Góc nhìn kỹ thuật phiên 11/12

Góc nhìn kỹ thuật phiên 11/12

(ĐTCK) Vùng kháng cự 512-515 điểm vẫn tỏ ra khá vững. Chiến thuật giao dịch Swing Trading ở vùng kháng cự này khả năng được NĐT lướt sóng áp dụng mạnh để chiết giảm giá vốn.

ĐTCK lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 11/12.

 

Biểu đồ kỹ thuật VN-Index

 Góc nhìn kỹ thuật phiên 11/12 ảnh 1

Nguồn: VCBS

 

CTCK FPT - FPTS

Thêm một phiên giằng co trong biên độ hẹp, VN-Index nối dài chuỗi đi ngang trong vùng giá 510 điểm.

Trên đồ thị, liên tiếp các cây nến với thân hẹp kết hợp cùng với dải Bollinger không còn mở rộng như trước càng củng cố cho xu thế này.

Xét các chỉ báo trong ngắn – trung hạn thì chủ yếu tín hiệu đến từ MA, MFI, RSI chưa thực sự rõ ràng.

Xu hướng thị trường sẽ rõ ràng hơn nếu VN-Index vượt qua ngưỡng 515 điểm với thanh khoản đạt mức cao.

Phiên thứ 4 liên tiếp HNX-Index đóng cửa phía trên ngưỡng 66 điểm và không có sự thay đổi nhiều so với phiên trước.

Sự lưỡng lự của cả bên mua lẫn bên bán được thể hiện khá rõ rệt ở cây nến Doji tiếp tục xuất hiện trên đồ thị kỹ thuật.

Các chỉ báo kỹ thuật dao động yếu trở lại sau đợt tăng liên tiếp.

Trong trường hợp thị trường điều chỉnh giảm, ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 65 điểm tạo bởi dải giữa Bollinger Band sẽ nâng đỡ cho HNX-Index.

 

CTCK Bảo Việt - BVSC

VN-Index điều chỉnh về hỗ trợ 510 điểm và phục hồi nhẹ cuối phiên về sát mức giá mở cửa.

Tổ hợp 4 phiên giao dịch gần nhất tạo thành mẫu hình luân phiên (alternation pattern) hàm ý quá trình tích lũy đang diễn ra trong vùng giá từ 510 đến 512 điểm.

Độ rộng thị trường tiếp tục suy yếu trong phiên giao dịch ngày 10/12, chỉ số Advance/Decline trên toàn thị trường vẫn tiếp tục đi xuống nhưng chưa phá vỡ xu hướng tăng kể từ đầu sóng tăng giá..

Điểm đáng chú ý là ở thời điểm áp lực bán bao phủ rộng nhất phiên, số điểm mà VN-Index mất cũng không quá lớn.

Đây là một phân kỳ giữa giá và độ rộng hàm ý rằng áp lực bán chưa chiếm ưu thế.

Đứng từ góc độ xu hướng, chúng tôi dự đoán VN-Index có thể tiếp tục phục hồi khi 3 yếu tố giá, thanh khoản và độ rộng dịch chuyển cùng chiều với nhau trong phiên giao dịch tiếp theo.

 

CTCK Maybank KimEng - MBKE

VN-Index lên điểm phiên thứ ba liên tục, nhưng tạo ra một thanh nến thấp hơn trên đồ thị. Xu hướng của VN-Index là tăng điểm, nhưng tốc độ tăng rất chậm.

Hỗ trợ đầu ở mức 505 điểm, là cạnh trên của khu vực tích lũy. Hỗ trợ kế tiếp ở 492 điểm. Kháng cự mạnh gần nhất là 513 điểm và thị trường vẫn đang chịu áp lực tại đây.

Thanh khoản tốt. Khối lượng giao dịch giảm 20% xuống 80 triệu so với phiên trước, tương đương với mức trung bình giao dịch 50 ngày. Nhìn chung, mức tương đương này cho thấy dòng tiền trong thị trường vẫn dồi dào, nhưng thấp hơn so với giai đoạn trước.

Chỉ báo kỹ thuật xấu. KE Sentiment Index xuống mức thấp mới, tạo phân kỳ tiêu cực so với giá. Đây là tín hiệu cảnh báo cho các động lực giá lên.

Giá có chiều hướng tăng chậm, nhưng khối lượng giao dịch vẫn đang ổn định. Phân kỳ tiêu cực của chỉ báo kỹ thuật cho tín hiệu thận trọng, hàm ý rằng có thể một đợt điều chỉnh mới đang tới gần.

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao. Tuy nhiên, họ không nên giao dịch mà nên theo dõi các điểm chốt lời có thể có. Tỷ trọng đề xuất: 35/65 (tiền mặt/cổ phiếu).

HNX-Index tăng nhẹ phiên thứ ba liên tục. Tuy nhiên, trên đồ thị, có bốn nến thân hẹp và bóng nến dài – sau mức tăng 13% của HNX-Index, điều này hàm ý rằng thị trường đang trở nên cân bằng.

Kháng cự đặt tại 66,2 điểm. Hỗ trợ ở mức 63,7 điểm.

Thanh khoản đạt 38 triệu, tương đương mức trung bình giao dịch trong 50 ngày. Xu hướng của đường khối lượng trung bình 50 ngày đi lên cho thấy chiều hướng thanh khoản vẫn gia tăng. Tuy nhiên, dòng tiền rõ ràng gia tăng tại HNX ở mức độ thấp hơn so với mức tăng tại HOSE.

Chỉ báo kỹ thuật đưa tín hiệu thận trọng. KE Sentiment Index đi xuống mức thấp mới, xâm phạm đường xu hướng tăng từ giữa tháng 9, tạo ra phân kỳ tiêu cực.

Xu hướng của HNX-Index là tăng giá với các đỉnh và đáy sau cao hơn đỉnh và đáy trước, nhưng đà tăng của chỉ số đang chậm lại và tạo ra các mẫu hình cân bằng. Kết hợp với tín hiệu phân kỳ tiêu cực của chỉ báo kỹ thuật, có khả năng thị trường đang tiến tới gần một đợt điều chỉnh.

Nhà đầu tư nên tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu hiện có, nhưng nên hạn chế việc giao dịch để bám sát các tín hiệu chốt lời có thể xuất hiện. Tỷ trọng đề xuất: 45/55 (tiền mặt/cổ phiếu).

 

Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index

 Góc nhìn kỹ thuật phiên 11/12 ảnh 2

Nguồn: VCBS

 

 

CTCK MB - MBS

10/12, VN-Index giao dịch quanh tham chiếu trong phiên và kết thúc phiên giữ điểm.

Chỉ số hình thành một nến đỏ. Khối lượng giao dịch đạt mức trung bình.

Ngắn hạn, VN-Index vẫn tiếp tục xu hướng đi lên tuy nhiên đang giằng co liên tục giữa lực mua và bán.

Trung hạn, VN-Index đang nằm trong vùng kháng cự có nhiều hoạt động 500 - 510. Chỉ số đã từng 3 lần không thể xuyên qua vùng điểm này và tạo đỉnh vào tháng 4, tháng 7 và tháng 8/2013.

HNX-Index giao dịch quanh tham chiếu trong phiên và kết thúc phiên giữ điểm.

Chỉ số hình thành một nến trắng mỏng. Khối lượng giao dịch đạt mức trung bình.

Ngắn hạn, HN-Index đã tạo một kênh tăng điểm mạnh kể từ giữa tháng 9. Đà tăng mạnh cũng như chỉ số vẫn chưa có nhịp điều chỉnh đáng kể nào là một yếu tố rủi ro tương đối. Chỉ số RSI đang nằm tỏng vùng quá bán.

Trung hạn, sau khi đi lên từ vùng điểm 58 – 59, HNX-Index đã thoát ra khỏi kênh giảm điểm bắt đầu từ tháng 6. Chỉ số đang nằm gần ngưỡng kháng cự 65-66, là đỉnh cũ vào tháng 6/2013.

Thị trường hôm nay đi ngang khi cả VN-Index và HN-Index cùng giữ điểm; thanh khoản ở mức trung bình. Mặc dù vẫn nằm trong đường tăng giá khá mạnh kể từ giữa tháng 9, HN-Index đã có 4 phiên liên tục đi ngang, và đang bị giữ tại ngưỡng kháng cự là đỉnh cũ trong tháng 6.

 

CTCK Rồng Việt - VDSC

VN-Index tiếp tục tăng nhẹ thêm 0,37 điểm (0,07%) lên mức 511,6 điểm, kèm theo khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 79 triệu cổ phiếu. Khối lượng giao dịch trong các phiên gần đây vẫn duy trì ở mức cao, nhưng khối lượng giao dịch bình quân 10 phiên đang giảm trở lại.

VN-Index tăng liên tiếp hai phiên, nhưng tâm lý bên bán đang gia tăng. Cả hai phiên vừa qua VN-Index đều có giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa. Đầu phiên thị trường khá hưng phấn nhờ sự tăng giá của một vài cổ phiếu lớn, nhưng áp lực bán gia tăng ở những cổ phiếu còn lại.

Tính cả hai phiên ngày 4-5/12 th. VN-Index đã có bốn phiên tâm lý bên bán áp đảo. Dấu hiệu này đang cảnh báo khả năng giảm điểm của thị trường khi mật độ các phiên bán ra tăng lên.

Các chỉ báo kỹ thuật cũng cho thấy khả năng suy yếu của thị trường. RSI vẫn trong xu hướng tăng nhưng độ dốc đang giảm dần, đường cỏ MACD tiếp tục mọc ngắn dần, (+DI) đi xuống và (-DI) đi lên.

Diễn biến của VN-Index và các chỉ báo kỹ thuật cảnh báo khả năng điều chỉnh đang đến gần và mức hỗ trợ cho VN-Index sắp tới là vùng 502-503 điểm.

HNX-Index cũng tăng điểm về cuối phiên lên mức 66,14 điểm, tương ứng tăng 0,02 điểm (0,03%). Khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 38,4 triệu cổ phiếu.

Như vậy, HNX-Index đã có bốn phiên biến động giằng co quanh ngưỡng 66 điểm với bốn cây nến có thân nến ngắn và bóng nến dài và khối lượng giao dịch vẫn duy trì ở mức ổn định.

Các chỉ báo kỹ thuật của HNX-Index đang cảnh báo khả năng điều chỉnh của đường giá. RSI nằm trong vùng quá mua và độ dốc của RSI đang giảm, khi RSI đi xuống thì tín hiệu điều chỉnh được xác nhận. Bên cạnh đó đường cỏ MACD đang mọc thấp dần và sắp cắt đường 0, (+DI) đang h.nh thành xu hướng đi xuống.

HNX-Index biến động đi ngang quanh ngưỡng 66 điểm kèm theo các tín hiệu kỹ thuật đang cảnh báo khả năng điều chỉnh. HNX-Index có khả năng h.nh thành vùng đỉnh ngắn hạn và vùng hỗ trợ ngắn hạn là 64,5-65 điểm.

Với diễn biến của hai chỉ số và các chỉ báo kỹ thuật đang cảnh báo khả năng điều chỉnh ngắn hạn đang đến gần. Chúng tôi cho rằng hai chỉ số có thể sẽ điều chỉnh trong thời gian sắp tới, do đó nhà đầu tư nên duy tr. tỷ trọng tiền mặt cao và quan sát thị trường. Vùng hỗ trợ ngắn hạn đối với VN-Index là 502-503 điểm và HNX-Index là 64,5-65 điểm.

 

CTCK Sài Gòn Hà Nội - SHS

VN-Index tăng 0,37 điểm (+0,07%), lên 511,60 điểm. Mức thấp nhất thiết lập trong phiên là 510,24 điểm.

Khối lượng giao dịch giảm 21% so với phiên trước, xuống 78 triệu đơn vị.

Chỉ số RSI14 tăng nhẹ lên mức 65 điểm, tâm lý thị trường vẫn khá tích cực.

Chỉ báo MACD 9 ngày vẫn đang dao động phía trên đường tín hiệu, dù khoảng cách tiếp tục thu hẹp.

HNX-Index tăng 0,02 điểm (+0.03%), lên 66,14 điểm. Mức thấp nhất thiết lập trong phiên là 65,77 điểm.

Khối lượng giao dịch giảm 2% so với phiên trước, xuống 38 triệu đơn vị.

Chỉ số RSI 14 duy trì ở mức 80 điểm, vẫn ở mức quá mua.

Chỉ báo MACD 9 ngày vẫn dao động phía trên đường tín hiệu, dù khoảng cách tiếp tục thu hẹp dần.

 

CTCK Sài Gòn - SSI

VN-Index một lần nữa tăng lên sát mốc 514 điểm trong phiên giao dịch sáng và phân hóa trở lại với đóng cửa tăng nhẹ vẫn nằm dưới mốc 512 điểm.

Cây nến ngày với bóng nến ở cả hai chiều khá lớn cho thấy sự lưỡng lự của cả bên mua và bán mặc dù thị trường có sự chọn lọc hơn đối với các mã có tiềm năng tăng giá.

Khối lượng giao dịch ở mức gần 79 triệu đơn vị, giảm 21,32% so với phiên trước.

Vùng kháng cự 512-515 điểm vẫn tỏ ra khá vững mặc dù chỉ số nhiều lần tăng vào vùng này. Chiến thuật giao dịch Swing Trading ở vùng kháng cự  nói trên khả năng được các nhà đầu tư lướt sóng áp dụng mạnh để chiết giảm giá vốn.

Chúng tôi vẫn giữ quan điểm, nhà đầu tư nên co hẹp danh mục lướt sóng và chỉ nên tập trung vào các mã có dòng tiền vào mạnh, thanh khoản tốt. Các mã đang hiệu chỉnh do việc cơ cấu danh mục của khối ETF có thể  chờ sự hiệu chỉnh, tích lũy thêm để mua trở lại.

>> CTCK nhận định thị trường ngày 11/12

>> Phiên 10/12: “Bộ tứ quyền lực” cứu Index

>> Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 11/12

>> Khối ngoại bán mạnh bluechip