G20 cảnh báo về rủi ro gia tăng và kêu gọi các quốc gia phối hợp ứng phó

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Mới đây, các bộ trưởng tài chính G20 đã cảnh báo rằng, rủi ro đối với nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ tiếp diễn trong năm tới và kêu gọi các nhà hoạch định chính sách có những phản ứng phối hợp.
G20 cảnh báo về rủi ro gia tăng và kêu gọi các quốc gia phối hợp ứng phó

“Thế giới đang ở trong tình trạng nguy hiểm”, Bộ trưởng Tài chính Indonesia, Sri Mulyani Indrawati nói với các phóng viên tại Washington hôm thứ Năm (13/10) sau tổng kết các cuộc thảo luận sau cuộc họp giữa các bộ trưởng tài chính và ngân hàng trung ương.

“Chúng ta đang đối mặt với rủi ro ngày càng gia tăng, lạm phát cao, tăng trưởng yếu, mất an ninh lương thực và năng lượng, rủi ro khí hậu và phân mảnh địa chính trị”, bà cho biết.

Các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương đã tập trung tại Washington trong tuần này trong bối cảnh cảnh báo nền kinh tế thế giới đang trượt về hướng suy thoái khi xung đột giữa Nga và Ukraine tiếp tục làm tăng giá năng lượng và lương thực, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, và khi các ngân hàng trung ương tăng lãi suất để hạ nhiệt lạm phát.

Việc thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ nhất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) kể từ đầu những năm 1980 đã khiến đồng tiền của Mỹ tăng giá, tác động đến các nước đang phát triển đi vay bằng đồng đô la và làm tăng chi phí nhập khẩu lương thực và năng lượng. Điều đó đã gây thêm áp lực lên nhiều ngân hàng trung ương và gây ra làn sóng tăng lãi suất nhằm kiềm chế đà tăng của giá tiêu dùng.

Các nhà hoạch định chính sách ở các nền kinh tế lớn nhất thế giới cần “hết sức lưu ý về tác động lan tỏa tiềm tàng đối với các quốc gia khác”, bà Sri Mulyani Indrawati cho biết.

“Dư địa để điều động đang trở nên quá hẹp hoặc thậm chí đã bị loại bỏ, vì vậy sự đánh đổi đang trở nên rất khó khăn. Chúng ta phải thực hiện một bước đi khó khăn để có thể khôi phục sự ổn định và phục hồi của nền kinh tế”, bà Sri Mulyani Indrawati cho biết.

Theo bộ trưởng Tài chính Indonesia, Sri Mulyani Indrawati, các thành viên G20 - chiếm khoảng 85% nền kinh tế toàn cầu - đã đưa ra những cam kết sau:

Tăng cường phối hợp về các vấn đề cực kỳ quan trọng đối với sự ổn định và thịnh vượng kinh tế toàn cầu, bao gồm cả cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng.

Cam kết nhiều hơn để đảm bảo khả năng phục hồi lâu dài của kiến ​​trúc tài chính quốc tế, đặc biệt là khi có rất nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đang lâm vào cảnh nợ nần chồng chất trong bối cảnh lãi suất cao. G20 sẽ tiếp tục làm việc để đảm bảo việc thực hiện Khuôn khổ chung nhằm cố gắng cơ cấu lại các khoản nợ của các nước thu nhập thấp trong từng trường hợp cụ thể.

Tiến bộ hơn về quy định và giám sát khu vực tài chính, đặc biệt là với sự gia tăng của tài sản tiền điện tử.

Thúc đẩy đầu tư về khí hậu và phục hồi cơ sở hạ tầng theo cách “bền vững, toàn diện và giá cả phải chăng”.

Khẳng định lại cam kết thực hiện gói thuế quốc tế.

Tin bài liên quan