Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM nêu quan điểm tại hội nghị lấy ý kiến về Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ - Ảnh: Lê Quân

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM nêu quan điểm tại hội nghị lấy ý kiến về Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ - Ảnh: Lê Quân

Chủ tịch TP.HCM: Không đánh đổi mọi giá để làm "siêu" cảng Cần Giờ

0:00 / 0:00
0:00
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nêu quan điểm, Thành phố không đánh đổi mọi giá để làm dự án cảng trung chuyển Cần Giờ mà có sự cân nhắc hài hòa giữa lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường.

Ngày 19/10, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị lấy ý kiến về Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, Thành phố ý thức được việc xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ có tác động đến thiên nhiên. Tuy nhiên, điều quan trọng là sự đánh đổi ấy có xứng đáng hay không.

"Thành phố sẽ không đánh đổi mọi giá để phát triển các dự án mà có sự cân nhắc hài hòa giữa lợi ích kinh tế - xã hội và các vấn đề về môi trường", Chủ tịch TP.HCM nhấn mạnh.

Ông Phan Văn Mãi thông tin, hiện nay có 4 vấn đề chính của dự án cần tiếp tục nghiên cứu.

Thứ nhất là đánh giá sự xung đột kinh tế khi triển khai cảng trung chuyển Cần Giờ với các cảng biển hiện hữu và cảng quy hoạch trong tương lai.

Thứ hai là ảnh hưởng giữa phát triển Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, hạ tầng phục vụ bến cảng tới quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cần Giờ. Đặc biệt là vấn đề khi xây dựng tuyến đường bộ có ảnh hưởng đến Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ hay không.

Thứ ba là sự tác động thế nào đến Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.

Thứ tư, đánh giá chung về tác động của cảng này theo các giai đoạn phát triển thì tác động của nó tới kinh tế, xã hội, không chỉ TP.HCM, của vùng như thế nào?

Góp ý cho Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, hầu hết các chuyên gia tại hội nghị đều có chung nhận định rằng cần phải giải quyết được bài toán hài hòa lợi ích giữa phát triển kinh tế và môi trường nếu triển khai dự án.

Theo TS Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế, hai vấn đề quan trọng nhất của dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ cần phải làm rõ là xung đột trong hệ thống cảng vùng Đông Nam Bộ, đặc biệt là cảng Cái Mép - Thị Vải và tác động tới môi trường.

Phối cảnh cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, TP.HCM.

Phối cảnh cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, TP.HCM.

Ông Lịch thừa nhận, giai đoạn đầu khi mới tiếp cận dự án, ông rất phân vân vì dự án nằm gần cảng Cái Mép- Thị Vải và có thể ảnh hưởng tới khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.

Tuy nhiên, sau khi trực tiếp cùng lãnh đạo thành phố, lãnh đạo Trung ương đi thị sát cả bằng đường thủy, đường không, tiếp cận sâu hơn để có cái nhìn tổng thể thì ông ủng hộ dự án vì cả hai yếu tố quan ngại nhất dự án đều không vi phạm.

Ông Lịch phân tích khi có Cảng Cần Giờ không ảnh hưởng hoặc cạnh tranh với cảng Thị Vải - Cái Mép ở Bà Rịa-Vũng Tàu, mà cả hai sẽ tạo thành một hệ thống cảng biển bổ sung cho nhau, tạo hệ sinh thái chung để phát triển một trung tâm logistics cạnh tranh với các cảng khác trong khu vực.

Về yếu tố môi trường, vị trí xây dựng cảng Cần Giờ không dính tới khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, không phá rừng. " Dự án đang có hãng tàu hàng đầu thế giới cam kết đầu tư trong 20 năm, đây là cơ hội lịch sử, không nên để mất. Mất cơ hội này là không tìm lại được. Chúng ta cần nhìn ở tầm nhìn 20 - 30 năm tới" TS Trần Du Lịch nhấn mạnh.

Dẫn câu chuyện quá trình nghiên cứu dự án cảng Liên Chiểu ở Đà Nẵng khi đã có cảng Chân Mây, cảng Chu Lai, TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, cần phải có tầm nhìn và tính tới tiềm năng cả nguồn hàng nội địa và nguồn hàng quốc tế.

Ông Thiên cho rằng, khi có hãng tàu lớn của quốc tế vào đầu tư thì nguồn hàng đi quốc tế sẽ lớn, đây là cơ hội, nếu chần chừ sẽ mất thời cơ.

Được biết, sau khi tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia, UBND thành phố sẽ hoàn thiện Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ để trình Thủ tướng trong tháng 11/2023.

Tin bài liên quan