Dragon Capital sẽ không nói lời chia tay

Dragon Capital sẽ không nói lời chia tay

(ĐTCK-online) Dragon Capital đã gửi thư thuyết phục các cổ đông không thông qua phương án giải thể Quỹ VEIL và Ban điều hành Quỹ đang nỗ lực tìm giải pháp nhằm khắc phục những thiệt hại từ dự án Núi Pháo để cải thiện kết quả đầu tư. Ông Phạm Nguyên Vinh, Giám đốc kinh doanh Dragon Capital trao đổi với ĐTCK.

>> 13 quỹ đầu tư có NAV thấp hơn giá chứng chỉ quỹ

>> Đo lường tác động của việc giải thể quỹ VEIL

>> Quỹ đầu tư của Dragon Capital bị ép thoái vốn

>> Dragon Capital bác bỏ tin rút bớt vốn khỏi Việt Nam

>> Số mệnh Indochina Capital Vietnam được an bài

>> Tại sao quỹ đầu tư thoái vốn?

Đề nghị ông cho biết danh mục cổ phiếu chủ yếu Quỹ VEIL nắm giữ? Để thông qua việc thanh lý Quỹ thì tỷ lệ biểu quyết cần phải đạt trên 75%. Được biết, Ban điều hành Quỹ đã có thư gửi các cổ đông thuyết phục không thông qua phương án giải thể Quỹ, những căn cứ để thuyết phục cổ đông là gì?  

Cổ đông của Quỹ VEIL phần lớn là các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp và dài hạn, họ đầu tư vào VEIL vì muốn hưởng lợi ích từ tốc độ tăng trưởng cao và tương lai của Việt Nam. Việt Nam ổn định về chính trị, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Nền kinh tế về cơ bản đã vượt qua khủng hoảng, bắt đầu một chu kỳ tăng trưởng mới.

Ngoài ra, VN-Index dao động quanh mức 500 điểm, tức là thấp hơn gần 60% so với mức đỉnh điểm của năm 2008, các cổ phiếu hiện nay là tương đối rẻ so với khu vực. Hiện tại, các cổ phiếu mà VEIL đang nắm giữ là những cổ phiếu tốt và tiềm năng, đại diện cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong tương lai. Như vậy, nếu cổ đông không tiếp tục duy trì hoạt động của Quỹ trong thời điểm này là bất lợi cho chính các cổ đông.

Phản hồi cụ thể của các cổ đông ra sao, thưa ông? Dư luận cũng muốn biết VR Capital, Quỹ đầu tư đang vận động các cổ đông khác bỏ phiếu thoái vốn, sở hữu bao nhiêu phần trăm vốn trong VEIL?

Hiện 10 cổ phiếu Quỹ VEIL nắm giữ nhiều nhất bao gồm:

 

TT

Tên

Lĩnh vực

NAV %

1

ACB

Ngân hàng

18,38

2

Vinamilk

Thực phẩm/Tiêu dùng

13,26

3

Sacombank

Ngân hàng

10,57

4

Hoang Anh Gia Lai

Bất động sản

10,24

5

VRICL – Tiberon

Khoáng sản

5,69

6

REE

Bất động sản

5,18

7

FPT

Công nghệ thông tin

3,53

8

Hoa Phat Group

Vật liệu

3,47

9

Danao

Bất động sản

2,68

10

PV Drilling

Năng lượng

2,46

 

  Chúng tôi vẫn tin tưởng rằng tỷ lệ các cổ đông muốn tiếp tục tục duy trì hoạt động của VEIL là rất cao, vì việc này đảm bảo được các lợi ích lâu dài và tốt nhất đối với phần lớn các nhà đầu tư của VEIL. Trong thời gian qua, chúng tôi đã tiếp xúc với nhiều với cổ đông Quỹ VEIL và phản hồi mà chúng tôi nhận được là rất tích cực. Phần lớn đều ủng hộ việc tiếp tục duy trì hoạt động của Quỹ. Còn về tỷ lệ sở hữu cụ thể của từng cổ đông, theo điều lệ Quỹ, chúng tôi không được công bố.

 

Nhiều NĐT Việt Nam lo ngại trong trường hợp VEIL buộc phải giải thể, sau VEIL có thể là các quỹ khác sẽ đẩy Dragon Capital vào tình cảnh khó khăn. Vậy hiệu quả hoạt động của Quỹ VEIL cũng như 6 quỹ đầu tư khác của Dragon Capital  như thế nào?

Từ đầu năm đến nay, VEIL tăng trưởng -3,2% so với chỉ số MSCI EFM (Emerging + Frontier market) là -3,7% trong cùng thời gian. Các quỹ đầu tư cổ phiếu khác của chúng tôi có tỷ suất lợi nhuận từ đầu năm đến nay gần bằng với tỉ lệ tăng trưởng của VN-Index. Trong 9 năm từ khi có TTCK, Quỹ VEIL đã luôn mang lại cho cổ đông của mình một tỷ suất lợi nhuận hàng năm cao hơn tỷ lệ tăng của chỉ số VN-Index, ngoại trừ 2 năm 2004 và 2009.

 

Việc bán lại dự án Núi Pháo thực sự gây tổn thất cho VEIL, Dragon Capital có những giải pháp gì để khắc phục?

Không có danh mục đầu tư nào mà tất cả các khoản đầu tư đều mang lại lợi nhuận như mong đợi. Việc chúng tôi đi tìm giải pháp nhằm khắc phục những thiệt hại từ dự án Núi Pháo để cải thiện kết quả đầu tư là một phần của công việc quản lý danh mục đầu tư. Hiện Dragon Capital đã đạt được thoả thuận với Tập đoàn Masan, việc chuyển nhượng dự án này đã nhận được sự ủng hộ của các nhà đầu tư của chúng tôi, đây là giải pháp tốt nhất cho tất cả các bên liên quan.

 

Định hướng đầu tư của Dragon Capital trong thời gian tới có gì thay đổi để phù hợp với thị trường Việt Nam, thưa ông?

Quy mô của TTCK Việt Nam ngày càng phát triển với mức vốn hoá thị trường lên đến 29 tỷ USD, xấp xỉ 30% GDP. Dòng vốn đầu tư gián tiếp chảy vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2010 tăng khá mạnh và chúng tôi tin  rằng vốn nước ngoài sẽ tiếp tục đổ vào thị trường trong thời gian tới.

Chúng tôi vẫn tin tưởng vào triển vọng phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và TTCK Việt Nam. P/E thị trường vào khoảng 12 lần thu nhập năm 2010 và 10,3 lần thu nhập năm 2011. Lợi nhuận bình quân dự tính tăng 22% trong năm 2010 và 20% trong năm 2011. Tại mức này thì thị trường Việt Nam khá hấp dẫn để đầu tư vào so với các TTCK khác trong khu vực và trên thế giới. Chúng tôi xem đây là cơ hội tốt để tái cơ cấu,  tiếp tục đẩy mạnh đầu tư nhằm gia tăng lợi ích cho cổ đông.

 

So với các thị trường khu vực thì ông đánh giá như thế nào về hiệu quả hoạt động của các quỹ Dragon Capital đang đầu tư tại Việt Nam và triển vọng của TTCK Việt Nam so với các thị trường trong khu vực?  

Như đã nêu trên, từ đầu năm đến nay VEIL tăng trưởng -3,2% so với chỉ số MSCI EFM (Emerging + Frontier market) là -3,7% trong cùng thời gian. Riêng về triển vọng của thị trường Việt Nam so với khu vực, thống kê của Dragon Capital cho thị trường Việt Nam và của CLSA - Hãng tư vấn môi giới và đầu tư độc lập hàng đầu châu Á cho các thị trường khác cho thấy, thị trường Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tương đối cao và không đắt so với các thị trường khác trong khu vực.