phước Kiểng và Nhơn Đức của Nhà Bè.

Tuy nhiên, giá bất động sản khu vực này vẫn còn “ghìm cương” giữ vị thế giá vùng trũng và giới chuyên gia nhận định, thị trường bất động sản Nhà Bè sẽ sớm chứng kiến mức tăng nhanh chóng bởi 2 nguyên nhân diễn ra đồng thời.

Thứ nhất, khi thị trường bất động sản phục hồi trở lại, với lợi thế nhiều quỹ đất sạch, định hướng phát triển rõ ràng với thông tin quy hoạch Nhà Bè lên thành phố trước thềm năm 2025, tạo lực đẩy bất động sản tăng giá.

Thứ hai, hạ tầng liên tục hoàn thành hoặc đang được quyết liệt triển khai trở thành đòn bẫy phát triển kinh tế - xã hội, dự báo mức tăng giá bất động sản tỷ lệ thuận với tốc độ hoàn thành hạ tầng giao thông, y tế - giáo dục, đô thị.

Cầu Long Kiểng chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/2023, hoàn thành sớm hơn 3 tháng so với dự kiến kể từ ngày hoàn tất bàn giao mặt bằng. Ảnh: Quốc Anh.

Cầu Long Kiểng chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/2023, hoàn thành sớm hơn 3 tháng so với dự kiến kể từ ngày hoàn tất bàn giao mặt bằng. Ảnh: Quốc Anh.

Thời gian gần đây, mức độ tìm kiếm bất động sản Nhà Bè tăng lên, bởi giá bất động sản Nhà Bè có phần mềm, dễ có cơ hội sở hữu một bất động sản vừa túi tiền hơn. Ông Trần Minh Tuấn, cho hay, lượt tìm kiếm bất động sản Nhà Bè tăng bình quân 25% năm 2023, cao nhất là đất nền và căn hộ.

Nhà Bè thu hút chủ đầu tư các dự án cao tầng theo đúng định hướng xanh, gìn giữ môi trường thiên nhiên sẵn có. Ảnh phối cảnh một dự án căn hộ ngay bên cầu Long Kiểng.

Nhà Bè thu hút chủ đầu tư các dự án cao tầng theo đúng định hướng xanh, gìn giữ môi trường thiên nhiên sẵn có. Ảnh phối cảnh một dự án căn hộ ngay bên cầu Long Kiểng.

Với mục tiêu tiến tới nâng bậc "thành phố Nhà Bè" định hướng phát triển du lịch sinh thái làm kim chỉ nam, cư dân Nhà Bè sẽ sở hữu môi trường sống xanh mát hiện tại và nhiều năm về sau. Điều này trở thành lợi thế giúp Nhà Bè đón làn sóng di dân từ trung tâm. Khoảng cách từ Nhà Bè đến khu vực trung tâm TP.HCM chỉ 20 phút để di chuyển.

Để gìn giữ bản sắc xanh vô giá đồng thời đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho cư dân tại chỗ và làn sóng di cư từ các quận nội đô TP.HCM ra vùng ven, Nhà Bè lựa chọn phát triển đô thị nén. Theo đó, dự báo loại hình bất động sản cao tầng được ưu tiên thu hút đầu tư, giàu tiềm năng phát triển trong tương lai.

Tin bài liên quan