Tòa nhà trụ sở Tencent Holdings Ltd.  Ảnh Internet

Tòa nhà trụ sở Tencent Holdings Ltd. Ảnh Internet

Ngành công nghệ Trung Quốc phân hóa vì dịch bệnh

(ĐTCK) Dịch cúm Covid-19 (tên mới là SARS-CoV-2) đã khiến ngành công nghệ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phân hóa rõ nét. Trong khi Alibaba hay Meituan đi xuống trước khó khăn, thì những gã khổng lồ công nghệ khác như ByteDance Inc và Tencent Holdings Ltd lại trên đà leo dốc.

Alibaba Group Holding Ltd và Meituan Dianping chứng kiến giá trị thị trường giảm khoảng 28 tỷ USD kể từ khi dịch SARS-CoV-2 lan rộng tại Trung Quốc vào tháng 1/2020.

Nguyên nhân bởi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này phụ thuộc vào hàng triệu con người và các dịch vụ kho bãi, vận chuyển với mạng lưới trên toàn quốc.

Ngành công nghệ Trung Quốc phân hóa vì dịch bệnh ảnh 1

Diễn biến giá cổ phiếu Tencent, Alibaba và Meituan.

Trong khi đó, Tencent, với sản phẩm nổi bật là WeChat, vốn cung cấp hàng hóa ảo như trò chơi trên di động, quảng cáo online vẫn ung dung giữa dịch bệnh. Thậm chí, giá cổ phiếu leo dốc giúp vốn hóa thị trường của Công ty tăng 18 tỷ USD, vượt qua ngưỡng 500 tỷ USD.

Hơn bất kỳ doanh nghiệp nào khác, dù là công ty công nghệ, nhưng số phận của Alibaba đang gắn chặt với những diễn biến của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Vào ngày 13/2, báo cáo kết hoạt động kinh doanh với con số thất vọng của Alibaba cho thấy, doanh nghiệp này vẫn hoạt động theo phong cách truyền thống, gắn liền với vận chuyển, sản xuất và logistics.

Trong khi đó, theo Jerry Liu, chiến lược gia tại UBS Hồng Kông nhận định, logistics chính là “nút thắt” lớn nhất hiện tại.

Nhu cầu tiêu thụ hàng hóa từ các nền tảng thương mại điện tử sẽ giảm đi, bởi đa phần đó đều là các hàng hóa không thiết yếu như mỹ phẩm, thời trang, đồ điện tử…, thay vì các sản phẩm phòng dịch, thực phẩm. Ngay cả khi có đơn đặt hàng, việc các thành phố không được kết nối cũng khiến hoạt động bị đình trệ.

Hãng thương mại điện tử khổng lồ này cảnh báo, kết quả hoạt động quý I/2020 sẽ chịu tổn thất nặng bởi những người sản xuất, người vận chuyển và cả khách hàng tiêu dùng đều đang chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh.

Ngành công nghệ Trung Quốc phân hóa vì dịch bệnh ảnh 2

Tăng trưởng người dùng các ứng dụng di động giai đoạn sau Tết năm 2020 so với năm 2019.

Điều này khiến danh tiếng của Alibaba, vốn vẫn được định danh là công ty công nghệ, phần nào bớt đi sự bóng bẩy thường thấy.

Trong khi đó, Tencent và ByteDance (công ty sở hữu ứng dụng TikTok) được hưởng lợi khi hàng triệu người dùng hạn chế hoạt động ngoài trời, tập trung ở nhà và tìm tới các phương tiện giải trí online, bao gồm trò chơi điện tử và dịch vụ livestreaming.

Các chuyên gia dự báo, Tencent sẽ chứng kiến doanh số bán hàng tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2020, ở mức nhanh nhất kể từ năm 2018.

Trong bối cảnh hiện tại, người phát ngôn của Alibaba cho biết, Công ty đang có các biện pháp hỗ trợ người bán hàng.

Dịch vụ streams trên Taobao Live, nơi ngươi bán giới thiệu sản phẩm trực tiếp với người mua sắm đã gia tăng gấp đôi lượng người dùng kể từ đầu tháng 2 cho tới nay.

Bên cạnh đó, trong dài hạn, nền kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn sẽ tác động trực tiếp tới nhu cầu chi tiêu của người dân tại mọi lĩnh vực, kể cả hàng hóa hữu hình hay vô hình. Điều này đồng nghĩa với việc, các công ty như Tencent và ByteDance cũng sẽ chịu tổn thất.

Gợi nhắc về quá khứ, Alibaba cho biết, trong thời gian diễn ra dịch SARS năm 2003, Công ty không chỉ duy trì được hoạt động kinh doanh, mà còn ra mắt thành công Taobao - nền tảng mua sắm online đã gây dựng nên tên tuổi của Công ty trên toàn cầu ngày hôm nay.

Tin bài liên quan