Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày tờ trình ự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày tờ trình ự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).

Đại biểu Quốc hội nhận được thông tin "xấu độc", trách nhiệm xử lý thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
Bổ sung quy định trách nhiệm của đại biểu Quốc hội khi nhận được thông tin xấu, độc, không rõ nguồn gốc về nội dung đang được xem xét, quyết định tại kỳ họp vào nội quy kỳ họp.

Sáng 8/9 các vị đại biểu tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).

Trình bày nội dung này, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết những điểm mới cơ bản của lần sửa đổi này, trong đó có bổ sung quy định trách nhiệm của đại biểu Quốc hội khi nhận được thông tin xấu, độc, không rõ nguồn gốc về nội dung đang được xem xét, quyết định tại kỳ họp.

Theo đó, dự thảo nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) quy định trường hợp đại biểu Quốc hội nhận được thông tin xấu, độc về những nội dung đang được xem xét, quyết định tại kỳ họp thì có trách nhiệm thông báo với Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội và Tổng Thư ký Quốc hội để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Quốc hội.

Báo cáo của Uỷ ban Pháp luật cho biết, có ý kiến tại Thường trực Ủy ban này đề nghị làm rõ thông tin "xấu, độc "về những nội dung đang được xem xét, quyết định tại kỳ họp”để có cách hiểu thống nhất cũng như có căn cứ xem xét trách nhiệm của đại biểu Quốc hội khi nhận được thông tin "xấu, độc".

Vẫn liên quan đến trách nhiệm của đại biểu, dự thảo bổ sung quy định trong quá trình thảo luận, đại biểu Quốc hội có quyền tranh luận với đại biểu Quốc hội đã phát biểu để làm rõ hơn các vấn đề thảo luận. Khi tranh luận, đại biểu Quốc hội phải bảo đảm tính xây dựng, đúng trọng tâm nội dung phiên họp, có thái độ tôn trọng các đại biểu Quốc hội đã phát biểu.

Tại mỗi phiên họp, đại biểu Quốc hội phát biểu lần thứ nhất trong thời gian không quá 7 phút, phát biểu lần thứ hai trong thời gian không quá 3 phút; mỗi lần tranh luận trong thời gian không quá 3 phút. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình, cơ quan chủ trì thẩm tra mỗi lần giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội trong thời gian không quá 10 phút.

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp có thể đề nghị Quốc hội quyết định rút ngắn thời gian phát biểu của mỗi đại biểu xuống không dưới 5 phút khi thời gian còn lại của phiên họp không đủ để tất cả số đại biểu Quốc hội đã đăng ký được phát biểu, tranh luận.

Điểm mới nữa của lần sửa đổi này là có thể kéo dài thời gian thảo luận của phiên họp để số đại biểu Quốc hội đã đăng ký được phát biểu, tranh luận tại phiên họp đó trong trường hợp sau khi đã giảm thời gian phát biểu của mỗi đại biểu Quốc hội mà thời gian còn lại của phiên họp vẫn không đủ để tất cả số đại biểu Quốc hội đã đăng ký được phát biểu, tranh luận về nội dung của phiên họp đó.

Như vậy, thời gian phát biểu được giữ nguyên, song quy định về thời gian đại biểu nêu chất vấn đã giảm từ không quá 2 phút xuống 1 phút. Người bị chất vấn trả lời chất vấn không quá 3 phút/1 câu hỏi (giảm 2 phút/câu hỏi).

Cũng mới được bổ sung là quy định biểu quyết bằng phần mềm ứng dụng trên thiết bị di động của đại biểu Quốc hội, quy định về trường hợp đặc biệt Quốc hội sử dụng hỗn hợp các hình thức biểu quyết.

Theo dự thảo, các vị đại biểu và khách mời không sử dụng các thiết bị nghe nhìn cá nhân, điện thoại di động trong phiên họp kín, phiên họp về nội dung nhân sự.

Báo cáo ý kiến của Uỷ ban Pháp luật, Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng đề nghị bổ sung quy định kỳ họp Quốc hội có thể được tổ chức liên tục hoặc theo hai hay nhiều đợt tùy theo nội dung, chương trình được Quốc hội thông qua.

Việc ghi nhận nội dung này trong Nội quy kỳ họp là phù hợp với thực tiễn hoạt động của Quốc hội trong 2 năm vừa qua và cũng tạo cơ sở cho việc chuyển dần hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp sang thường xuyên hơn trong khi số lượng ngày họp không tăng lên nhiều, ông Tùng nêu rõ.

Để tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật, tại khoản 3 Điều 7 của dự thảo Nội quy kỳ họp đã bổ sung “chế tài” đối với việc chậm gửi tài liệu, theo đó “Danh sách các tài liệu chính thức và tên cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi chậm, lý do gửi chậm sẽ được công khai đến đại biểu Quốc hội”.

Ông Tùng cho biết Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành việc bổ sung quy định này, đồng thời đề nghị bổ sung quy định “Cơ quan thẩm tra không tiến hành thẩm tra dự án, dự thảo khi chưa đủ các tài liệu trong hồ sơ hoặc hồ sơ gửi không đúng thời hạn” đã được Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định.

Thường trực Uỷ ban Pháp luật còn cho rằng cần nghiên cứu bổ sung quy định giao Văn phòng Quốc hội theo dõi, tổng hợp danh sách cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi tài liệu chậm, lý do gửi chậm làm cơ sở đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khi Quốc hội tổ chức lấy phiếu tín nhiệm.

Về trình tự Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội tại hai hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với quy định giao cơ quan trình (Chính phủ) có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu tiếp thu, giải trình, chỉnh lý tài liệu về các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội sau lần trình Quốc hội đầu tiên.

Ông Tùng nêu rõ, quy định theo hướng này cũng phù hợp với Luật Đầu tư công, theo đó, việc xem xét, quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn thực hiện theo quy trình tại 2 kỳ họp, Chính phủ có trách nhiệm tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp cuối năm của năm cuối nhiệm kỳ và hoàn thiện hồ sơ về kế hoạch đầu tư công trung hạn để trình Quốc hội tại kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ Quốc hội khóa mới.

Sau khi nghe báo cáo các nội dung trên, các vị đại biểu Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận trong thời gian nửa buổi sáng. Tại kỳ họp thứ tư (tháng 10/2022) Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).

Tin bài liên quan