Chứng khoán tuần mới: Chạm ngưỡng 600 điểm

(ĐTCK) Hầu hết các CTCK đều tin tưởng thị trường tiếp tục tăng điểm trong tuần tới và chỉ số VN-Index sẽ test ngưỡng cản 600 điểm.
Chứng khoán tuần mới: Chạm ngưỡng 600 điểm

Thông tin về việc Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 đã tác động tích cực tới tâm lý nhà đầu tư. Ngoài ra, kết quả kinh doanh quý II của nhiều doanh nghiệp lớn tiếp tục được công bố khả quan đã giúp thị trường tăng điểm khá tốt.

Trên sàn HOSE, với cả 5 phiên tăng điểm, tính chung cả tuần VN-Index tăng 13,49 điểm, tương đương tăng 2,3%, chốt tuần ở mức 596,26 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 116,91 triệu đơn vị/phiên, tăng 3,4% so với tuần trước và tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 1.907,91 tỷ đồng, tăng 10,24% so với tuần trước.

Giao dịch trên HOSE trong tuần qua

Ngày

VN-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD

18/7

596,26

+5,89(+1,00%)

144.369.890

2.526.220

17/7

590,37

+0,69(+0,12%)

96.550.889

1.441.590

16/7

589,68

+0,37(+0,06%)

138.138.520

2.244.220

15/7

589,31

+3,08(+0,53%)

137.424.848

2.122.400

14/7

586,23

+3,46(+0,59%)

68.061.940

1.205.120

Tổng

+13,49(+2,3%)

584.546.087

9.539.550

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index có 4 phiên tăng và duy nhất phiên giảm điểm ngày 16/7. Kết thúc tuần, HNX-Index tăng 2,53 điểm, tương ứng tăng 3,19% đứng ở mức 81,14 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 46,79 triệu đơn vị/phiên, giảm 29,08% so với tuần trước và tổng giá trị đạt 576,89 tỷ đồng, giảm 22,19% so với tuần trước.

Giao dịch trên HNX trong tuần qua

Ngày

HNX-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD

18/7

81,14

+0,30(+0,37%)

43,982,766

557,260

17/7

80,85

+0,69(+0,86%)

41,090,084

541,040

16/7

80,16

-0,07(-0,09%)

72,518,949

803,920

15/7

80,23

+0,74(+0,94%)

41,872,764

515,950

14/7

79,49

+0,87(+1,11%)

34,474,865

466,290

Tổng

+2,53(+3,19%)

233,939,428

2,884,460

Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài tuần qua khá giống tuần trước. Cụ thể, trên sàn HNX, dòng vốn ngoại vẫn duy trì giá trị rót ròng qua từng phiên, trong khi trên sàn HOSE xu thế chốt lời tiếp tục gia tăng.

Tính chung trên cả hai sàn trong tuần qua, khối ngoại đã mua ròng 3,89 triệu đơn vị, tổng giá trị tương ứng 42,09 tỷ đồng, giảm 44,67% về lượng và 46,74% về giá trị so với tuần trước.

Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên 2 sàn trong tuần

Ngày

Khối lượng

Giá trị (tr.đồng)

Mua

Bán

Mua-Bán

Mua

Bán

Mua-Bán

18/7

6.976.650

5.220.930

1.755.720

197.740

190.190

7.550

17/7

5.144.239

2.432.957

2.711.282

172.100

89.820

82.280

16/7

7.679.730

6.178.226

1.501.504

260.640

213.580

47.060

15/7

4.618.180

5.804.215

-1.186.035

116.630

186.070

-69.440

14/7

4.177.650

5.068.470

-890.820

105.980

131.340

-25.360

Tổng

28.596.449

24.704.798

3.891.651

853.090

811.000

42.090

Trong đó, khối này mua vào 28,6 triệu đơn vị, trị giá 853,09 tỷ đồng và bán ra 24,7 triệu đơn vị, trị giá 811 tỷ đồng.

Nhận định của các CTCK:

VN-Index sẽ tiếp tục tăng nhẹ

CTCK Rồng Việt (VDSC)

Phiên cuối tuần, nhờ sự nâng đỡ của nhóm cổ phiếu lớn như VNM, FPT, PVD mà thị trường tăng mạnh vượt qua ngưỡng kháng cự mạnh 595 của VN-Index.

Cổ phiếu VNM được hỗ trợ thông tin phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 20% nên tăng 4.000 đồng (+3,1%). Tin đồn về mối quan hệ hợp tác của FPT và Apple đã đưa giá cổ phiếu công ty FPT tăng trần ở mức giá 52.500 đồng.

Tính đến thời điểm này, thông tin về kết quả kinh doanh quý của công ty đã dần được công bố. Theo đà tích cực của những tuần qua, chúng tôi kỳ vọng VNIndex sẽ tiếp tục tăng nhẹ và giao động quanh mức 600 trong tuần tới.

VN-Index test lại ngưỡng cản tâm lý 600 điểm

CTCK Sài Gòn Hà Nội (SHS)

Thông tin về việc Chủ tịch WB Jim Yong Kim đến Việt Nam nhằm củng cố quan hệ đối tác đồng thời trực tiếp ký kết các hiệp định với Việt Nam và cam kết tài trợ cho Việt Nam gần 4 tỷ USD nguồn vốn IDA trong thời gian từ 2014- 2017, giữ Việt Nam ở vị trí quốc gia được phân bổ nguồn vốn IDA lớn thứ 2 trong kỳ IDA 17 nhiều khả năng sẽ tạo hiệu ứng tâm lý tích cực lên thị trường trong tuần tới trong bối cảnh khoảng trống về việc thiếu các thông tin vĩ mô hỗ trợ vẫn chưa được lấp đầy.

Nhiều khả năng trong tuần tới VN-Index sẽ test lại ngưỡng cản tâm lý 600 và đỉnh 610 của năm nay. Do vậy, tâm lý chốt lời các cổ phiếu có sức tăng khá trong tuần trước nhiều khả năng sẽ tạo hiệu ứng điều chỉnh trên 2 sàn. Chúng tôi cho rằng trong thời gian tới động thái của FED về lãi suất và những bất ổn tại Ucraina sẽ có những tác động đến dòng vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Do vậy nhà đầu tư cần tiếp tục theo dõi động thái giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới để đưa ra các quyết định phù hợp.

Thị trường tiếp tục xu thế tích lũy và tăng nhẹ

CTCK FPT (FPTS)

Có thể nhận thấy trong ngắn hạn thị trường tăng trưởng khá vững thanh khoản liên tiếp được cải thiện do vậy với nhận định thị trường sẽ tiếp tục xu thế tích lũy và tăng nhẹ. Do đó, đối với nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu cơ bản tốt nên tránh lướt sóng để đạt tỷ suất lợi nhuận cao, đối với nhà đầu tư lướt sóng chưa nắm giữ cổ phiếu nên tranh thủ các phiên thị trường điều chỉnh để mua vào các cổ phiếu cơ bản tốt.

Nhà đầu tư lướt sóng chịu được rủi ro có thể mua vào các mã cổ phiếu penny đã có thời gian điều chỉnh dài và chưa tăng. Nhà đầu tư dài hạn có thể tiếp tục mua vào các mã cơ bản tốt với kết quả kinh doanh khả quan trong quý II.

Kết quả kinh doanh quý II sẽ tiếp tục phân hóa các cổ phiếu

CTCK Bảo Việt (BVSC)

Thị trường trải qua 1 tuần tăng điểm trở lại trên cả 2 sàn với tính thanh khoản sụt giảm nhẹ. Xét về chỉ số ngành, ngành dịch vụ dầu khí có mức tăng mạnh nhất trong cả tuần (+9,24%) với sự bứt phá của các mã PVD, PVC, PVS.

Ở chiều ngược lại, ngành thiết bị điện có mức giảm sâu nhất (-0,85%), có thể kể đến sự mất điểm của SAM và PAC. Khối nhà đầu tư nước ngoài, mặc dù vẫn tiếp tục kiên trì mua ròng trên sàn HNX nhưng khối này đã thực hiện bán ròng 3 trong 5 phiên trên sàn HoSE, đặc biệt là trong 2 phiên đầu tuần.

Điểm đáng chú ý trong tuần vừa qua là việc thị trường không có nhiều phản ứng trước các thông tin cả tích cực lẫn tiêu cực như việc Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi lãnh hải của Việt Nam, FED có khả năng sẽ sớm tăng lãi suất hay tai nạn của hãng hàng không Malaysia.

Điều này cho thấy sự ổn định trong tâm lý của nhà đầu tư và diễn biến thị trường vẫn chủ yếu chịu chi phối bởi yếu tố kết quả kinh doanh quý II. Nhóm cổ phiếu bluechips mang tính cơ bản, đặc biệt là các mã ngành dầu khí đang đóng vai trò dẫn dắt. Tuy nhiên, việc thanh khoản của thị trường chưa có nhiều cải thiện cho thấy sức lan tỏa của dòng tiền còn tương đối hạn chế và thị trường tăng điểm trong bối cảnh phân hóa rất rõ nét giữa các dòng cổ phiếu.

Trong tuần tới, các thông tin chính thức về kết quả kinh doanh quý II sẽ tiếp tục là nhân tố chính tác động đến sự vận động của các mã cổ phiếu. Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư nên tiếp tục nắm giữ các mã bluechips cơ bản ổn định và có tiềm năng tăng trưởng trong kết quả quý II. Bên cạnh đó, chiến lược trading quay vòng 1 phần danh mục có thể được thực hiện nhằm tăng hiệu quả đầu tư, tích lũy thêm ở các phiên điều chỉnh và thực hiện chốt lời ngắn sau đó khi đạt được lợi nhuận mục tiêu.

Thị trường sẽ tiến tới ngưỡng kháng cự 600 điểm

CTCK BIDV (BSC)

Các chỉ số có phiên tăng điểm mạnh nhất trong tuần, kết thúc một tuần giao dịch thành công khi liên tục đóng cửa giá xanh với khối lượng bình quân ở mức cao. FPT là điểm sáng của thị trường hôm nay khi đóng vai trò kích hoạt dòng tiền. Nếu trong phiên sáng, thị trường vẫn giữ kịch bản giằng co như mọi khi thì đến phiên chiều, tình hình đã khá hơn rất nhiều khi FPT tăng giá mạnh sau tin tức về vụ hợp tác với Apple.

Không lâu sau đó, các mã Blue-chip khác cũng tăng khá tốt nhờ dòng tiền vào nhiều, cụ thể như VNM, PVD và BVH, tạo đà cho thị trường chinh phục ngưỡng kháng cự 592-594. Có thể nói, tuần này là tuần của các cổ phiếu vốn hóa lớn khi nhóm cổ phiếu này tăng tốt hơn hẳn nhóm cố phiếu có mức vốn hóa trung bình và nhỏ. Chúng tôi cho rằng một phần nguyên nhân là do nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn thường được kỳ vọng có KQKD tốt hơn nhóm còn lại.

Ngưỡng kháng cự 592-594 về cơ bản đã bị phá trong phiên hôm nay với khối lượng lớn. Do đó, chúng tôi vẫn lạc quan về triển vọng của thị trường trong thời gian tới. Thị trường nhiều khả năng sẽ tiến tới ngưỡng kháng cự tiếp theo tại 600 điểm. Đây cũng chính là vùng đỉnh của thị trường trước khi xảy ra sự kiện biển Đông.

Công bằng mà nói, mặc dù đã lường trước được kịch bản dao động trong biên độ hẹp của thị trường, chúng tôi vẫn có đôi chút bất ngờ về khả năng tăng điểm của thị trường trong thời gian qua, nhất là trong một số giai đoạn thiếu vắng cổ phiếu dẫn dắt cũng như các thông tin hỗ trợ. Mặc dù vậy, các đợt điều chỉnh xảy ra, nếu có, thì cũng chỉ là những đợt giảm vừa phải, những đợt lao dốc mạnh trong thời gian ngắn như đã xảy ra trong tháng 5 sẽ khó lặp lại do thị trường đã không tăng quá nhanh trong giai đoạn này.

Chúng tôi nhận thấy, mặc dù áp lực chốt lãi mạnh xuất hiện ở một số thời điểm trong các phiên gần đây nhưng đó chưa phải là yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng. Những mã có cơ bản tốt nhưng chưa tăng giá nhiều và dòng midcap nhiều khả năng sẽ là tâm điểm cho tuần tới. Nhà đầu tư ưa rủi ro có thể giải ngân vào những mã có thông tin tích cực và chưa tăng quá cao, đồng thời xem xét chốt lời tại những cổ phiếu đã có lợi nhuận khá.

Thị trường sẽ tiếp tục tăng điểm

CTCK Maybank Kim Eng (MBKE)

Chúng tôi vẫn duy trì quan điểm về xu hướng tăng của các thị trường cho đến thời điểm hiện tại. Chúng tôi khuyến khích nhà đầu tư nắm giữ các cổ phiếu đang có và thực hiện chiến lược “để lãi chạy”.

Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý nhà đầu tư nên thận trọng hơn trong việc mua mới các mã cổ phiếu và sử dụng mạnh đòn bẩy tài chính ở thời điểm hiện tại do rủi ro đánh đổi sẽ ở mức cao hơn lợi ích đạt được khi mà thị trường đang tiến gần đến các mức kháng cự mạnh.

VN-Index chắc chắn chạm mốc 600 điểm

CTCK MaritimeBank (MSBS)

Chỉ số VN-index tăng liên tục 5 phiên trong tuần trong khi chỉ số HNX-index cũng chỉ có duy nhất một phiên giảm vào ngày thứ tư. Chỉ số HNX-index và chỉ số VN-index đều chinh phục thành công hai mốc kháng cự mạnh là 80 điểm và 595 điểm.

Trong phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số VN-index tăng gần 6 điểm, đóng cửa tại mức cao nhất ngày cho thấy đà tăng sẽ còn tiếp tục. Theo nhận định của chúng tôi, phiên giao dịch ngày thứ hai thị trường chứng khoán vẫn sẽ tăng điểm. Chúng tôi cho rằng kịch bản chỉ số VN-index có thể tăng chạm tới mốc 600 là tương đối chắc chắn. Với diễn biến thị trường hiện tại, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư nên giải ngân vào những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, bluechips đang bị định giá thấp. Những cố phiếu nên quan tâm trong tuần giao dịch tới: HAG, FCN, PXS, CII…

VN-Index sẽ chinh phục được ngưỡng 600 điểm

CTCK KIS Việt Nam (KIS)

Đóng cửa phiên cuối tuần, các chỉ số đồng loạt khởi sắc nhờ được hỗ trợ bởi nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn. Như kì vọng, VN-Index vẫn trong xu hướng phục hồi và đang tiệm cận về mốc 600; HNX-Index cũng vượt mốc 81. Tâm điểm phiên 18/7 đến từ FPT tăng trần cùng với khối lượng giao dịch đột biến sau tin đồn được Apple mua lại. Tuy nhiên, lãnh đạo FPT sau đó đã lên tiếng bác bỏ thông tin nói trên. Dù vậy, hiệu ứng FPT và MWG cùng với kì vọng kết quả kinh doanh quý II khiến dòng tiền chảy mạnh vào nhóm bluechip có nền tảng cơ bản tốt như VNM, PVS, PVD, VIC, MSN, VCB, CTG…Sự khởi sắc của các mã có vốn hóa lớn đóng vai trò hỗ trợ mạnh mẽ cho đà tăng của thị trường. Trong khi đó, hiện tượng phân hóa tiếp diễn rõ nét với sắc đỏ khá phổ biến ở nhóm penny.

Trước ngưỡng kháng cự tâm lý mạnh 600, các hoạt động chốt lời cục bộ sẽ diễn ra tương đối mạnh mẽ, trong đó tập trung vào các mã có mức tăng đáng kể vừa qua. Theo đó, các chỉ số nhiều khả năng sẽ trải qua các phiên rung lắc mạnh. Dù vậy, do nền tảng thị trường đang tốt lên nhờ dòng tiền cải thiện cùng với kết quả kinh doanh được dự báo sẽ khả quan ở các tên tuổi lớn nên VN-Index có nhiều cơ hội chinh phục ngưỡng 600 trong tuần tới.

Do đó, nhà đầu tư đang ở vị thế nắm giữ các mã cơ bản tốt chỉ nên cân nhắc chốt lời khi đã được lợi nhuận kì vọng. Trong khi đó, do thị trường đang ở giai đoạn tương đối nhạy cảm về mặt kĩ thuật, các hoạt động lướt sóng nên được hạn chế và tránh mua đuổi giá.

Tin bài liên quan