KPF đặt mục tiêu tăng gấp đôi vốn điều lệ nhằm phục vụ chiến lược kinh doanh mới.

KPF đặt mục tiêu tăng gấp đôi vốn điều lệ nhằm phục vụ chiến lược kinh doanh mới.

Đầu tư Hoàng Minh (KPF) tham vọng kiến tạo giá trị ngành du lịch nghỉ dưỡng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Với kế hoạch tăng vốn điều lệ gấp đôi và phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu, Công ty cổ phần Đầu tư Hoàng Minh (Mã: KPF) đặt mục tiêu tiếp tục tái cơ cấu các khoản đầu tư và tập trung đẩy mạnh mảng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng.

Huy động nghìn tỷ để tập trung vào phân khúc đầy thách thức

Năm 2022, KPF đã công bố kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng của doanh nghiệp với việc tăng vốn điều lệ lên gấp đôi và phương án phát hành khối lượng trái phiếu doanh nghiệp với giá trị hơn 1.000 tỷ đồng. Như vậy, với quyết định tăng vốn sau Đại hội cổ đông, số lượng cổ phần lưu hành dự kiến sau đợt chào bán sẽ đạt 261.1 triệu cổ phần, tương đương 2.611 tỷ đồng.

Khi ngành du lịch mở cửa trở lại và các gói kích thích kinh tế quy mô lớn vào hạ tầng dự kiến tung ra trong năm nay, thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng được dự báo tăng trưởng mạnh.

Mục tiêu trong năm 2022, các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục đẩy mạnh nhiều chính sách hỗ trợ ngành du lịch đón 65 triệu lượt khách, trong đó có 5 triệu khách quốc tế. Đây là cú hích để thị trường bất động sản khởi sắc, đồng thời thu hút cộng đồng nhà đầu tư trong nước lẫn quốc tế quan tâm đến ngành du lịch nghỉ dưỡng tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, dự thảo đề xuất cấp sổ hồng cho condotel của Bộ TN&MT gần đây cho thấy hành lang pháp lý cho các loại hình bất động sản này đang được xây dựng. Đây được đánh giá là động thái tích cực, mở cửa cho sự phát triển của thị trường trong tương lai.

Trong bối cảnh đó, chiến lược tập trung vào lĩnh vực bất động sản của CTCP Đầu tư Hoàng Minh là bước chuyển mình đón đầu xu hướng thị trường. Khoản vốn hơn 1.000 tỷ được huy động tạo đà mạnh mẽ cho những kế hoạch và dự án đầu tư sắp tới của doanh nghiệp.

Dự án biệt thự nhà vườn Đại Lải (tỉnh Vĩnh Phúc). Ảnh phối cảnh.
Dự án biệt thự nhà vườn Đại Lải (tỉnh Vĩnh Phúc). Ảnh phối cảnh.

Trong phương án phát hành riêng lẻ dự kiến sẽ hoàn thành trong quý II/2022, nguồn vốn mới sẽ được công ty triển khai ngay cho kế hoạch tích lũy tài sản, đầu tư vốn cho các dự án du lịch và nghỉ dưỡng như Khu du lịch sinh thái thể thao biển Hội An - The Pearl Hội An, khu biệt thự nhà vườn Đại Lải (Vĩnh Phúc) 12 ha, hay các căn hộ du lịch phong cách dành cho giới trẻ Co-living Lyf tại Đà Nẵng...

Với các dự án tại những thiên đường du lịch trải dài cả nước, KPF quyết tâm vẽ nên một bức tranh khác cho bản đồ ngành du lịch Việt Nam với những khách sạn, biệt thự, resort nghỉ dưỡng cao cấp chuẩn quốc tế.

Với chiến lược này, kế hoạch tăng vốn điều lệ của KPF là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tập trung vào mảng đầu tư và kinh doanh bất động sản, đồng thời thực hiện chiến lược tái cơ cấu các khoản đầu tư của công ty.

Những thay đổi mang tính chiến lược

Bên cạnh phương hướng hoạt động mới, doanh nghiệp cũng đưa ra nhiều quyết định mang tính chiến lược trong năm nay. Trong đó, về hiệu quả hoạt động, công ty đặt kỳ vọng doanh thu 450.000 tỷ đồng, lợi nhuận 205.000 tỷ đồng trong năm 2022.

Cụ thể, khoảng 80% doanh thu đến từ hoạt động đầu tư và kinh doanh bất động sản và 20% còn lại đến từ việc đầu tư tài chính và cơ cấu tài sản.

Bên cạnh kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng, doanh nghiệp cũng sẽ chính thức đổi sang tên mới đổi từ Công ty Cổ phần (CTCP) Đầu tư Hoàng Minh thành CTCP Đầu tư tài sản Koji (viết tắt là Koji Asset Invest.,JSC).

Quyết định đổi tên giúp công ty tiến bước và tiếp cận sâu sát hơn các đối tác và thị trường quốc tế, góp phần vào chiến lược gia tăng hiệu quả hoạt động đầu tư trong tương lai.

Nhiều quyết định mang tính chiến lược được thông qua trong Đại hội cổ đông 2022 của doanh nghiệp. Ảnh: Một dự án đang được KPF đầu tư tại thị trường Đà Nẵng.
Nhiều quyết định mang tính chiến lược được thông qua trong Đại hội cổ đông 2022 của doanh nghiệp. Ảnh: Một dự án đang được KPF đầu tư tại thị trường Đà Nẵng.

Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2022, ông Vũ Ngọc Hoàng đã được bổ nhiệm giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty.

Được biết, vị doanh nhân kín tiếng 48 tuổi này tốt nghiệp cử nhân ngành Khoa học máy tính trường Cao đẳng Butler County Community và ĐH Wichita State (Mỹ), đồng thời là cử nhân ngành Quản trị kinh doanh trường Ashwood University.

Trong sự nghiệp, ông từng đảm nhiệm vị trí quản lý cao cấp như Giám đốc kinh doanh của Công ty CP Tập đoàn Thiên Long và hiện là Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Vỹ Thuyên.

Phương hướng cụ thể cho hoạt động tái cơ cấu các danh mục đầu tư cũng được đề cập. Cụ thể, để tập trung nguồn vốn vào những dự án bất động sản, nhà ở sinh lợi cao, công ty sẽ tiếp tục thoái một phần vốn tại công ty TNHH Đầu tư Cam Lâm trong năm 2022 và thực hiện chào bán ra công chúng lần đầu cổ phần của Công ty CP TTC Deluxe Sài Gòn.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng tích cực nghiên cứu, khảo sát và đánh giá khả thi các dự án để tìm nguồn tài chính ngắn hạn, tạo ra nguồn thu có tính thanh khoản cao để phục vụ cho mục tiêu tài chính dài hạn.

Đại diện doanh nghiệp cho biết: “Chúng tôi đang tích cực nghiên cứu khảo sát và đánh giá tính khả thi các dự án để tìm nguồn đầu tư tài chính ngắn hạn, tạo tính thanh khoản cho các dự án lớn sắp tới. 2022 sẽ là năm doanh nghiệp đẩy mạnh cho các chiến lược đầu tư ấp ủ trước đó, khẳng định năng lực và vị thế của Đầu tư Hoàng Minh trong lĩnh vực đầu tư nói chung và phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp nói riêng”.

Tin bài liên quan