Chính phủ cũng chấp thuận các kiến nghị của tư vấn và kiểm toán quốc tế liên quan tới việc định giá doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế. Điều đó có nghĩa, quá trình định giá Vietcombank sẽ nhanh gọn hơn so với các doanh nghiệp nhà nước khác, được phép bỏ qua một số khâu như kiểm kê, đánh giá lại tài sản, hạch toán lại giá trị sổ sách sau định giá.
Sau khi Vietcombank cổ phần hóa, Chính phủ cho phép nhà băng này áp dụng phương thức quản trị doanh nghiệp theo những tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất có thể được, miễn là không trái với các quy định hiện hành của Việt
Theo một quan chức Vietcombank, trong đề án cổ phần hóa ngân hàng, Chính phủ đặc biệt quan tâm tới khâu lựa chọn đối tác chiến lược. Do đó, thay vì lịch trình cũ là ấn định thời điểm phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) trước, trên cơ sở đó sẽ xây dựng giá bán cho nhà đầu tư chiến lược, thì giờ này, Chính phủ đặt yêu cầu cao với việc chọn đối tác chiến lược, và để lỏng thời hạn IPO. Vietcombank có thể chọn đối tác chiến lược trước khi tiến hành IPO.
Vị quan chức này khẳng định giá bán cổ phần cho đối tác chiến lược nước ngoài sẽ độc lập với giá IPO, và do Vietcombank đề xuất để Chính phủ duyệt.
"Giá không còn là yếu tố quan trọng duy nhất để tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, mà là các cam kết của họ về việc hỗ trợ kỹ thuật, hợp tác đầu tư và đặc biệt là thời gian nắm giữ cổ phiếu sau niêm yết. Chính phủ khá mở cho đối tác nước ngoài khi tuyên bố nếu nhà đầu tư đưa ra những cam kết tốt, Chính phủ sẽ có những đãi ngộ ngược trở lại với Vietcombank. Thậm chí, đối tác ngoại có thể mở room vượt mức tối đa cho phép là 15%", vị quan chức trên nói.
Hiện Vietcombank đã hoàn tất hai vòng đàm phán với các nhà thầu trong danh sách rút gọn. Dự kiến một tuần sau khi Chính phủ phê duyệt đề án cổ phần hóa, đối tác sẽ gửi bản chào cuối cùng. Khoảng 20/9, Vietcombank sẽ trình Chính phủ và nếu được duyệt sẽ chính thức công bố đối tác chiến lược nước ngoài vào đầu tháng 10.
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu