Bloomberg: Cần 22 tháng nữa để đạt tỷ lệ tiêm chủng bao phủ 75% dân số toàn cầu

Bloomberg: Cần 22 tháng nữa để đạt tỷ lệ tiêm chủng bao phủ 75% dân số toàn cầu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Theo Bloomberg, chiến dịch tiêm chủng vắc xin lớn nhất trong lịch sử toàn cầu đang được tiến hành với hơn 704 triệu liều đã được chuyển đến trên 153 quốc gia.

Theo đó, tỷ lệ tiêm chủng mới nhất trên toàn cầu là khoảng 16,1 triệu liều mỗi ngày.

Tại Mỹ, nhiều người đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin kể từ khi vắc xin được cấp phép sử dụng khẩn cấp. Cho đến nay với 171 triệu liều đã được tiêm tại Mỹ. Trong tuần trước, trung bình 3,03 triệu liều mỗi ngày được sử dụng.

Bản đồ thế giới về tỷ lệ tiêm chủng vắc xin

Bản đồ thế giới về tỷ lệ tiêm chủng vắc xin

Khi nào thì cuộc sống trở lại bình thường?

Mặc dù các loại vắc xin tốt nhất được cho là có hiệu quả tới 95%, nhưng vẫn cần có một chiến dịch phối hợp để ngăn chặn đại dịch.

Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm ở Mỹ cho biết rằng việc tiêm chủng cho 70 - 85% dân số nước Mỹ sẽ giúp bệnh nhân trở lại bình thường.

Nhưng xét trên quy mô toàn cầu thì đó là mức độ tiêm chủng rất khó khăn. Với tốc độ tiêm chủng hiện tại 16,1 triệu người mỗi ngày trên toàn cầu thì sẽ mất nhiều năm để đạt được mức độ miễn dịch toàn cầu đáng kể. Tuy nhiên, tỷ lệ này đang tăng đều đặn và các loại vắc xin mới của các nhà sản xuất bổ sung sắp được đưa ra thị trường.

Con đường dẫn đến miễn dịch cộng đồng trên toàn thế giới

Ở Mỹ, tỷ lệ tiêm chủng mới nhất trung bình là 3.029.052 liều mỗi ngày. Với tốc độ này, sẽ phải mất 3 tháng nữa để phủ đầy khoảng 75% dân số nước Mỹ

Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêm chủng mới nhất trên toàn cầu trung bình là 16.066.202 liều mỗi ngày. Theo tính toán của Bloomberg, với tốc độ này, sẽ mất 22 tháng nữa để bao phủ 75% dân số toàn cầu.

Biểu đồ tỷ lệ tiêm chủng hiện tại trên toàn cầu

Biểu đồ tỷ lệ tiêm chủng hiện tại trên toàn cầu

Israel là quốc gia đầu tiên cho thấy chiến dịch tiêm chủng sẽ lấp đầy trên toàn quốc. Quốc gia này đã dẫn đầu thế giới về tiêm chủng, và đến tháng 2, hơn 84% người từ 70 tuổi trở lên ở nước này đã được tiêm hai liều vắc xin. Các ca nhiễm bệnh nặng và tử vong giảm nhanh chóng.

Hiện tại có nhiều lo ngại về các chủng virus mới đe dọa các đợt bùng phát mới. Trong giai đoạn đầu của chiến dịch, hiệu quả của việc tiêm chủng thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố lây truyền khác như sự đột biến của virus, thời tiết theo mùa, hiệu quả của việc sử dụng khẩu trang và biện pháp giãn cách xã hội. Theo thời gian, tỷ lệ tiêm chủng cao hơn sẽ hạn chế gánh nặng từ đại dịch Covid-19 trên khắp thế giới.

Tiếp cận không bình đẳng về vắc xin Covid-19

Kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng toàn cầu, các quốc gia đã trải qua tình trạng tiếp cận vắc xin không bình đẳng và mức độ hiệu quả khác nhau trong việc tiêm vắc xin.

Theo đó, việc cung cấp hàng tỷ vắc xin để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 trên toàn thế giới sẽ là một trong những thách thức hậu cần lớn nhất từng được thực hiện.

Tỷ lệ tiêm chủng theo dân số của một số quốc gia

Tỷ lệ tiêm chủng theo dân số của một số quốc gia

Hiện tại, Mỹ đang dẫn đầu thế giới về tổng số vắc xin được sử dụng và nguồn cung vắc xin đang được cung cấp nhiều hơn. Các nhà sản xuất vắc xin cam kết sẽ cung cấp đủ vắc xin để tiêm chủng đầy đủ cho 130 triệu người Mỹ vào cuối tháng 3 và 300 triệu người vào cuối tháng 5.

Bloomberg đang theo dõi sự phát triển của 9 loại vắc xin hứa hẹn nhất trên toàn cầu. Hiện có tổng cộng 7 loại vắc xin được cung cấp cho công chúng nhưng với số lượng hạn chế và ở ít nhất 153 quốc gia.

Các quốc gia đã đổ hàng tỷ đô la vào việc phát triển các công nghệ vắc xin mới, thử nghiệm ở hàng nghìn tình nguyện viên, mở rộng quy mô sản xuất và sau đó đưa chúng ra thị trường trong thời gian ngắn kỷ lục.

Tin bài liên quan