Phiên giao dịch sáng 25/9: GAS ngừng rơi, VN-Index vẫn bị ép

(ĐTCK) Đà rơi của cổ phiếu GAS, tác nhân chính khiến VN-Index mất điểm 3 phiên gần đây đã được chặn lại, nhưng VN-Index vẫn không thể tăng do chịu sức ép từ một số mã lớn khác, đặc biệt là VIC.
Phiên giao dịch sáng 25/9: GAS ngừng rơi, VN-Index vẫn bị ép

Kết thúc đợt 1, VN-Index tăng nhẹ 0,72 điểm (+0,12%) tạm đứng ở mức 604,31 điểm với tổng khối lượng giao dịch chỉ hơn 2,61 triệu đơn vị, trị giá 56,66 tỷ đồng.

Diễn biến phiên giao dịch sáng nay khá giống với các phiên trước khi trên sàn hầu hết được bao phủ bởi sắc xanh nhưng chỉ số VN-Index vẫn suy giảm. Nguyên nhân chính vẫn là các cổ phiếu bluechip. Trong nhóm VN30, dù chỉ 7 mã giảm, có tới 12 mã tăng và 11 mã đứng giá nhưng chỉ số VN30-Index giảm 3,06 điểm (-0,47%) đứng ở mức 652,08 điểm (lúc 10h08).

Nếu các phiên trước, GAS là lực cản chính của thị trường, thì trong phiên sáng nay, VIC đã thế chân khi có thời điểm chạm sàn khiến mốc 600 điểm của VN-Index đang bị đe dọa. Hiện VIC giảm 3.000 đồng (-5,4%) xuống 52.500 đồng/Cp nhưng thanh khoản khá tích cực với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 3,36 triệu đơn vị, dẫn đầu toàn sàn.

Ngoài ra, nhiều mã lớn khác cũng chìm trong sắc đỏ như MSN, VCB, DPM, PVD, STB, KDC, HPG…

Trong khi đó, PNJ tiếp tục tạo ấn tượng với sắc tím khi tăng 2.400 đồng (+6,78%) lên mức giá trần 37.800 đồng/CP và đã khớp hơn 55.000 đơn vị. Có thể quyết định thoái hơn 5,6 triệu cổ phiếu SFC, trong khi giá cổ phiếu SFC đang tăng mạnh trong mấy phiên gần đây chính là nguyên nhân chính giúp PNJ tăng vượt trội.

Bên cạnh PNJ, một số cổ phiếu bluechip khác cũng có được sắc xanh, tuy nhiên đà tăng khá hạn chế như PPC, OGC, ITA, HSG, FPT…

Dù các chỉ số chưa có dấu hiệu hồi nhưng thị trường vẫn xuất hiện khá nhiều điểm sáng như sự trở lại của họ dầu khí với các cổ phiếu PXI, PXS, PVT, PET đua nhau tăng điểm, trong đó, PXI và PXT cùng chạm trần. Còn họ khoáng sản tiếp tục duy trì đà tăng khá mạnh như KSB tăng 1.700 đồng (+5,9%), KSA và KSH cùng tăng 500 đồng… Trong đó, KSA thanh khoản khá cao khi có hơn 2,6 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công.

Sau hơn 80 phút giao dịch, nhóm cổ phiếu bluechip tiếp tục gia tăng đà giảm là nguyên nhân khiến VN-Index một lần nữa lùi về sát mốc 600 điểm và có nguy cơ xuyên thủng ngưỡng này. Tại thời điểm 10h26, Vn-Index giảm 3,11 điểm (-0,52%) xuống 600,48 điểm với khối lượng giao dịch đạt 40,84 triệu đơn vị, trị giá 911,57 tỷ đồng.

Dù xuất hiện với sắc xanh nhạt nhưng khi nhận tín hiệu đỏ từ sàn HOSE, cùng với áp lực bán gia tăng khiến sàn HNX cũng nhanh chóng đổi sắc. Tại cùng thời điểm, HNX-Index giảm 0,27 điểm (-0,31%) xuống 87,44 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 18,78 triệu đơn vị, trị giá 311,85 tỷ đồng.

Giống sàn HOSE, hầu hết các bluechip đều quay đầu giảm điểm, trong đó, nhóm dầu khí có tín hiệu tích cực trong đầu phiên cũng chịu áp lực bán tăng mạnh và giảm điểm.

Mặt khác PVX vẫn duy trì được sắc xanh với mức tăng 100 đồng lên 6.400 đồng/CP và khối lượng khớp lệnh gần 5,9 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản toàn sàn.

Bên cạnh dòng tiền vào thị trường vẫn duy trì ở mức thấp, áp lực bán lại tiếp tục gia tăng trong phiên sáng khiến cả hai sàn đóng cửa trong sắc đỏ. Đáng chú ý, đà giảm mạnh của nhóm cổ phiếu bluechip tiếp tục nới rộng khiến mốc 600 điểm của Vn-Index chính thức bị phá vỡ.

Đóng cửa, VN-Index giảm 3,81 điểm (-0,63%) xuống 599,78 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 65,28 triệu đơn vị, trị giá 1.382,21 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 11,43 triệu đơn vị, trị giá hơn 278 tỷ đồng. Riêng SBT thỏa thuận hơn 4,3 triệu đơn vị ở mức trần với tổng giá trị 54,28 tỷ đồng, KDC thỏa thuận 2,12 triệu đơn vị, trị giá 126,9 tỷ đồng cùng AGF và GTA cùng thỏa thuận hơn 1 triệu đơn vị.

HNX-Index giảm 0,58 điểm (-0,66%) xuống 87,12 điểm với tổng khối lượng giao dịch 31,19 triệu đơn vị và tổng giá trị tương ứng 484,08 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 1,5 triệu đơn vị, trị giá 13,05 tỷ đồng.

Trong khi nhóm VN30 có tới 16 mã giảm, 8 mã tăng và 6 mã đứng giá, chỉ số VN30-Index giảm tới 6,57 điểm (-1%) xuống 648,57 điểm thì HNX30-Index giảm 0,98 điểm (-0,54%) xuống 178,6 điểm với 21 mã giảm và chỉ 2 mã tăng, 6 mã đứng giá.

Trong khi VIC duy trì mức giảm 3.000 đồng (-5,4%), thì các cổ phiếu bluechip khác đang gia tăng đà giảm như MSN giảm 500 đồng (-0,5%), HPG giảm 1.000 đồng (-1,7%), KDC giảm 500 đồng (-0,81%), VCB, SSI, IJC cùng giảm 300 đồng… Cổ phiếu VIC vẫn dẫn đầu thanh khoản trên sàn với hơn 4,9 triệu đơn vị được khớp lệnh.

Áp lực bán giá tăng khiến FLC không còn giữ mốc tham chiếu và quay đầu giảm nhẹ 100 đồng xuống 11.400 đồng/Cp với khối lượng khớp lệnh đạt 4,15 triệu đơn vị.

Nhóm cổ phiếu khoáng sản và dầu khí tiếp tục hấp thụ dòng tiền khá tốt. Trong đó, KSA tăng 300 đồng (+3,49%) với khối lượng khớp hơn 3 triệu đơn vị còn nhóm dầu khí có PVT, PXI, PXS cùng khớp hơn nửa triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, áp lực đẩy bán trên diện rộng khiến sắc đỏ đang chiếm áp đảo với 107 mã giảm, 54 mã tăng và 72 mã đứng giá.

Trong khi trên sàn HOSE, nhóm dầu khí vẫn có những điểm sáng với sắc tím của một vài mã thì trên sàn HNX, nhóm cổ phiếu này chủ yếu giảm điểm hoặc đứng giá tham chiếu. Trong đó, PVB giảm tới 3.000 đồng (-5,08%), PSD giảm 2.200 đồng (-3,64%), PVS giảm 600 đồng (-1,45%), PVC giảm 300 đồng (-0,86%)…

Tuy nhiên, bất chấp lực bán gia tăng, cổ phiếu PVX vẫn duy trì sắc xanh nhạt với mức tăng nhẹ 100 đồng và thanh khoản đạt 7,75 triệu đơn vị, dẫn đầu toàn sàn.

Tin bài liên quan