Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), nói rằng, đây chỉ là vấn đề thuần túy thương mại.
Xin ông cho biết, sau khi Chính phủ Việt Nam chính thức nộp đơn khiếu nại 3 điểm bất hợp lý mà phía Hoa Kỳ "chơi" tại vụ kiện tôm, các bước tiếp theo sẽ được giải quyết như thế nào?
|
Sau khi Việt
Trong việc điều tra rà soát thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh, Việt Nam khiếu kiện phía Mỹ 3 điểm, đó là phương pháp quy về 0 (zeroing), biện pháp ký quỹ bắt buộc và phương pháp xác định biên độ phá giá cho các bị đơn tự nguyện và quy tắc về mức thuế suất toàn quốc (country-wide rate).
Nếu Hoa Kỳ thừa nhận thì coi như xong, họ sẽ phải dỡ bỏ những cách tính và quy định bất hợp lý... Thông thường, tất cả các vụ kiện tại WTO giai đoạn tham vấn đều không đạt kết quả ngay, riêng vụ tôm thì chưa biết, bởi các nước kiện Hoa Kỳ liên quan đến vụ kiện tôm, chỉ trong giai đoạn tham vấn đã xong.
Ông có thể nói rõ hơn về 3 điểm mà Việt
Tôi nói rõ hơn về một trong 3 điểm khiếu kiện, đó là phương pháp zeroing - một thông lệ được Hoa Kỳ sử dụng thường xuyên và ổn định trong nhiều vụ kiện chống phá giá. Tức là, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) chỉ tính các biên độ có giá trị dương (>0), còn các giá trị âm sẽ tự động chuyển về 0. Rõ ràng như vậy biên độ phá giá được tính toán cao hơn, mức thuế cũng bị đội lên.
Khi Thái Lan, Ấn Độ hay EU kiện Hoa Kỳ ra WTO về điều này, họ đã thừa nhận là sai rồi. Song, nguyên tắc của WTO là không áp dụng cho tất cả các nước. Việt
Trong giai đoạn xem xét hành chính 2 (POR 2) với các doanh nghiệp (DN) Việt
Lẽ ra, tất cả các DN còn lại không được Mỹ chọn là bị đơn bắt buộc sẽ được hưởng thuế suất trung bình cộng của hai DN trên và tất cả đều phải bằng 0, nhưng trên thực tế lại là 4,57%. Nếu Việt
Trước đó, VASEP đã nộp đơn kiện lên Toà án Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (CIT) khiếu nại về cách tính thuế của DOC?
Vụ đấy đúng là VASEP đã kiện rồi, khi Bộ Thương mại Mỹ thông báo mức thuế trong POR 2. Tuy nhiên, vì là Mỹ xử cho Mỹ thì đương nhiên là dù có ra tòa án hay không, họ vẫn bảo vệ họ. Nhưng khi mình kiện ra WTO thì không phải cứ xử thế nào là xử. Tuy không có cơ chế phủ quyết các kháng nghị của toà án, nhưng Việt
Theo ông, liệu có những trở ngại gì vì đây là lần đầu tiên Chính phủ Việt Nam trong vai trò một nguyên đơn đi kiện, khi chưa am hiểu tường tận luật pháp quốc tế?
Thực ra, đây là bài tập để các cơ quan Nhà nước làm. Không phải chúng ta gia nhập WTO để rồi chờ bị kiện và lo chống kiện. Bài tập tiếp theo là vụ kiện kính nổi và sắp tới là những vụ kiện khác.
Chúng ta chẳng có gì phải lo cả. Việc khiếu kiện này chỉ có hai kết quả, hoặc là quá trình đàm phán (tham vấn) không thành công, hoặc là đưa ra WTO. Vụ này đã có tiền lệ là một số nước đã kiện Mỹ ra WTO về việc áp cách tính zeroing, chuyện ký quỹ liên tục. WTO đã có kết luận là Mỹ sai rồi thì không có lý do gì họ nói ngược lại vụ kiện của mình. Do vậy, khả năng thắng rất là cao.
Ở đây không phải vấn đề luật sư, tất nhiên ta cũng có thể thuê luật sư tư vấn. Nếu thuê, nên thuê một công ty luật không phải của Mỹ, có rất nhiều ở WTO. Chi phí thì chỉ có phí thuê luật sư, phí đi lại ăn ở của mình thôi.
Thời điểm nào Việt Nam đưa đơn kiện lên WTO là tốt nhất, đặc biệt trong thời giai sắp tới khi phía Hoa Kỳ xem xét các POR 3 và POR 4?
Bất cứ thời điểm nào, càng sớm càng tốt. VASEP đã đề xuất về vụ kiện từ tháng 1/10/2008. Nếu càng lùi thời gian là DN của mình bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Về phía Việt
Như vậy, nếu trong giai đoạn đầu (tham vấn), phía Mỹ thừa nhận đã làm sai và xoá bỏ zeroing là tốt nhất.
POR 1, Việt
Do vậy, nếu Mỹ công nhận vụ kiện này là sai thì những vụ kiện tới, ngay vụ kiện tôm này trong những giai đoạn sau, sẽ phải khác.
Thế còn biện pháp trả đũa thương mại, trong trường hợp Mỹ không chấp nhận các khiếu kiện Việt
Trường hợp Mỹ không chịu thừa nhận phán quyết của WTO thì WTO vẫn giao cho Việt
Quy trình giải quyết tranh chấp trong WTO
|
|
Tham vấn |
60 ngày |
Thành lập Ban hội thẩm, xác định các thành viên của Ban |
45 ngày |
Báo cáo cuối cùng của Ban Hội thẩm được gửi tới các bên |
6 tháng |
Báo cáo cuối cùng của Ban Hội thẩm được gửi cho các thành viên WTO |
3 tuần |
Cơ quan giải quyết tranh chấp thông qua báo cáo của Ban Hội thẩm (nếu không có xét xử phúc thẩm) |
60 ngày |
Tổng số thời gian
|
1 năm (nếu bản báo cáo không bị kháng cáo)
|
Trình bày báo cáo phúc thẩm |
60-90 ngày |
Cơ quan giải quyết tranh chấp thông qua báo cáo phúc thẩm |
30 ngày |
Tổng số thời gian
|
1 năm 3 tháng (nếu bản báo cáo bị kháng kiện)
|