BIS: Các ngân hàng trung ương cần tránh lặp lại sai lầm của những năm 1970

BIS: Các ngân hàng trung ương cần tránh lặp lại sai lầm của những năm 1970

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), các ngân hàng trung ương cần phải "hoàn thành công việc" kiểm soát lạm phát và tránh những sai lầm của những năm 1970 bằng cách tuyên bố chiến thắng quá sớm.

Được mệnh danh là ngân hàng cho các ngân hàng trung ương, BIS trong báo cáo mới đây cho biết, điều quan trọng là các quan chức không được lặp lại các sai lầm của những năm 1970 khi lãi suất được tăng lên mức cao một cách khó tưởng tượng sau khi cố gắng hạ thấp lãi suất dẫn đến lạm phát tăng trở lại.

"Các ngân hàng trung ương đã rất, rất rõ ràng rằng ở giai đoạn này, khía cạnh quan trọng nhất là hoàn thành công việc… Một thái độ thận trọng được thiết kế để đảm bảo rằng việc không tuyên bố chiến thắng quá sớm là điều thích hợp”, Claudio Borio, người đứng đầu bộ phận tiền tệ và kinh tế của BIS cho biết.

Chi phí đi vay trên toàn cầu đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong nhiều thập kỷ trong năm ngoái khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất thêm 450 điểm cơ bản, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất thêm 300 điểm cơ bản và các quốc gia đang phát triển thậm chí còn tăng lãi suất nhiều hơn.

Tuy nhiên, có những lo ngại rằng mặc dù lạm phát ở nhiều nền kinh tế lớn đang bắt đầu giảm, nhưng nó sẽ vẫn ở mức cao do giá năng lượng và lương thực không ổn định, vì nền kinh tế của Trung Quốc mở cửa trở lại và khi công nhân yêu cầu tiền lương cao hơn.

Dữ liệu vào thứ Sáu (24/2) cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ vào tháng 1 đã tăng nhiều nhất trong gần 2 năm trong bối cảnh tiền lương gia tăng, thêm vào quan điểm của các nhà kinh tế rằng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất trên 5% trong năm nay.

Bên cạnh đó, ECB dự kiến sẽ tiếp tục tăng lãi suất với 50 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 3 sắp tới và đưa lãi suất chính lên 3%.

"Những gì bạn không muốn làm bằng mọi giá là lặp lại các chính sách tạm dừng của những năm 1970 khi đang đảo ngược lãi suất và sau đó bạn nhận ra rằng công việc chưa được thực hiện. Sau đó, bạn phải làm điều đó lại lần nữa”, ông Claudio Borio cho biết.

Báo cáo của BIS cũng bao gồm nghiên cứu cho thấy mức tăng lãi suất có nhiều khả năng gây ra căng thẳng hệ thống tài chính khi mức nợ tư nhân cao, mặc dù "chính sách thận trọng" có thể làm giảm rủi ro và cung cấp cho các ngân hàng trung ương nhiều dư địa hơn để thực hiện chính sách.

Ngoài ra, giá cả hàng hóa cao hơn và đồng đô la Mỹ tăng cao sẽ ảnh hưởng đáng kể đến nguy cơ lạm phát - tăng trưởng yếu và lạm phát cao - đặc biệt là ở các nền kinh tế đang phát triển.

Tin bài liên quan