Người đeo đá quý trang sức nên lựa chọn loại đá và màu hợp với mệnh của mình

Người đeo đá quý trang sức nên lựa chọn loại đá và màu hợp với mệnh của mình

Chọn đá quý trang sức, phải biết các yếu tố này

(ĐTCK) Nhiều người thường thích chọn một loại đá quý nào đó làm trang sức vì theo ngũ hành, nó “hợp mệnh”. Nhưng chọn đá quý phải chăng chỉ cần màu sắc hợp mệnh?

Con người từ xưa đã biết sử dụng đá làm trang sức, ban đầu sử dụng những mảnh đá nhiều màu sắc kết hợp với nhau thành vòng đeo trên cổ, trên cổ tay… Sau này, khi con người biết sử dụng đồ kim khí, đã chế tác các vật dụng kim loại phổ biến là vàng, bạc để bọc các viên đá quý bên trong. Cho đến ngày nay, thế giới trang sức ngày càng phát triển đa dạng và tinh xảo hơn.

Vậy việc chọn lựa một loại trang sức cho mình có đơn giản chỉ để làm đẹp. hay còn những yếu tố nào khác? Các chuyên gia Trung tâm Ứng dụng công nghệ địa y học (diayhoc.com) cho rằng, có một số yếu tố quan trọng khi lựa chọn đá quý cần lưu ý.

Yếu tố thứ nhất là trực giác. Chúng ta có thể tìm kiếm trên internet thông tin về các loại đá quý, nhưng để có kinh nghiệm xem xét, đánh giá một viên đá quý trên tay thì không dễ dàng, bởi không nhiều người có cơ hội tiếp xúc thường xuyên với các loại đá quý. Dẫu vậy, có một cách đơn giản để đánh giá, đó là trực giác, tức là sự yêu thích với một viên đá quý nào đó ngay lần đầu nhìn thấy. Đây là điều quan trọng nhất, bởi bản năng trực giác của con người chỉ dẫn chúng ta tìm đến những gì có thể bổ khuyết cho phần thiếu sót. Có người đặc biệt thích đá màu xanh lá non, tươi tắn, gần như ngả về màu nõn chuối. Miễn là màu đó thì rất thích, mà không quan trọng là đá gì. Tìm hiểu kỹ hơn về bát tự (ngày tháng năm sinh) thì thấy, người này mệnh hỏa. nhưng thừa hỏa thiếu mộc. Rất dễ hiểu vì sao lại thích xanh lá - màu của hành mộc.

Có nhiều trường hợp khác, khi thấy mệt mỏi hay tinh thần uể oải, khi đeo các loại đá quý nhất định mà họ đơn thuần chỉ thấy thích, lại cảm thấy khỏe khoắn hơn và cảm xúc tích cực hơn trước rất nhiều.

Yếu tố thứ hai gắn liền với các tính chất vật lý, hóa học đã được khoa học hiện đại chứng minh của các loại đá. Chẳng hạn như tính phát ion âm của Germanium, tính tăng nhiệt và phát hồng ngoại xa của Tourmaline, tính hút độc của một số loại than và sét…

Yếu tố thứ ba gắn liền chặt chẽ với học thuyết ngũ hành, trong đó có 5 yếu tố Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ. Các loại đá quý có các màu sắc riêng biệt và ta có thể phân loại chúng theo ngũ hành như Kim có màu sáng, trắng, ánh kim; Thủy có màu đen, xanh dương; Mộc có màu xanh lá, xanh lục; Hỏa có màu đỏ, hồng; Thổ có màu nâu, vàng… Chúng ta có thể chọn đá quý sao cho phù hợp với quy luật tương sinh, tương khắc với mệnh cung của người đeo theo quy tắc như sau:

Đối với đá có màu đỏ, hồng như ruby, phù hợp nhất với người mệnh Thổ, bởi Hỏa sinh Thổ (khi mọi vật bị đốt cháy thì thành tro bụi); phù hợp với người có mệnh Hỏa; đặc biệt người có mệnh Thủy cũng vẫn có thể sử dụng được loại đá trên, bởi Thủy khắc Hỏa, người chủ có thể chế ngự được đồ vật họ đeo.

Tương tự như vậy, với đá màu xanh lá cây như emerald, aventurine, ngọc bích phù hợp với người mệnh Hỏa, mệnh Mộc và mệnh Kim.

Đá màu trắng như kim cương trắng, thạch anh trắng, topaz phù hợp với người mệnh Thủy, Kim, Hỏa.

Đá màu xanh da trời, đen như saphia, thạch anh đen hợp với người mệnh Mộc, Thủy, Thổ.

Đá màu vàng, nâu như saphia vàng, beryl vàng, mã não hợp với người mệnh Kim, Thổ, Mộc.

Yếu tố thứ tư là vị trí của đá tương tác với các huyệt đạo trên cơ thể. Các vị trí có nhiều huyệt đạo quan trọng đều gắn liền với trang sức của hầu hết các nền văn hóa trên thế giới như vòng cổ, vòng đeo tay, nhẫn, khuyên tai. Ví dụ như đeo vòng cổ sẽ tác động vào huyệt Thiên đột, Đản trung. Hoặc trong thạch trị liệu có việc đặt đá được hơ qua ngải cứu đặt dọc sống lưng theo đường kinh bàng quang và dọc Đốc mạch là một cách làm giảm stress và mệt mỏi rất tốt.

Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com

Tin bài liên quan