Nhìn lại “ngày thứ ba đen tối” của thị trường Nga

Nhìn lại “ngày thứ ba đen tối” của thị trường Nga

Thứ 3 ngày 4/10 lại một lần nữa trở thành điểm mốc đen tối của thị trường tài chính Nga với cuộc tháo chạy hỗn loạn của các dòng tư bản.

Dưới đây là phản ánh về ngày “cháy chợ” 4/10 vừa qua trên thị trường tài chính Nga đăng tải ở một số báo lớn tại Moscow .

 

4/10 vừa rồi lại đi vào lịch sử như một “ngày thứ ba đen tối” nữa tiếp diễn ở Nga. Các doanh nhân, tiểu thương cả người Nga lẫn người Việt hẳn vẫn còn nhớ những “ngày thứ ba đen tối” trong lịch sử nước này: Năm 1994 (thứ ba 11/10/1994: rúp “rẻ như bèo” so với USD), năm 1998 (thứ ba 16/9/2008 khi chỉ số thị trường chứng khoán ММВБ sụt giảm tới 17,45 %).

 

Báo Komsomolskays Pravda số ra 4/10/2011 có bài "Lại một ngày thứ ba mùa thu đen tối" cho hay thị trường chứng khoán Nga hôm đó mất tới hơn 5%. Nhiều báo Nga khác cũng gợi lại “điển cố” này của thị trường tài chính xứ Bạch dương khi tường thuật về chứng khoán nội địa hôm đó .

 

Nhưng phân tích kỹ hơn cả, trước khi các tờ tuần báo chuyên ngành như Finans kịp lên tiếng, nhật báo Doanh nhân đã có bài viết tựa đề "Cuộc tháo chạy hỗn loạn: Thị trường sạt lở, dầu rớt giá, tư bản tháo chạy khỏi Nga". Bài báo cho rằng Thống đốc Ngân hàng trung ương Sergei Ignatiev vừa qua đã đánh giá hơi quá sự chung thuỷ của nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường Nga.

     

Trong khi đó, theo Kommersant, ngày 4/10 vừa qua trở thành cột mốc thảm bại đối với thị trường cổ phiếu Nga - làm u ám thêm bức tranh kinh tế vốn đã ảm đạm của toàn châu Âu, làm tụt hẫng thêm các chỉ số kinh tế của châu lục này. Giá dầu xuống mức thấp hơn 100 USD một thùng - lần đầu tiên sau 1,5 tháng. Tổng cộng, chỉ số cổ phiếu của Nga sụt giảm tới 5,2 - 5,7 chỉ sau một ngày. Chuyện các nhà đầu tư dứt khoát rời bỏ tài sản tại Nga đã không còn mới, nhưng gần đây mới được Ngân hàng trung ương Nga xác nhận với con số cụ thể: vốn chảy ra khỏi Nga cho tới 1/10 đã là 50 tỷ USD (dự báo là 36 tỷ USD trong cả năm 2011).

 

Có hai nhân tố tác động lên thị trường cổ phiếu (TTCP) Nga. Một là, định hướng kinh tế phương tây, hai là giá dầu lửa. Hai yếu tố này hôm 4/11 đã “chống lại” TTCP nước này. Trong khi đó, chứng khoán châu Ấu do ảnh hưởng nợ công Hy Lạp, lại rớt giá tới 2,4 - 2,8%; thị trường chứng khoán Mỹ cho tới 20h, giờ Moscow  mất 0,7 - 1,3%. Các tuyên bố của Giám đốc ngân hàng Trung ương Châu Âu (áp lực lên nền tài chính châu Âu vẫn tăng) và Giám đốc Cục dự trữ Liên bang Mỹ (không có tín hiệu tích cực trên thị trường lao động) gây mất niềm tin đối với nhà đầu tư. Theo các chuyên gia Alfa Bank, tình hình đã vượt khỏi ranh giới của thị trường tài chính và tư bản tư nhân mà rủi ro sụt giảm niềm tin đã mang tính liên quốc gia.

 

Các ngân hàng hút tiền mặt từ thị trường. Bộ tài chính Nga từ tuần trước đã bắt đầu đã đình chỉ đấu giá công trái nhà nước ngắn hạn mệnh giá 10 tỷ rúp, do các biến động bất lợi trên thị trường. Tuy nhiên các khoản tiền từ ngân sách thì rất lại “chạy”, trong phiên đấu giá 5/10, nhu cầu về các khoản này lên tới 188 tỉ, trong khi chỉ có 105 tỉ được chào bán.

 

Tiến trình sự kiện này sẽ tiếp tục sau khi tài khoá 2011 kết thúc, cùng với sự cắt giảm ngân sách đau đớn nhưng không tránh khỏi của năm 2012. Lúc này, sự tăng đột biến mức nợ quốc nội vượt ngưỡng 1 ngàn tỉ rúp/năm đã dự toán , tất dẫn đến chính phủ Dmitri Medvedev khó tránh khỏi sự thâm hụt ngân sách thực tế, do đồng rúp bị yếu đi và giá dầu giảm.Tình thế này khó tránh khỏi sẽ kéo theo suy thoái nặng nề hơn và gia tăng giá trị các khoản nợ.

 

Nhìn lại chu chuyển tư bản khỏi Nga, chỉ trong nửa cuối tháng 9 đã có 17 tỉ USD bị chuyển khỏi Nga. Đây quả thực là con số gây sốc, Komersant nhấn mạnh, là điểm nhấn xu hướng “sạt lở” thị trường Nga và mất giá đồng rúp. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong năm tới 2012, khi không một dự báo bi quan nào lại thái quá, các nhà phân tích tài chính Nga kết luận.