Phiên sáng 26/3: Chốt sớm

Phiên sáng 26/3: Chốt sớm

(ĐTCK) Sau phiên ồ ạt mua vào giá cao hôm qua, nhà đầu tư nhanh chóng chuyển trạng thái sang đẩy mạnh bán ra phiên sáng nay, khiến sắc đỏ chiếm thế áp đảo. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của một số mã lớn, VN-Index vẫn duy trì được đà tăng.

Trong phiên hôm qua, sau khi tăng gần 18 điểm lúc mở cửa, thị trường có những phút trùng lại, nhưng với sự khởi sắc của một số mã lớn đã tiếp sức cho VN-Index đi lên.

Chưa dùng lại ở đó, phiên chiều đem lại niềm vui lớn cho nhà đầu tư, khi VN-Index đã tăng theo chiều thẳng đứng, với nhiều mã lớn nhỏ tăng trần như VRE, VHM, VIC, VCB, CTG, SSI, PNJ, GAS, BVH, PLX đã kéo VN-Index có phiên tăng mạnh nhất trong gần 11 năm.

Theo CTCK Smart Invest, trong đợt bán tháo gần đây, RSI(14) đã xuống tới mức 7,78 và là một trong 4 mức thấp nhất trong lịch sử của VN-Index.

Các thống kê cho thấy 100% những người mua từ mức này đều đủ chu kỳ T+ của cổ phiếu. Nghĩa là về cơ bản việc dò đáy sẽ có lợi nhuận.

Chỉ báo ADX(14) ở ngưỡng 64,2 và đang ở vùng thái quá. Điều này hàm ý xu hướng giảm chính hiện tại sẽ không duy trì mạnh mẽ nữa.

Bước sang phiên giao dịch sáng nay 26/3, thị trường gặp rung lắc ngay khi mở cửa và chỉ cần hơn 15’ phút đã mất hơn 10 điểm xuống gần 680 điểm do áp lực chốt lời sớm của một số nhà đầu tư. Tuy nhiên, rất nhanh chóng, với sự hỗ trợ của các mã lớn như nhóm ngân hàng, Vingroup, VNM, BVH, SAB giúp  VN-Index bật mạnh trở lên trên mốc 700 điểm sau hơn 1 giờ giao dịch.

Nhóm cổ phiếu thị trường giao dịch cũng chậm lại với mức tăng/giam không quá lớn. Nhưng bộ ba AMD, HAI, QCG vẫn nằm sàn và dư bán sàn khối lượng lớn.

Trái lại DRH, VHC, VNS đang tăng hết biên độ, cùng sắc tím duy trì tại tân binh ABS.

Chạm lên 700 điểm, nhưng chủ yếu được kéo bởi một số ít cổ phiếu lớn như nhóm Vingroup, BVH, SAB, VCB, VNM, còn lại giao dịch chủ yếu dưới sắc đỏ của nhiều bluechip khác cũng như số mã giảm trên bảng điện tử chiếm ưu thế, gần gấp đôi số mã tăng, đi kèm sự thận trọng của dòng tiền, khiến thanh khoản suy giảm đã khiến VN-Index thu hẹp đà tăng và kết phiên tại 695 điểm.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 114 mã tăng và 213 mã giảm, VN-Index tăng 5,08 điểm (+0,74%), lên 695,33 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 100,6 triệu đơn vị, giá trị 1.872,3 tỷ đồng, giảm 36% về khối lượng và 27% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 21,3 triệu đơn vị, giá trị 523,2 tỷ đồng.

Nhóm VN30 chỉ còn 9 mã tăng, nhưng may mắn đa số là các mã lớn và có mức tăng cao như VIC +5,9% lên 81.000 đồng, thậm chí còn có thời điểm chạm mức giá sàn, 2 mã khác trong nhóm vingroup là VHM +0,5% lên 59.400 đồng; VRE +3,4% lên 19.550 đồng.

Bên cạnh đó, BVH vẫn là đầu tàu của cả nhóm khi giữ vững sắc tím +6,9% lên 39.500 đồng, cùng SAB +5% len 126.000 đồng; VCB +2,9% lên 63.800 đồng; VNM +2% lên 93.800 đồng; SBT +2,1% lên 12.150 đồng và PNJ nhích nhẹ 0,4%.

20 mã giảm giá, trong đó đáng kể là MWG -3,7% xuống 70.300 đồng; HPG -3,1% xuống 17.250 đồng; EIB -3,1% xuống 15.500 đồng; VPB -3% xuống 19.700 đồng; MBB -2,6% xuống 15.250 đồng; SSI -2,6% xuống 13.000 đồng; CTD -2,5% xuống 51.700 đồng; FPT -2,1% xuống 45.050 đồng…

Thanh khoản HPG cao nhất nhóm và cũng là lớn nhất HOSE với gần 5 triệu đơn vị khớp lệnh; ROS có 3,15 triệu đơn vị, giảm nhẹ 0,2%; STB có 3 triệu đơn vị; CTG có 2,69 triệu đơn vị; MBB có 2,6 triệu đơn vị; VRE có 1,81 triệu đơn vị. Nhóm VCB, BVH, VNM, VPB có từ 1 triệu đến 1,4 triệu đơn vị.

Nhóm cổ phiếu thị trường cũng bị sắc đỏ lấn át, đặc biệt AMD, HVH, HAI, QCG giảm sàn, trong đó, QCG chỉ khớp được hơn 14.000 đơn vị và dư bán sàn gần 2,8 triệu đơn vị; AMD khớp được hơn 1,25 triệu đơn vị, dư bán sàn gần 8,7 triệu đơn vị; HAI khớp hơn 310.000 đơn vị và dư bán sàn tương đương AMD.

Một số ngược dòng có VHC, DQC, HMC, YEG và tân binh ABS, khi đều tăng kịch trần.

Trên sàn HNX, diễn biến trái ngược, khi HNX-Index mở cửa giảm điểm và liên tục đi xuống, kết phiên tại mức giá thấp nhất do hàng loạt nhóm ngành cổ phiếu chìm trong sắc đỏ.

Cụ thể, ACB -2,4% xuống 20.000 đồng; SHB -1,6% xuống 12.500 đồng; PVS -2,8% xuống 10.300 đồng; SHS -3% xuống 6.400 đồng; VCS -0,4% xuống 54.300 đồng; TNG -3,1% xuống 9.500 đồng; CEO -1,5% xuống 6.500 đồng; NDN -1,4% xuống 13.800 đồng; MBS -2,3% xuống 8.600 đồng…

Các mã nhỏ KLF, MBG, DST giảm sàn, cùng ART, IDJ mất điểm, cùng PVX, HUT, ACM, SPI đứng tham chiếu.

Sắc xanh le lói tại PIT, MST, TAR, AAV, VC3…đáng chú ý, TIG tăng kịch trần +8,5% lên 5.100 đồng, khớp gần 0,9 triệu đơn vị, sau thông tin chiều qua về việc Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu.

Thanh khoản trên sàn KLF vẫn đứng đầu với hơn 5,8 triệu đơn vị khớp lệnh; SHB, ACB và PVS có hơn 2 triệu đơn vị. Tiếp theo là ART với 1,65 triệu đơn vị; NVB có 1,43 triệu đơn vị và đứng tham chiếu tại 8.600 đồng.

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 22 mã tăng và 50 mã giảm (23 mã giảm sàn), HNX-Index giảm 1,56 điểm (-1,56%), xuống 98,52 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt gần 21,4 triệu đơn vị, giá trị 169,4 tỷ đồng, giao dịch thỏa thuận có thêm 6,3 triệu đơn vị, giá trị 37,6 tỷ đồng.

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng giảm điểm ngay khi mở cửa và tưởng chừng như phục hồi khi giữa phiên chạm tham chiếu, nhưng áp lực bán dâng lên khiến chỉ số quay đầu giảm trở lại.

Hàng loạt các mã lớn, nhỏ thanh khoản cao đều giảm như LPB, BSR, VIB, VGI, OIL CTR, C4G, G36, PXL, ACV, VGT...

Tăng giá có QNS +6,3% lên 23.500 đồng và VTD +0,3% lên 32.400 đồng là đáng kể.

Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,25 điểm (-0,51%), xuống 49,28 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 5 triệu đơn vị, giá trị 60,2 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,25 triệu đơn vị, giá trị gần 89,6 tỷ đồng.

Tin bài liên quan