Thị trường tài chính 24h: Giá vàng thế giới lập đỉnh mới, tỷ giá trong nước vẫn ở mức cao

Thị trường tài chính 24h: Giá vàng thế giới lập đỉnh mới, tỷ giá trong nước vẫn ở mức cao

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index tiếp tục giảm; Lợi nhuận nhiều ngân hàng sụt giảm do tăng chi phí dự phòng; Tỷ giá USD tăng 2,95% từ đầu năm, tiến gần hơn mức trần quy định; Định hình cuộc chơi mới; Thị trường kỳ vọng sức mạnh của nền kinh tế Mỹ sẽ hạn chế quy mô cắt giảm lãi suất của Fed…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 4/4 tăng tăng 500.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và không đổi chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã giảm 300.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện đứng ở mức 79,30 – 81,32 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 19,1 USD lên 2.299,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng vượt nhẹ qua mốc kỷ lục 2.300 USD, trước khi lùi về gần 2.290 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,06 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 4/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.038 đồng/USD, tăng 18 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.770 – 25.110 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm giằng co nhẹ quanh 66.000 USD thì sang phiên hôm nay đã tiếp diễn xu hướng này cho đến cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,22 USD (-0,02%), xuống 85,41 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,05 USD (-0,06%), xuống 89,30 USD/thùng.

VN-Index thêm một phiên giảm

Sau phiên sáng giảm nhẹ với dòng tiền thận trọng, thị trường bước vào phiên chiều nới thêm đôi chút đà đi xuống và khi chạm gần 1.265 điểm đã bật lên gần 1.275 điểm sau gần một giờ đồng hồ.

Tuy vậy, sức bật chủ yếu đến từ đóng góp của cổ phiếu lớn VCB và VNM, trong khi áp lực cung trên diện rộng vẫn tồn tại, khiến VN-Index giằng co, rung lắc nhẹ quanh tham chiếu và đóng cửa giảm điểm nhẹ.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 9,49 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng tương ứng đạt 484,04 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 4/4: VN-Index giảm 3,22 điểm (-0,25%), xuống 1.268,25 điểm; HNX-Index giảm 1,51 điểm (-0,62%), xuống 242,44 điểm; UpCoM-Index giảm 0,13 điểm (-0,15%), xuống 91,01 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ ít biến động trong phiên thứ Tư (3/4) khi dữ liệu lĩnh vực dịch vụ tăng thấp hơn vẫn chưa đủ mang lại quá nhiều hy vọng về việc Fed sẽ nới lỏng tiền tệ.

Một cuộc khảo sát từ Viện Quản lý Cung ứng (ISM) cho thấy tăng trưởng ngành dịch vụ của Mỹ đã chậm lại hơn nữa trong tháng 3.

Trọng tâm hiện tại là báo cáo việc làm của Bộ Lao động vào thứ Sáu, dự kiến sẽ cho thấy bảng lương phi nông nghiệp tăng 200.000 việc làm mới trong tháng Ba, sau khi bổ sung 275.000 việc làm trong tháng Hai.

Kết thúc phiên 3/4: Chỉ số Dow Jones giảm 43,10 điểm (-0,11%), xuống 39.127,14 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 5,68 điểm (+0,11%), lên 5.211,49 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 37,01 điểm (+0,23%), lên 16.277,46 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản hồi phục, khi các nhà đầu tư mua cổ phiếu sau đợt bán mạnh vào đầu tuần này.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,81% lên 39.773,14 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,94% lên 2.732,00 điểm.

“Quan điểm tích cực của nhà đầu tư về thị trường chứng khoán Nhật Bản không thay đổi, vì vậy việc mua vào khi giá giảm sâu là điều tự nhiên", Naoki Fujiwara, nhà quản lý quỹ cấp cao tại Shinkin Asset Management cho biết.

Đáng chú ý nhất phiên này là cổ phiếu chip Socionext tăng 17,55%, sau khi Morgan Stanley MUFG Securities nâng bậc xếp hạng. Các cổ phiếu liên quan như Nhà sản xuất robot Fanuc tăng 3,16% và SoftBank Group tăng 1,07%.

Chứng khoán Trung QuốcHồng Kông nghỉ giao dịch ngày Thanh Minh.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng mạnh, nhờ đà hồi phục của nhóm cổ phiếu chip, ô tô và sự lạc quan về việc Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 35,03 điểm, tương đương 1,29% lên 2.742,00 điểm.

Cổ phiếu dẫn đầu thị trường Samsung Electronics tăng 1,43%, nhà sản xuất chip số 2 SK hynix tăng 4,9%, nhà sản xuất ô tô hàng đầu Hyundai Motor tăng 4,6% và nhà sản xuất pin hàng đầu LG Energy Solution tăng 0,9%.

Kết thúc phiên 4/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 321,29 điểm (+0,81%), lên 39.773,14 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 35,03 điểm (+1,29%), lên 2.742,00 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Lợi nhuận nhiều ngân hàng sụt giảm sau kiểm toán do tăng chi phí dự phòng

Một số ngân hàng ghi nhận lợi nhuận năm 2023 giảm sau kiểm toán chủ yếu do tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng..>> Chi tiết

- Định hình cuộc chơi mới

Môi trường, xã hội và quản trị (ESG), tiền điện tử (crypto) và các yếu tố liên quan đến công nghệ được cho là xu hướng mà các quỹ đầu tư trên toàn cầu, bao gồm cả quỹ chủ động và quỹ hoán đổi danh mục (ETF) đều quan tâm..>> Chi tiết

- Tỷ giá USD tăng 2,95% từ đầu năm, tiến gần hơn mức trần quy định

Đến cuối giờ sáng 4/4, có một số ngân hàng neo tỷ giá bán ra ở mức 25.185 VND/USD, thấp hơn 55 đồng so với mức trần tỷ giá quy định. Điểm tích cực là chỉ số US Dollar Index đã hạ nhiệt đáng kể, về còn 104,2 điểm..>> Chi tiết

- Thị trường kỳ vọng sức mạnh của nền kinh tế Mỹ sẽ hạn chế quy mô cắt giảm lãi suất của Fed

Thị trường đang kỳ vọng rằng lãi suất của Mỹ sẽ vẫn cao hơn đáng kể so với ước tính của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào cuối chu kỳ cắt giảm lãi suất sắp tới..>> Chi tiết

Tin bài liên quan