11 câu hỏi thiết thực về margin

11 câu hỏi thiết thực về margin

(ĐTCK-online) Sau cuộc họp tại UBCK ngày 4/8, ngày 8/8 là hạn cuối để các CTCK góp ý cho UBCK về dự thảo Quy chế giao dịch ký quỹ (margin). ĐTCK ghi nhận một số thắc mắc về margin và trả lời của ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh, UBCK.

>> Margin sẽ được triển khai từ tháng 9?

>> CTCK lúng túng chặn lệnh đối ứng

>> Cởi trói giao dịch

>> Margin và hệ lụy của hợp đồng hợp tác đầu tư

Cả tỷ lệ ký quỹ giao dịch 70% và tỷ lệ ký quỹ duy trì 50% được quy định trong bối cảnh thị trường hiện tại. Tỷ lệ này có thể thay đổi theo thời gian, tùy thuộc hoàn cảnh thị trường. Tỷ lệ ký quỹ duy trì nếu dưới 50% thì CTCK phải đưa ra hướng xử lý để khắc phục tình trạng, có thể yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản ký quỹ như tiền hoặc chứng khoán, hoặc cũng có thể bán chứng khoán để giảm tỷ lệ vay.

 

Trường hợp khách hàng nhận cổ phiếu thưởng có nguồn gốc từ danh mục cổ phiếu trong tài khoản giao dịch ký quỹ thì có tính cổ phiếu này trong giá trị tài sản thực có của khách hàng không?

Có được. Tính ngay khi chốt quyền hay tính khi cổ phiếu thực về tài khoản là quyền của CTCK. Tương tự, CTCK có thể có tỷ lệ chiết khấu giá với các tài sản này, bởi vì từ khi chốt quyền đến khi cổ phiếu thực về tài khoản thường mất vài tháng, khi đó khó ai biết trước giá cổ phiếu sẽ như thế nào. Để an toàn thì CTCK nên có cách tính giá trị thận trọng.

 

Thời hạn cho vay giao dịch ký quỹ không dưới 3 ngày và không quá 3 tháng có hợp lý không? Có nhiều trường hợp khách chỉ vay 1 ngày, ngày hôm sau đã có dòng tiền về thì họ không muốn vay nữa. Vì vậy, nên rút ngắn thời hạn vay từ 1 ngày trở lên, để khách hàng có thể tiết kiệm tiền vay?

Đồng ý với ý kiến này của CTCK.

 

Một trong những điều kiện mở tài khoản margin là khách hàng chưa từng không thanh toán đầy đủ các khoản vay, vi phạm quy định hợp đồng mở tài khoản ký quỹ. Vậy vi phạm này là vi phạm tại chính CTCK hay bao gồm cả tại các CTCK khác? Nên chăng, Trung tâm Lưu ký mở ra một kho dữ liệu ghi nhận các trường hợp khách hàng vi phạm để CTCK biết và ngăn chặn?

Quy định này chỉ áp dụng với khách hàng vi phạm tại chính CTCK nơi mở tài khoản. Có trường hợp khách hàng nợ tại CTCK này, nhưng ở CTCK khác, họ có tiền và làm ăn đầy đủ thì chắc chắn CTCK sẽ không từ chối khách hàng. Về lập thông tin những NĐT vi phạm quy định thì UBCK không làm, nhưng các CTCK có thể tự liên kết để lập kho dữ liệu nhằm tham khảo lẫn nhau, ví dụ thông qua các hiệp hội.

 

Tại sao tiêu chí xác định danh sách các cổ phiếu được phép giao dịch ký quỹ lại giới hạn về thanh khoản, biến động giá?

Chúng tôi đã tham khảo quy định của các nước và chỉnh sửa cho phù hợp với Việt Nam . Việc quy định mức thanh khoản và biến động giá chỉ nhằm mục tiêu loại bỏ những cổ phiếu bị làm giá.

 

Định kỳ 6 tháng 1 lần, Sở GDCK công bố danh sách những mã chứng khoán được phép giao dịch ký quỹ. Vậy những mã bị loại ra khỏi danh sách nhưng đang được giao dịch ký quỹ thì có phải bán hết để tất toán không?

Không. Sau khi có danh sách mới, CTCK chỉ không được phép cấp margin mới với cổ phiếu bị loại khỏi danh sách, chứ không phải tất toán. Việc giải quyết tùy thuộc vào CTCK và khách hàng.

 

Việc báo cáo tình hình và chi tiết các mã chứng khoán cho vay ký quỹ cho hai Sở GDCK thực hiện như thế nào? Báo cáo tất cả các mã hay chỉ báo cáo đối với các mã cổ phiếu trên từng Sở?

Các CTCK báo cáo danh sách cổ phiếu theo mã chứng khoán giao dịch trên từng Sở.

 

CTCK có được bán chứng khoán trên tài khoản giao dịch tiền mặt của khách hàng trong trường hợp khách hàng bị "cháy" tài khoản giao dịch ký quỹ hay không? CTCK có được ép khách hàng bán các tài sản khác không?

Cái này tùy thuộc vào hợp đồng giữa CTCK với khách hàng. Tuy nhiên, tôi tin rằng, nếu CTCK thực hiện nghiêm túc các quy định về cho vay, tỷ lệ ký quỹ duy trì thì sẽ ngăn ngừa được tình trạng trên.

 

Tại sao Sở GDCK lại là đơn vị công bố danh sách cổ phiếu giao dịch ký quỹ?

Sở nắm rõ, đầy đủ các thông tin liên quan đến các cổ phiếu. Chính vì vậy, chủ trương của UBCK là để 2 Sở đưa danh sách trên. Các CTCK sẽ căn cứ vào đó và trên cơ sở nghiên cứu của chính mình mà đưa danh sách rút gọn. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng khúc mắc tại sao CTCK này cho margin mã này mà CTCK khác lại không.

 

Tại sao để được làm margin, CTCK phải có vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn pháp định?

Chủ trương ban đầu của UBCK là chỉ yêu cầu CTCK đáp ứng yêu cầu chỉ tiêu an toàn tài chính theo Thông tư 226, nhưng xuất hiện những trường hợp CTCK còn vốn chủ sở hữu quá thấp, nhưng không vay mượn và co cụm hoạt động nên vẫn duy trì tỷ lệ an toàn tài chính. Do đó, quy định này nhằm loại bỏ những CTCK có năng lực tài chính quá yếu kém. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ nghiên cứu sửa đổi dự thảo, tránh trường hợp CTCK có vốn chủ gần 300 tỷ đồng vẫn không được triển khai dịch vụ này vì đã trót đăng ký toàn bộ 4 nghiệp vụ.

 

Để được làm margin, CTCK phải qua được vòng kiểm tra trực tiếp tại công ty của UBCK. Vậy cụ thể UBCK sẽ kiểm tra điều kiện gì tại CTCK?

Cụ thể, về hệ thống công nghệ thông tin, UBCK sẽ chỉ kiểm tra cách hiển thị giao dịch trên tài khoản phụ (tài khoản giao dịch ký quỹ) và khả năng giám sát  rủi ro của CTCK trên các tài khoản này.

11 câu hỏi thiết thực về margin ảnh 1

Tỷ lệ ký quỹ duy trì có thể thấp hơn 50% được không? Ở mức nào thì CTCK được phép bán CK của khách hàng?