Phiên giao dịch sáng cuối tuần: Khó hiểu chứng khoán Việt

(ĐTCK) Sau phiên đua nhau tháo chạy với dư bán sàn hàng triệu đơn vị ngày hôm qua (8/5), thị trường chứng khoán Việt Nam đã nhanh chóng quay ngoắt 180 độ, tăng mạnh trong phiên sáng nay (9/5) với sắc xanh chiếm thế áp đảo, đặc biệt là ở các mã bluechips.
Phiên giao dịch sáng cuối tuần: Khó hiểu chứng khoán Việt

Mở đầu phiên giao dịch là tâm lý thận trọng bao trùm, nhiều mã nóng hôm qua dư bán trắng sàn vẫn tiếp tục bị ép giảm ngay từ đầu phiên, nhiều mã như MCG, FLC... thậm chí còn bị ép sàn.

Kết thúc đợt 1, VN-Index giảm 4,27 điểm (-0,81%) xuống 522,82 tỷ đồng, tổng khối lượng giao dịch đạt 9,52 triệu đơn vị, giá trị 117,12 tỷ đồng.

Tưởng chừng áp lực giải chấp sẽ tiếp tục nhấn chìm thị trường, nhất là hoạt động thoát hàng phiên hôm qua không thể thực hiện khi bên mua trống không. Tuy nhiên, sau khi bước vào đợt khớp thị trường chứng khoán bất ngờ đảo chiều tăng điểm với lực mua rất tốt ở các mã lớn, lan tỏa ra cả thị trường, kéo các chỉ số tăng mạnh, trong đó VN-Index tăng tới hơn 8 điểm.

Kết thúc phiên sáng, VN-Index tăng 8,08 điểm (+1,53%), lên 535,17 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 78,7 triệu đơn vị, giá trj 1.058 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận 1,84 triệu đơn vị, giá trị 28,8 tỷ đồng. VN30-Index cũng tăng 9,37 điểm (+1,63%), lên 584,68 điểm.

Trên HNX, đà phục hồi thậm chí còn tốt hơn với việc HNX-Index tăng 1,62 điểm (+2,26%), lên 73,28 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 41 triệu đơn vị, giá trị 364,7 tỷ đồng. HNX30-Index tăng 4,56 điểm (+3,28%), lên 143,33 điểm.

Độ rộng thị trường cũng được mở rộng khá tốt khi toàn sàn HOSE có 115 mã tăng so với 92 mã giảm, còn HNX có tới 125 mã tăng và 61 mã giảm giá. 

Cổ phiếu đáng chú ý trong phiên sáng nay là FLC khi mã FLC bị ép sàn tới 2 lần trong vòng 45 phút giao dịch. Điều này là khá dễ hiểu, bởi ngày hôm nay là ngày giao dịch đầu tiên của 75 triệu cổ phiếu phát hành thêm trong tháng 3/2014. Lực cung tăng đột biến nằm trong diễn biến thị trường xấu thì việc giảm sàn là khó tránh khỏ.

Tuy nhiên, mã này cũng nhận được lực mua tăng khá mạnh, với cả sự xuất hiện bất ngờ của khối ngoại với hơn 112.000 cổ phiếu mua vào. Do đó, kết thúc phiên sáng, FLC thoát khỏi mức sàn, đóng cửa ở mức 8.600 đồng/cổ phiếu, giảm 300 (-3,37%) với 16,94 triệu đơn vị đươc khớp.

Ngoài FLC, nhóm cổ phiếu lớn có sự phục hồi rất tốt và đây chính là bệ đỡ chính cho đà tăng của thị trường sáng nay.

GAS tăng 1.500 đồng (+1,63%), lên 93.500 đồng/cổ phiếu; MSN cũng lấy lại 1.500 đồng (+1,72%), lên 88.500 đồng/cổ phiếu; VIC cũng tăng 1.000 đồng (+1,60%), lên 63.500 đồng/cổ phiếu; VCB cũng tăng 1,2%; ấn tượng nhất là VNM với mức tăng 4.000 đồng (+3,20%), lên 129.000 đồng/cổ phiếu. Ngoài ra, cũng phải kể đến các mã ngân hàng như BID, STB, MBB, CTG, EIB, cùng với sự trở lại tốt của BVH với mức tăng 1.200 đồng (+3,58%), lên 34.700 đồng/cổ phiếu.

Trong khi “cặp bài trùng” là ITA cũng không khá hơn khi lình xình quanh tham chiếu suốt phiên sáng và đã khớp 5,43 triệu đơn vị.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán sau chuỗi phiên giảm điểm cực mạnh đã có sự phân hóa trong phiên sáng nay với mức biến động không lớn.

Ngoài ra, các mã nóng khác như DLG, HQC, KBC, VHG… cũng đều có giao dịch mạnh từ 1 triệu đến 3 triệu đơn vị, nhưng đều không về được tham chiếu.

Trên HNX, PVX có biên độ dao động khá lớn, gần 15% trong phiên sáng nay, từ sát mức giá sàn đến sát mức giá trần, trước khi đóng cửa ở mức 4.600 đồng, tăng 200 đồng (+4,55%) với 5,4 triệu đơn vị được khớp.

Ngoài PVX, sàn HNX cũng ghi nhận nhiều mã dẫn dắt khác tăng mạnh như ACB, SHB, VCG, SCR, PVS... Sắc xanh trên HNX cũng nhiêu hơn trên HOSE.

SHB là mã giao dịch cao nhất với hơn 4,5 triệu đơn vị, kết phiên tăng 300 đồng lên 8.500 đồng. KLS cũng có hơn 4 triệu đơn vị khớp lện và tăng 200 đồng lên 9.500 đồng.

SCR, SHS cùng khớp trên 3 triệu đơn vị nhưng chỉ có SCR là tăng điểm, còn SHS vẫn giạm chân tại mốc tham chiếu.

Nhóm chứng khoán tuy không tăng mạnh, nhưng cũng sự hồi phục của nhóm này cũng giúp lan tỏa và dẫn dắt thị trường.Trong đó, VND tăng 500 đồng lên 13.300 đồng và khớp trên 2,3 triệu đơn vị, còn ORS thậm chí leo được lên mức giá trần.

Tin bài liên quan