Thị trường tài chính 24h: Áp lực đáo hạn trái phiếu vẫn lớn

Thị trường tài chính 24h: Áp lực đáo hạn trái phiếu vẫn lớn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index nhích nhẹ; Thêm nhiều nghĩa vụ mới cho đại lý bảo hiểm; Dặm trường trái chủ Vạn Trường Phát - Bài 2; Hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp cải thiện nhưng khó khăn vẫn ở phía trước; Vỡ nợ doanh nghiệp trên thế giới tăng mạnh nhất kể từ sau đại dịch đến nay…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 20/4 tăng 50.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày đã chưa có thêm điều chỉnh nào và hiện đứng ở mức 66,40 – 67,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 10 USD xuống 1.995,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục dần và lấy lại mốc 2.000 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 101,89 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 20/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.642 đồng/USD, tăng 16 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.320 – 23.660 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về 29.200 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục giảm và về gần 28.800 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,45 USD (-1,83%), xuống 77,71 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,38 USD (-1,66%), xuống 81,71 USD/thùng.

VN-Index gần như không đổi

Sau phiên sáng giao dịch ảm đạm, thị trường bước vào phiên chiều không có nhiều thay đổi với việc VN-Index tiếp tục giằng co nhẹ quanh tham chiếu với sự phân hóa mạnh trên bảng điện tử và kết phiên gần như không đổi với thanh khoản xuống rất thấp.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 1,84 tỷ đồng, tổng giá trị mua ròng 49,96 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 20/4: VN-Index tăng 0,27 điểm (+0,03%), lên 1.049,25 điểm; HNX-Index tăng 0,76 điểm (+0,37%), lên 206,61 điểm; UpCoM-Index giảm 0,26 điểm (-0,33%), xuống 77,85 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Các chỉ số chính trên Phố Wall gần như không đổi trong phiên ngày thứ Tư (19/4), khi thị trường thận trọng đánh giá kết quả lợi nhuận quý I/2023 từ Netflix và Morgan Stanley.

Cổ phiếu Netflix giảm 3,2%, sau khi đẩy lùi kế hoạch kiểm soát việc chia sẻ mật khẩu. Trong quý gần nhất, EPS của Netflix cao hơn dự báo của các chuyên gia phân tích. Công ty cũng đã có thêm nhiều tài khoản đăng ký hơn dự báo, nhưng không đạt được doanh thu như kỳ vọng.

Trong khi đó, cổ phiếu Morgan Stanley tăng 0,67%, dù ghi nhận lợi nhuận suy giảm. Trong đó, mảng kinh doanh trái phiếu đem lại kết quả tích cực nhưng mảng ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản lại yếu hơn kỳ vọng.

Kết thúc phiên 19/4, chỉ số Dow Jones giảm 79,62 điểm (-0,23%), xuống 33.897,01 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,35 điểm (-0,00%), xuống 4.154,52 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 3,82 điểm (+0,03%), lên 12.157,23 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng nhẹ, khi cổ phiếu các nhà bán lẻ khởi sắc nhờ sức cầu của du khách nước ngoài và cổ phiếu chất bán dẫn đảo chiều hồi phục.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,18% lên 28.657,57 điểm. Tuy nhiên, chỉ số Topix mất 0,03% xuống 2.039,73 điểm.

"Mặc dù thị trường thận trọng sau khi Nikkei 225 đạt mức cao vào thứ Ba, nhưng thực sự không có bất kỳ tin tức tiêu cực lớn nào thúc đẩy sự sụt giảm", Maki Sawada, chiến lược gia tại Nomura Securities cho biết.

Phiên này, gã khổng lồ thiết bị sản xuất chip Tokyo Electron Ltd tăng 1,75% và nhà sản xuất thiết bị kiểm tra chip Advantest Corp tăng 2,2%.

Trong khi cổ phiếu lớn là Uniqlo Fast Retailing Co Ltd tăng 1,4% và đóng góp lớn nhất cho Nikkei 225.

Ở chiều ngược lại, SoftBank Group Corp là lực cản lớn nhất của Nikkei 225, lấy đi 17 điểm với mức giảm 1,64%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, do sự phục hồi kinh tế không đồng đều sau khi mở cửa trở lại trong năm nay từ các biện pháp kiềm chế COVID nghiêm ngặt đã làm im lặng tâm lý thị trường.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,09% xuống 3.367,03 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,28% xuống 4.113,02 điểm.

Tâm lý nhà đầu tư ở Trung Quốc đã dịu đi sau khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới báo cáo dữ liệu kinh tế quý đầu tiên vào thứ Ba. Con số tổng sản phẩm quốc nội vượt kỳ vọng của thị trường, nhưng một số dữ liệu chỉ ra xu hướng phục hồi không đồng đều.

Trung Quốc vừa thông báo sẽ giữ lãi suất cho vay chuẩn không thay đổi trong tháng thứ tám liên tiếp, khi sự phục hồi kinh tế làm giảm nhu cầu hỗ trợ tiền tệ, củng cố quan điểm rằng, ngân hàng trung ương khó có thể giảm lãi suất chính sách trong thời gian tới để thúc đẩy nền kinh tế.

Ngay cả trong bối cảnh tâm lý thị trường im ắng, các nhà đầu tư vẫn tiếp tục đặt cược vào cổ phiếu Trí tuệ nhân tạo (AI). Sự điên cuồng xung quanh chatbot ChatGPT của OpenAI đã thúc đẩy cổ phiếu của các công ty trong lĩnh vực công nghệ, truyền thông và viễn thông (TMT).

Cổ phiếu của các công ty AI, bán dẫn và truyền thông đã tăng từ 3% đến 5,3% vào thứ Năm.

Chứng khoán Hồng Kông nhích nhẹ nhờ một số cổ phiếu giải trí, chip và công nghệ nhích lên.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,14% lên 20.396,97 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,09% lên 6.895,29 điểm.

Cổ phiếu nhà điều hành sòng bạc Sands China tăng 4% và Galaxy Entertainment tăng 0,5% lên. Nhà sản xuất chip SMIC tăng 6,2% trong khi Meituan tăng 3,5%.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, khi các cổ phiếu lớn trên thị trường là các nhà sản xuất ô tô và nhà sản xuất pin giảm, sau khi kết quả quý đầu tiên của gã khổng lồ xe điện Tesla của Mỹ thấp hơn kỳ vọng.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 11,97 điểm, tương đương 0,46%, xuống 2.563,11 điểm.

Cổ phiếu nhà sản xuất pin LG Energy Solution giảm 0,34%, trong khi các công ty cùng ngành Samsung SDI và SK Innovation giảm lần lượt 1,19% và 1,12%.

Hyundai Motor mất 0,57% và nhà sản xuất ô tô liên quan là Kia Corp giảm 1,52%.

Kết thúc phiên 20/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 50,81 điểm (+0,18%), lên 28.657,57 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 3,1 điểm (+0,09%), lên 3.367,03 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 29,21 điểm (+0,14%), lên 20.396,97 điểm Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 11,97 điểm (-0,46%), xuống 2.563,11 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Thêm nhiều nghĩa vụ mới cho đại lý bảo hiểm

Hoạt động đại lý bảo hiểm đã chính thức được luật hóa tại Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 cũng như các văn bản pháp luật liên quan với nhiều quy định mới theo hướng chặt chẽ hơn..>> Chi tiết

- Dặm trường trái chủ Vạn Trường Phát - Bài 2: “Ẵm” 10.000 tỷ đồng trái phiếu, nhà phát hành “biến mất”

Hàng ngàn trái chủ lô trái phiếu 10.000 tỷ đồng của Vạn Trường Phát không biết phải tới nơi nào để đòi lại quyền lợi mình..>> Chi tiết

- Hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp cải thiện nhưng khó khăn vẫn ở phía trước

Theo Báo cáo, tổng giá trị TPDN riêng lẻ đáo hạn 9 tháng còn lại của năm 2023 được ước tính ở mức 220.770 tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp bất động sản có số dư trái phiếu sẽ đến hạn ở mức 93.200 tỷ đồng..>> Chi tiết

- Doanh nghiệp dầu khí đặt kế hoạch lợi nhuận thấp

Kết quả kinh doanh quý I/2023 dự kiến tích cực hơn, nhưng vẫn có doanh nghiệp ghi nhận suy giảm so với cùng kỳ và kế hoạch lợi nhuận năm nay của nhiều doanh nghiệp ngành dầu khí ở mức thấp..>> Chi tiết

- Vỡ nợ doanh nghiệp trên thế giới tăng mạnh nhất kể từ sau đại dịch đến nay

Số công ty vỡ nợ trên toàn cầu đã tăng mạnh trong quý I/2023, lên mức cao nhất so với bất kỳ quý nào từ cuối năm 2020 đến nay, thời điểm doanh nghiệp trên khắp thế giới đang phải hứng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ các biện pháp hạn chế để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19..>> Chi tiết

Tin bài liên quan