Còn có tâm lý trông chờ, ỷ lại, ngại mua sắm thiết bị y tế phòng chống dịch

0:00 / 0:00
0:00
Nhiều địa phương có tâm lý trông chờ, ỷ lại, ngại mua sắm thiết bị y tế trong bối cảnh dịch bệnh đang trở nên hết sức phức tạp.
Nhiều địa phương có tâm lý trông chờ, ỷ lại, ngại mua sắm thiết bị y tế là trong bối cảnh dịch bệnh đang trở nên hết sức phức tạp.

Nhiều địa phương có tâm lý trông chờ, ỷ lại, ngại mua sắm thiết bị y tế là trong bối cảnh dịch bệnh đang trở nên hết sức phức tạp.

Sáng 16/7, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chủ trì Hội nghị Giao ban trực tuyến công tác phòng chống dịch toàn quốc.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, trước đây mỗi làn sóng dịch chúng ta chỉ mất khoảng 1 tới 1,5 tháng là dập được. Tuy nhiên, ở làn sóng lần này, tiên liệu thời gian sẽ kéo dài hơn, gây tác động trên diện rất rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, sự phát triển kinh tế - xã hội.

Cũng theo Bộ trưởng Y tế, hiện nay biến chủng Delta lây lan rất nhanh, tốc độ tấn công tăng gấp 2-3 lần so với chủng cũ. Chu kỳ lây nhiễm hiện nay chỉ còn 2 ngày, không còn 5 ngày như trước đây.

Những biện pháp đang triển khai của một số địa phương đã thể hiện sự cố gắng nhưng thực tế chưa được như mong muốn, nhiều thời điểm chưa quyết liệt, còn chần chừ.

"Có địa phương thực hiện Chỉ thị 16 nhưng đi lại vẫn nhộn nhịp, một số cửa hàng không thiết yếu vẫn mở cửa. Đối với khu công nghiệp, một số nơi chưa thực hiện nghiêm túc hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Y tế, chưa kiểm tra giám sát chặt chẽ, chưa thực hiện xét nghiệm tầm soát trên diện rộng", Bộ trưởng nêu.

Đặc biệt, theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, dù dịch đang rất phức tạp song tại một số nơi vẫn còn có tâm lý trông chờ, ỷ lại, ngại mua sắm, ngại thực hiện biện pháp trong bối cảnh cấp bách để có vật tư, trang thiết bị y tế, điều này rất nguy hiểm.

Vì thế, Bộ trưởng đề nghị các địa phương đánh giá, rà soát lại các kịch bản đã đưa ra, chuẩn bị cho tình hình dịch phức tạp hơn.

Về vấn đề cách ly, Bộ y tế đã giảm thời gian cách ly, đồng thời thí điểm cách ly F1 tại nhà, có thể áp dụng theo hướng dẫn của Bộ Y tế nếu đảm bảo các tiêu chí, thay đổi trong xét nghiệm.

Về xét nghiệm, trước đây chủ yếu sử dụng xét nghiệm PCR là chính, giờ thay đổi sử dụng test nhanh là chính, để tối ưu hóa vấn đề xét nghiệm, trả kết quả nhanh, đưa F0 ra khỏi cộng đồng càng nhanh càng tốt. Lý do vì đặc tính virus phát tán mạnh, một người nhiễm, là cả gia đình và những người có tiếp xúc gần có thể bị nhiễm.

Đặc biệt để tiết kiệm test nhanh, Bộ Y tế kiến nghị có thể gộp mẫu trong test nhanh, nhất là TPHCM nơi có tỷ lệ nhiễm cao, đặc biệt là khu vực có diễn biến phức tạp thì có thể sử dụng test nhanh gộp 3-5 mẫu trong một test.

Điều này vừa tiết kiệm vừa đảm bảo tốc độ, đảm bảo độ nhậy gần tương đương mẫu đơn. Dù vậy, Bộ trưởng lưu ý với vùng nguy cơ cao không nên gộp quá nhiều mẫu test nhanh chỉ nên gộp tối đa là 5.

Về điều trị bệnh nhân Covid-19, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin, trước thực tế phòng chống dịch hiện nay, Bộ Y tế đã có những thay đổi về chiến lược điều trị. Trong đó, Bộ Y tế thiết lập phần tầng theo các khu vực khác nhau.

Thứ nhất, khu vực dành cho điều trị bệnh nhân nhẹ, không có triệu chứng sẽ điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị ban đầu phù hợp với diễn tiến bệnh.

Thứ hai, đối với bệnh nhân có triệu chứng, sẽ chuyến đến điều trị tại các cơ sở y tế. Thứ ba, bệnh nhân nặng, rất nặng chuyển đến điều trị tại các bệnh viện đa khoa, bệnh viện dã chiến có đơn vị điều trị hồi sức tích cực (ICU).

“Chúng tôi khuyến nghị các địa phương thiết lập khu vực điều trị ICU tại các bệnh viện dã chiến để có thể nâng cao năng lực khi cần và giảm lây nhiễm chéo trong bệnh viện”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Liên quan đến công tác tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện nay, Việt Nam đã đàm phán thành công được khoảng 170 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 từ các nguồn khác nhau.

Tuy nhiên, do mức độ khan hiếm của vắc xin trên toàn cầu, nên dù đã có những hợp đồng mua từ tháng 11/2020, có những cam kết thoả thuận từ tháng 9/2020 nhưng đến nay Việt Nam mới bắt đầu nhận được những lô vắc xin theo cam kết. Tình trạng nguồn cung vắc-xin hạn chế sẽ tiếp tục kéo dài đến tháng 9/2021.

Tin bài liên quan