Sức tiêu thụ nội địa của Trung Quốc đang chậm lại

Sức tiêu thụ nội địa của Trung Quốc đang chậm lại

Thêm các thông tin đáng lo ngại về kinh tế Trung Quốc

(ĐTCK) Nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục có những dấu hiệu suy yếu khi nước này công bố thông tin về xuất nhập khẩu tháng 1/2015.

Theo đó, xuất khẩu giảm 3,3% so với tháng 1/2014 và nhập khẩu giảm tới 19,9%. Tình hình tệ hơn rất nhiều so với dự tính của các chuyên gia và càng tô đậm thêm mối lo ngại về nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Các số liệu thực tế trên khác xa một trời một vực so với dự tính trước đó của các chuyên gia kinh tế mà Reuters đã tiến hành khảo sát. Theo như khảo sát, các chuyên gia cho rằng, xuất khẩu sẽ tăng 6,3% và nhập khẩu chỉ giảm 3% do các kết quả khả quan từ số liệu tháng 12/2014. Cũng theo nghiên cứu trên, thặng dư thương mại trong tháng 1 của Trung Quốc vào khoảng 48,9 tỷ USD, nhưng thực tế là hơn 60 tỷ USD.

Mức giảm 19,9% trong nhập khẩu là mức lớn nhất kể từ tháng 5/2009, khi các nhà máy của Trung Quốc vẫn đang bị tác động nặng nề bởi suy thoái kinh tế toàn cầu.

Nhập khẩu của Trung Quốc đã liên tục giảm trong mỗi tháng kể từ tháng 10/2014, đây là kết quả của sức tiêu thụ nội địa giảm sút, và ngay cả tác động từ kỳ nghỉ lớn nhất trong năm (Tết Nguyên đán) cũng không đủ sức ảnh hưởng tới khối lượng hàng hóa nhập khẩu.

Cụ thể, nhập khẩu than đá giảm gần 49%, xuống còn 16,78 triệu tấn tháng 1/2015 so với 27,22 triệu tấn vào tháng 12/20114. Nhập khẩu dầu mỏ cũng giảm xuống 7,9%.

Nhập khẩu từ Australia và Liên bang Nga, 2 nước chính cung cấp khí đốt và các loại hàng hóa khác cũng giảm xuống còn tương ứng 35,5% và 28,7%.

Trong khi đó, xuất khẩu đã không có những dấu hiệu tích cực kể từ tháng 3/2014.

Các số liệu kinh tế trong tháng 1 và tháng 2 thường không thể hiện rõ ràng tình hình chính xác của nền kinh tế Trung Quốc do ảnh hưởng mạnh của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, các số liệu kinh tế quan trọng này vẫn là mối lo lắng ngay cả khi nó xảy ra theo chu kỳ. Năm ngoái, trong dịp nghỉ lễ này, các nhà máy và thị trường tài chính đã nghỉ lễ trong cả tuần, trong khi năm nay, đến cuối tháng 1, đầu tháng 2, thị trường kinh doanh vẫn hoạt động như bình thường.

Ông Andrew Polk, chuyên gia tại tổ chức nghiên cứu kinh tế hàng đầu Conference Board cho biết: “Đây là một dấu hiệu kinh tế rất lạ lùng”, nó cho thấy xu hướng xuất khẩu ít bị ảnh hưởng bởi dịp Tết hơn so với các dấu hiệu trước đó. Đồng thời ông cũng bày tỏ mối lo ngại về hệ quả của việc nhập khẩu tụt giảm xuống mức rất thấp.

“Con số nhập khẩu cho biết tình trạng chậm phát triển tại các lĩnh vực công nghiệp. Số liệu trong quý I/2015 có thể sẽ rất tồi tệ”, ông cho biết thêm.

Chính phủ Trung Quốc đang mong đợi mức độ tăng trưởng GDP vào khoảng 7% trong năm nay, sau khi đạt mức 7,4% trong năm 2014 – mức thấp nhất trong vòng 24 năm gần đây.

Trong năm 2014, kim ngạch thương mại của Trung Quốc tăng 3,4% so với năm 2013, tuy nhiên vẫn thấp hơn mức mục tiêu 7,5% đặt ra, và một số chuyên gia đã bắt đầu đặt câu hỏi về việc liệu số liệu xuất khẩu của Trung Quốc có bị thổi phồng lên bởi các hóa đơn giả mạo từ các nhà đầu cơ trên thị trường hàng hóa.

Các nhà đầu tư hy vọng rằng, thông báo về kế hoạch chi tiêu trong nước và động thái nới lỏng chính sách tiền tệ, cũng như việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng được thông báo hôm thứ Tư (4/2) vừa rồi sẽ giúp phục hồi sự tự tin và khôi phục nhu cầu tiêu dùng tại các khu vực sản suất của Trung Quốc.

Tin bài liên quan