Chủ tịch HĐQT Techcombank Hồ Hùng Anh chia sẻ tại ĐHCĐ 2022: “Techcombank không liên quan đến khoản vay của Vạn Thịnh Phát”.

Chủ tịch HĐQT Techcombank Hồ Hùng Anh chia sẻ tại ĐHCĐ 2022: “Techcombank không liên quan đến khoản vay của Vạn Thịnh Phát”.

Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh: Tầm nhìn là dài hạn trong mọi hoạt động

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Chủ tịch Techcombank đã nhắc lại nhiều lần thông điệp này khi trao đổi với cổ đông về các định hướng kinh doanh trong cho vay, bancasurrance, đầu tư cho công nghệ...

Tại ĐHCĐ 2022 diễn ra sáng nay, trước câu hỏi của cổ đông băn khoăn về việc đạt kế hoạch kinh doanh năm 2022 trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng hiện dự kiến được NHNN cấp là 13-13,5% chứ không phải là 15% hoặc cao hơn ở mức 20% như các năm trước. Tổng Giám đốc Techcombank, ông Jens Lottner cho biết, hạn mức tín dụng cao sẽ giúp lợi nhuận cao nhưng hạn mức tín dụng lại phụ thuộc vào NHNN. Hạn mức tín dụng Ngân hàng dự kiến được NHNN cấp là 13-13,5% và đang đợi NHNN cấp tín dụng cao hơn

Dẫu vậy, ông Jens Lottner chia sẻ thêm, thu nhập từ phí cùng các thu nhập khác và tối ưu hoá chi phí vốn, NIM của Techcombank khá cao giúp hai năm vừa qua Ngân hàng có được giá vốn rẻ hơn so với đối thủ và CIF duy trì ở mức hợp lý. Hiện chi phí phát hành trái phiếu của Techcombank rất thấp do Ngân hàng có hiệu quả tài chính tốt và CAR cao so với các đối thủ cạnh tranh khác.

“Điều này giúp chúng tôi duy trì được nguồn vốn bền vững bất chấp ảnh hưởng từ thị trường. NIM của Techcombank khoảng 5,6% hơi giảm nhẹ so với các năm trước nhưng vẫn cao hơn so các ngân hàng khác. Trong bối cảnh Covid-19 tạo gián đoạn kinh doanh cho các doanh nghiệp nhưng nhờ có dự phòng tốt mà Ngân hàng có thể duy trì được hoạt động linh doanh trong thời gian qua”, ông Jens Lottner nói.

Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch HĐQT Techcombank Hồ Hùng Anh cho biết thêm, lợi nhuận của Techcombank có phụ thuộc vào tăng trưởng tín dụng nhưng những năm qua Ngân hàng đã phát triển mạnh về phí và dòng vốn rẻ nên tăng trưởng tín dụng không tác động quá nhiều đến lợi nhuận. NHNN thường sắp xếp nới room tín dụng cao hơn vào cuối năm sau khi nhìn vào tổng thể vĩ mô, lạm phát, tuy nhiên, nếu tăng trưởng tín dụng cao hơn trong quý 4 thì lợi nhuận tác động rất ít lên bản cân đối tài sản.

Đối với vấn đề “nóng” trái phiếu doanh nghiệp, các cổ đông đặt vấn đề Techcombank mua để đầu tư hay phân phối lại, bên cạnh đó, việc NHNN siết hoạt động đầu tư TPDN có ảnh hưởng như thế nào tới ngân hàng.

Ông Jens Lottner chia sẻ, BĐS là lĩnh vực quan trọng với nền kinh tế quốc gia và với nguồn cung còn thiếu với nhà ở, thực tế là chúng ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nhà ở của người dân. Việt Nam là nước có dân số trẻ, thu nhập khả dụng của người trẻ tăng lên 10% trong khi nguồn cung BĐS khan hiếm. Do đó, trong dài hạn Techcombank kỳ vọng có những cơ hội đầu tư tốt cho người dân Việt Nam.

“Để tránh việc thao túng trên thị trường bất động sản, NHNN đã đưa ra quy định siết chặt khoản vay BĐS, tuy nhiên điều này không có nghĩa BĐS không còn được coi trọng nhất là đối với đất nước có thu nhập trung bình như Việt Nam. Tôi tin rằng cơ quan nhà nước sẽ có những biện pháp nhất định để phát triển thị trường BĐS”, ông Jens Lottner nói.

Tổng giám đốc Techcombank cho biết thêm, trong vài năm vừa qua Techcombank chưa gặp vấn đề nào về các khoản vay BĐS với nợ xấu gần như bằng 0 trong 5 năm qua.

Trong diễn biến có liên quan, Chủ tịch Techcombank cho rằng, những vấn đề nổi lên trên thị trường trái phiếu chỉ là thiểu số. Techcombank luôn thực hiện theo thông điệp sẽ đóng góp vào chiến lược phát triển thị trường vốn. Với trái phiếu doanh nghiệp, Techcombank sẽ thẩm định dưới góc độ như một khoản vay trung dài hạn và đương nhiên trong đó sẽ có từ phương án kinh doanh, nguồn tiền, khả năng trả nợ… Thay vì khoản vay trung dài hạn Techcombank tư vấn thành các khoản trái phiếu có thể giúp cho các nhà đầu tư cùng Techcombank đầu tư.

“Nói siết trái phiếu thì hơi nặng mà động thái của Nhà nước là làm lành mạnh cho thị trường trái phiếu, điều đó sẽ tạo cơ hội cho các nhà chuyên nghiệp đưa đến thị trường những sản phẩm tốt cho thị trường…” ông Hùng Anh nói.

Cũng theo Chủ tịch Techcombank, ông không nghĩ Ngân hàng có thay đổi trong chiến lược dài hạn về lĩnh vực BĐS. Trong những năm vừa qua Techcombank đang làm rất tốt, các dự án mà Ngân hàng đầu tư đều có các chủ đầu tư, lãnh đạo uy tín. Cho vay BĐS tập trung nhiều vào nhóm cho vay người mua nhà, hạn chế tối đa việc cho vay khu đất, hoặc dạng có khả năng đầu cơ, không mang lại giá trị thặng dư. Các trái phiếu và khoản vay của Techcombank đều vào các dự án có giấy tờ hợp lý, đang triển khai bán hàng, không đầu tư vào các dự án treo, giấy tờ không hợp lý.

Liên quan tới vấn đề chưa chia cổ tức, Chủ tịch Techcombank cho biết, tầm nhìn kiên định của Ngân là dài hạn, đảm bảo lợi ích cho cổ đông và sự phát triển bền vững cho tổ chức. Việc giữ lại vốn giúp Techcombank có nguồn lực để khai thác các cơ hội kinh doanh trên thị trường với tỷ suất cao, điều này tốt hơn việc chia cổ tức trong ngắn hạn. Còn về dài hạn giá trị mà Techcombank thu lại được vẫn thuộc về cổ đông.

Về ngắn hạn giá cổ phiếu có điều chỉnh do biến động thị trường, nhưng mức điều chỉnh không lớn cho thấy rõ giá trị của ngân hàng vẫn được nhà đầu tư định giá cao. "Nếu tiếp tục phát triển bền vững đạt mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD thì tại sao chùng ta không nghĩ tới các mức 150.000-200.000 đồng/CP", ông Hồ Hùng Anh nói.

Về vấn đề này, ông Jens Lottner chia sẻ thêm, để đạt được con số 20 tỷ USD thì cần nhìn vào các chỉ số cũng như khả năng phát triển. Hiện P/B của Techcombank đang là 2,5 thấp hơn mức 4-4,5 so với các ngân hàng trong khu vực. Nếu thực hiện tốt hoặc tốt hơn Chiến lược phát triển Ngân hàng tới 2025 thì các chỉ tiêu sẽ thay đổi, cổ phiếu Techcombank sẽ được định giá tốt hơn.

Được biết, năm 2022, Techcombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 27.000 tỷ đồng, tăng 16,2% so với mức thực hiện năm 2021. Dư nợ tín dụng dự kiến tăng trưởng 15% hoặc cao hơn trong mức NHNN cho phép. Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu thấp hơn 1,5%.

Năm 2022, Techcombank tiếp tục có kế hoạch phát hành cổ phiếu ESOP. Theo đó, Ngân hàng dự kiến phát hành hơn 6,3 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cp cho người lao động. Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của Ngân hàng dự kiến tăng lên trên 35.172 tỷ đồng.

Cũng tại ĐHCĐ đã thông qua đơn xin từ nhiệm Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2019-2024 của ông Đỗ Tuấn Anh vì công việc cá nhân và tránh các xung đột lợi ích không cần thiết đối với Ngân hàng. Trước đó, ông Đỗ Tuấn Anh cũng đã có đơn từ nhiệm vị trí Phó Chủ tịch HĐQT Techcombank.

Đồng thời, ĐHCĐ cũng đã thông qua kế hoạch chuyển trụ sở chính từ 191 Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quân Hai Bà Trưng về số 6 phố Quang Trung, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tin bài liên quan