Sản phẩm trung cấp trở xuống sẽ là “mỏ vàng” của doanh nghiệp gỗ nội thất

Sản phẩm trung cấp trở xuống sẽ là “mỏ vàng” của doanh nghiệp gỗ nội thất

Doanh nghiệp gỗ nội thất “le lói” lạc quan

(ĐTCK) Nhờ khống chế dịch bệnh thành công, hết lệnh giãn cách xã hội đã mang lại tín hiệu vui cho thị trường đồ gỗ nội thất nội địa, tuy nhiên mảng thị trường xuất khẩu rất quan trọng gần như vẫn bất động.

Chủ động chuyển hướng kinh doanh

Nếu như trong tháng 3, tháng 4 vừa qua, chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, nhiều doanh nghiệp đồ gỗ nội thất đều kêu khó đủ đường, thì giờ, họ đã có những tín hiệu vui. Nhiều lối đi mới đã được mở ra khi các doanh nghiệp hầu hết đã thay đổi kế hoạch kinh doanh, xác định, thậm chí là giới hạn sản phẩm chủ lực để tránh đầu tư dàn trải, hạn chế các khoản chi phí có thể cắt giảm.

Theo đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, sự đứt gãy trong các chuỗi cung ứng nguyên liệu và dòng chảy xuất khẩu do các hạn chế về cách ly xã hội của nhiều nước cho thấy một yêu cầu hết sức cấp bách của ngành trong việc chuyển đổi phương thức bán hàng theo cách truyền thống (offline) theo hình thức bán hàng online. Đây cũng là xu hướng trong thương mại toàn cầu hiện nay.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, đại diện thương hiệu gỗ An Cường cho biết, dịch bệnh khiến cho mọi kế hoạch kinh doanh của Công ty đặt ra từ đầu năm bị thay đổi, thị trường xáo trộn. Không chỉ An Cường, nhiều doanh nghiệp đồ gỗ nội thất cũng phải thay đổi tư duy kinh doanh, cắt bớt quy trình để giảm chi phí. Ngay như An Cường vừa đưa ra một loạt bộ sản phẩm mới nhằm kích cầu tiêu dùng, giúp người tiêu dùng dễ quyết định hơn, thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng và định hướng lại thị trường.

Chẳng hạn, trong thời gian qua, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ nguồn lực hay tầm nhìn để dự trữ hoặc duy trì được nguồn cung nguyên liệu đủ lớn để tiếp tục sản xuất. Do đó, thị trường đồ gỗ nội thất xuất hiện những chuỗi cung ứng hoặc bao tiêu sản phẩm. Các doanh nghiệp lớn, dồi dào nguồn nguyên liệu đẩy mạnh sản xuất, nhiều đơn vị nhỏ lấy sản phẩm từ các đơn vị này, dĩ nhiên với giá cả phù hợp để phân phối ra thị trường. Tất nhiên, với cách này mỗi bên sẽ chịu thiệt một chút nhưng vẫn đảm bảo dòng tiền duy trì hoạt động chờ đến lúc thị trường trở lại bình thường.

Đại diện Công ty cổ phần Gỗ An Cường cũng cho rằng, trong bối cảnh dòng chảy thị trường vẫn đang tắc, doanh nghiệp có nhiều thời gian hơn, vì vậy tập trung cho công tác đào tạo, chăm sóc khách hàng, nâng cao công nghệ, chất lượng sản phẩm, môi trường và mỗi doanh nghiệp nên tập trung vào một số sản phẩm chủ lực, không nên làm đại trà.

“Thị trường năm nay, các doanh nghiệp gỗ nội thất vẫn tập trung đầu tư vào công nghệ, sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Tức là làm thế nào để khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất với các công nghệ bán hàng mới. Thay vì khách hàng dùng một lần và bỏ đi, thì công ty muốn cho họ dùng nhiều lần. Tạo ra nhiều khám phá, bản tin trên các ứng dụng bán hàng, phần mềm để khách hàng cập nhật thường xuyên về thông tin sản phẩm, chế độ bảo hành, khuyến mãi, phản hồi của khách hàng”, đại diện gỗ An Cường cho biết.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, thương hiệu gỗ An Cường vừa ký hợp đồng hợp tác đưa hàng lên các công nghệ sản phẩm với hai đối tác lớn ở Việt Nam. Trong tháng 6 này, An Cường tiếp tục cung cấp ra thị trường app bán hàng mới, tích hợp nhiều công nghệ mang đến những lựa chọn tối ưu cho khách hàng.

Đồng quan điểm này, chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Giám đốc Công ty cổ phần Kỹ nghệ Gỗ Tiến Đạt cho rằng, hơn lúc nào hết doanh nghiệp gỗ trong nước cần phải liên kết lại với nhau thành chuỗi sản xuất. Tất nhiên, với điều kiện các doanh nghiệp muốn hình thành chuỗi thì phải đảm bảo các điều kiện về sản phẩm, nguyên liệu, môi trường để đảm bảo về chất lượng, nguồn gốc để có thể xuất đi các thị trường khó tính như Mỹ. Bên cạnh đó, chính bản thân các doanh nghiệp phải tự thay đổi để hoàn thiện mình. Từ việc sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, đảm bảo sức khỏe người sử dụng nội địa đến mức cao hơn là tuân thủ các bộ chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn môi trường của các thị trường khó tính nước ngoài.

Chia sẻ với Báo Đầu tư Bất động sản, ông Vũ Hải Bằng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Woodsland cho biết: “Thời gian dịch bệnh vừa qua làm cho doanh nghiệp phải xác định lại cơ cấu sản phẩm của mình. Những thị trường truyền thống như châu Âu, Mỹ, Anh, Trung Quốc…, sức cầu sẽ còn giảm do nền kinh tế giảm tốc. Doanh nghiệp sẽ tập trung vào phân khúc từ trung cấp trở xuống, đồng thời tìm kiếm thêm thị trường mới, mở rộng thị trường nội địa”.

Lạc quan thận trọng

Theo đại diện thương hiệu gỗ An Cường, thị trường sau dịch còn phát triển khá dè dặt, doanh thu 4 tháng đầu năm của Công ty giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước. Khách vẫn đến thăm quan sản phẩm tại các showroom, tuy nhiên, họ đã thắt chặt hơn hầu bao trong chi tiêu. Chắng hạn, nếu trước đây, người tiêu dùng hoàn thiện căn hộ khoảng 70 - 90 m2 của mình với chi phí mua sắm nội thất tầm 300 triệu đồng, giờ họ đã giảm xuống phổ biến còn khoảng 100 - 150 triệu đồng.

Doanh nghiệp gỗ nội thất “le lói” lạc quan ảnh 1

Thị trường gỗ nội thất trong nước đang dần trở lại

Tuy nhiên, không phải không có những yếu tố đáng lạc quan khi thị trường địa ốc đã có những bước khởi động trở lại khá sôi động. Các showroom đồ gỗ nội thất đã có sinh khí hơn. Tuy nhiên, một trong đã mở, người tiêu dùng đã mua sắm trở lại đối với mặt hàng này. Đặc biệt, với các phân khúc chủ đạo vẫn là trung cấp và bình dân. Thực sự hai phân khúc này là “điểm hút tiền” của thị trường gỗ nội thất hiện nay bởi lượng nguồn cầu rất cao. Vấn đề là các doanh nghiệp gỗ nội thất nhìn ra và làm sản phẩm cho tốt để đáp ứng nhu cầu của “thượng đế”.

Do đó, các doanh nghiệp nên tập trung vào việc chăm sóc khách hàng, có chế độ hậu mãi tốt và gia tăng trải nghiệm cho khách. Đó cũng là lý do để An Cường đầu tư các showroom lớn trên thị trường.

Ở góc độ khác, theo ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Thủ công nghiệp và Gỗ TP.HCM, dịch Covid-19 đã gây khó khăn cho nhiều ngành sản xuất do phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, ngành gỗ Việt Nam ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh do các nhà sản xuất đồ gỗ Việt Nam phụ thuộc vào hơn 70% nguyên liệu trong nước, phần còn lại chủ yếu được nhập khẩu từ châu Phi, Mỹ, Canada và New Zealand. Một số vật liệu phụ trợ để sản xuất đồ nội thất bằng gỗ, như tay cầm, ốc vít và vải sofa được nhập khẩu từ Trung Quốc với số lượng nhỏ không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, ông Vũ Hải Bằng cũng cho rằng, thị trường đang phục hồi với lượng giao dịch trên thị trường gỗ nội thất hiện tại đạt khoảng 40% mức bình thường.

“Với đồ gỗ nội thất, ở những thị trường cũ như Mỹ, Anh, châu Âu… từ khi bắt đầu dịch đến nay đã giảm mạnh; mặc dù thị trường đang phục hồi, tuy nhiên chưa thể bù lại. Song một số sản phẩm tủ bếp lượng đặt mua bắt đầu tăng lên từ năm ngoái. Đây cũng có thể là do ảnh hưởng của của việc đánh thuế từ Mỹ với các sản phẩm đến từ Trung Quốc nên nhu cầu với sản phẩm này có chiều hướng tăng và là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam”, ông Bằng cho biết.

Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com

Tin bài liên quan