Giá lương thực toàn cầu đang tiến gần đến mức cao kỷ lục

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Chi phí thực phẩm toàn cầu đã tăng trong tháng 10 và tiếp tục chuỗi tăng kéo dài lên mức cao kỷ lục và gây thêm áp lực lạm phát lên người tiêu dùng và chính phủ các quốc gia.
Giá lương thực toàn cầu đang tiến gần đến mức cao kỷ lục

Chỉ số của Liên Hợp quốc theo dõi các mặt hàng chủ lực từ lúa mì đến dầu thực vật đã tăng 3% lên mức cao nhất trong thập kỷ trong tháng 10. Điều đó cũng có thể làm tăng thêm nỗi lo lạm phát và có nguy cơ làm trầm trọng thêm nạn đói toàn cầu đang ở mức cao trong nhiều năm.

Theo đó, chỉ số giá lương thực của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) trong tháng 10 đã đạt trung bình 133,2 so với mức 129,2 vào tháng 9. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 7/2011 và đã tăng 31,3% so với cùng kỳ năm trước. Giá hàng hóa nông nghiệp đã tăng mạnh trong năm qua do thu hoạch sụt giảm và nhu cầu tăng mạnh.

Thời tiết xấu ảnh hưởng đến mùa vụ trên khắp thế giới trong năm nay, chi phí vận chuyển hàng hóa tăng cao và tình trạng thiếu lao động đã khiến chuỗi cung ứng thực phẩm từ trang trại đến siêu thị bị ảnh hưởng. Cuộc khủng hoảng năng lượng cũng đã ảnh hưởng tới chi phí lương thực khi buộc các nhà kính trồng rau phải hạn chế sử dụng điện và gây ra rủi ro về giá phân bón tăng mạnh hơn cho người nông dân.

Chuỗi tăng giá của giá lương thực hiện tại đang gợi nhắc về những đợt tăng đột biến của gía lương thực trong năm 2008 và 2011 đã góp phần gây ra các cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Trong khi phải mất thời gian để chi phí hàng hóa nhỏ giọt đến các kệ hàng tạp hóa, các quan chức ở các khu vực như Bắc Phi và Thổ Nhĩ Kỳ đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc giúp người mua hàng khỏi ảnh hưởng từ giá lương thực tăng vọt.

FAO cho biết trong một báo cáo hôm thứ Năm (4/11) rằng, việc tăng giá lương thực trong tháng 10 chủ yếu là do chi phí ngũ cốc và dầu thực vật cao hơn.

Tin bài liên quan