Tuy nhiên, SDC không phải là "người hùng" duy nhất. ĐTCK ghi nhận 15 - 20 mã chứng khoán, chủ yếu thuộc "hạng giấy", luôn trong tình trạng được đặt mua với khối lượng lớn và giá liên tục tăng trần một cách bất thường.
Từ chuyện ăn nên mà… mần không ra
Không phải đến hôm nay báo chí mới tốn giấy mực để nói về những cổ phiếu hiếm, lạ… vì thành tích tăng giá nằm ngoài khả năng dự đoán của giới phân tích và óc tưởng tượng của những nhà đầu tư lạc quan nhất. Với giới chuyên môn, những cổ phiếu "hạng ruồi" từng được xếp vào nhóm cổ phiếu của DN có lợi nhuận hàng năm dưới 1 triệu USD, nền tảng kinh doanh thiếu bền vững, không đáng quan tâm nếu so với cổ phiếu blue-chip của các DN lợi nhuận mỗi năm hàng chục triệu USD, là những con chim đầu đàn của ngành và là niềm tự hào của TTCK.
Như những nhà đầu tư thành công vẫn nói, hàng tốt có cái giá của nó (ý nói chỉ nên mua những cổ phiếu của DN hàng đầu). Suốt nhiều năm qua, các cổ phiếu thượng hạng blue-chip là đối tượng "truy sát" của các tổ chức đầu tư nước ngoài, là "của để dành" của nhà đầu tư chuyên nghiệp và là "cần câu cơm" của các tay đầu cơ ngắn hạn. Quan sát TTCK trong giai đoạn giữa năm 2006 trở về trước, xu hướng tập trung đầu tư vào các cổ phiếu blue-chip là rất lớn và là chọn lựa của số đông nhà đầu tư. Các báo cáo phân tích cơ hội về TTCK Việt Nam gần đây của HSBC, SSI, IMF, DC… đều tập trung vào nhóm 30 - 40 công ty lớn nhất. Cái lý của giới chuyên môn khi có sự lựa chọn như trên là do họ nhìn nhận các DN lớn là nơi nhà đầu tư tìm được cơ hội đầu tư (nếu thị trường có cơ hội).
Dù đã có 6 năm trung thành với các cổ phiếu blue-chip và chiến lược chia nhỏ khoản đầu tư ra 4 - 5 phần nhưng từ một năm trở lại đây, Tuấn nhận ra rằng, việc đa dạng hóa đầu tư khiến các khoản đầu tư thua lỗ "cắn" mất kết quả của các khoản đầu tư lời. Anh cũng thấy rằng, các công ty blue-chip hết gọi vốn đợt này lại bắt đóng tiền đợt khác mà giá cả cứ "ù ù, lì lì" trong khi các cổ phiếu nhỏ tăng giá chóng mặt. Nói với ngôn ngữ của chợ, cổ phiếu blue-chip gần đây ăn nên mà… mần không ra.
Mèo đen, mèo trắng và mèo bắt được chuột
Hiện nay, hơn 80% giá trị vốn hóa của sàn TP. HCM nằm trong nhóm 30 cổ phiếu blue-chip. Như vậy, sự tăng giảm của nhóm 30 cổ phiếu này có ảnh
hưởng gần như tuyệt đối đến chỉ số VN-Index. Theo thống kê của ĐTCK, mức tăng trưởng mà VN-Index đạt được từ 1/8/2007 đến 4/10/2007 là 18%. Tương tự, ở sàn chứng khoán Hà Nội, phần lớn giá trị vốn hóa của thị trường tập trung vào nhóm các công ty tài chính, năng lượng và thủy sản… khoảng 10 DN có quy mô tương đương với 30 blue-chip tại sàn TP. HCM. Nói cách khác, các cổ phiếu tại sàn TP. HCM được xem là cao cấp hơn cổ phiếu tại sàn Hà Nội và VN-Index thường được ưu tiên đem ra làm thước đo cho sự phát triển của TTCK Việt
"Giờ đây, thời thế thay đổi và tôi phải kiếm tiền", Tuấn giải thích cho việc bỏ cổ phiếu blue-chip chuyển sang "đánh" cổ phiếu DN "hạng giấy" (phân loại theo môn quyền anh từ thấp đến cao là: hạng giấy, hạng ruồi, hạng gà, hạng lông). Nhiều người đã chuyển từ sàn TP. HCM sang sàn Hà Nội để đầu tư. Lý do đơn giản là sàn Hà Nội gần đây dễ kiếm tiền hơn và giá cổ phiếu blue-chip theo không lại cổ phiếu "hạng ruồi".
Từ đầu tháng 8 đến nay, HASTC-Index tăng 33%, cao hơn nhiều so với mức 18% của sàn TP. HCM. Theo ghi chép ngẫu nhiên của phóng viên ĐTCK về 24 cổ phiếu được nhà đầu tư săn đuổi trong ngày 4/10, 3 kết luận thật bất ngờ có thể rút ra từ bảng số liệu dưới đây:
- Một, sàn Hà Nội mang lại mức lời cao hơn 15% so với sàn TP. HCM.
- Hai, phần lớn cổ phiếu trong bảng có mức tăng cao (20 - 100%) và cao gấp 2 - 3 lần so với mức trung bình của sàn TP. HCM (so với VN-Index).
-Ba, 20/24 công ty được chú ý là các công ty nhỏ, có vốn điều lệ dưới 80 tỷ đồng.
STT
|
Mã CK
|
Tên công ty
|
Giá ngày 01/08
|
Giá ngày 04/10
|
Tăng giá
|
So với VN-Index
|
1
|
CYC
|
CTCP Gạch men Chang Yih
|
16.400
|
19.800
|
21%
|
3%
|
2
|
GMC
|
CTCP SX TM May Sài Gòn
|
49.000
|
59.000
|
20%
|
3%
|
3
|
GTA
|
CTCP Chế biến gỗ Thuận An
|
51.000
|
51.000
|
0%
|
-18%
|
4
|
HAX
|
CTCP Dịch vụ Ôtô Hàng Xanh
|
61.500
|
102.000
|
66%
|
48%
|
5
|
HTV
|
CTCP Vận tải Hà Tiên
|
47.100
|
64.000
|
36%
|
18%
|
6
|
LBM
|
CTCP Vật liệu xây dựng Lâm Đồng
|
46.200
|
55.500
|
20%
|
2%
|
7
|
MCV
|
CTCP Cavico Mining
|
35.500
|
48.100
|
35%
|
18%
|
8
|
PAC
|
CTCP Pin Ắc quy miền
|
43.200
|
48.500
|
12%
|
-6%
|
9
|
PET
|
CTCP Dịch vụ - Du lịch Dầu khí
|
58.000
|
104.000
|
79%
|
61%
|
10
|
SCD
|
CTCP Nước giải khát Chương Dương
|
45.400
|
48.300
|
6%
|
-11%
|
11
|
SFC
|
CTCP Nhiên liệu Sài Gòn
|
99.500
|
72.500
|
-27%
|
-45%
|
12
|
SFN
|
CTCP Dệt lưới Sài Gòn
|
32.000
|
35.700
|
12%
|
-6%
|
13
|
SSC
|
CTCP Giống cây trồng miền
|
63.000
|
69.500
|
10%
|
-8%
|
14
|
TAC
|
CTCP Dầu thực vật Tường An
|
110.000
|
170.000
|
55%
|
37%
|
15
|
TRI
|
CTCP Nước giải khát Sài Gòn
|
43.000
|
55.500
|
29%
|
11%
|
16
|
TTC
|
CTCP Gạch men Thanh Thanh
|
26.000
|
36.900
|
42%
|
24%
|
17
|
VFC
|
CTCP VINAFCO
|
38.700
|
67.000
|
73%
|
55%
|
18
|
VIC
|
CTCP VINCOM
|
125.000
|
189.000
|
51%
|
33%
|
19
|
|
CTCP Thép Việt Ý
|
34.500
|
42.900
|
24%
|
7%
|
20
|
VNE
|
Tổng CTCP Xây dựng điện Việt
|
52.000
|
66.000
|
27%
|
9%
|
21
|
VTA
|
CTCP VITALY
|
23.000
|
30.000
|
30%
|
13%
|
22
|
PAN
|
CTCP Xuyên Thái Bình
|
64.800
|
125.100
|
93%
|
75%
|
23
|
SDC
|
CTCP Tư vấn Sông Đa
|
60.900
|
80.200
|
32%
|
14%
|
24
|
SSI
|
CTCP Chứng khoán Sài Gòn
|
154.000
|
240.000
|
56%
|
38%
|
|
VN-Index
|
Chỉ số giá cổ phiếu sàn TP. HCM
|
923.140
|
1,087.760
|
18%
|
-
|
|
HASTC-Index
|
Chỉ số giá cổ phiếu sàn Hà Nội
|
260.000
|
345.110
|
33%
|
15%
|
Tăng giá không cần lý do thuyết phục
Trong số 24 công ty được theo dõi trong bảng trên, các gương mặt thuộc dạng "hàng hiệu" được nhiều nhà đầu tư biết đến chỉ có PAN, SSI, VNE và TRI. Ngoài ra, phần lớn cổ phiếu không mấy quen thuộc với số đông nhà đầu tư. Các nhà phân tích còn miêu tả nhóm cổ phiếu này như sau: công ty nhỏ và hoạt động không thật sự nổi bật, chiến lược kinh doanh không sắc nét, thành phần sở hữu tập trung, các dự án phát triển DN không thực sự được đánh giá cao và nhà đầu tư không kỳ vọng cao về lợi nhuận của DN. Vậy nhưng, những cổ phiếu này vẫn tăng giá với một nguyên nhân là có nhiều người mua với khối lượng lớn, một số cổ phiếu có khối lượng đặt mua trong một phiên còn lớn hơn tổng khối lượng niêm yết.
Thị trường đang tồn tại một thực tế là lợi nhuận khổng lồ được tìm thấy nơi các cổ phiếu thuộc những DN đủ tiêu chuẩn niêm yết nhưng không xuất sắc. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là sự nhiệt tình mua quá mức của nhóm nhà đầu tư lớn (ngoại trừ tổ chức nước ngoài), sự hưởng ứng của các nhà đầu tư "lướt sóng" và sự cám dỗ của tính chất một nửa là cờ bạc của TTCK.