Giao dịch chứng khoán phiên sáng 23/11: Nhà đầu tư thận trọng, VN-Index hạ độ cao

Giao dịch chứng khoán phiên sáng 23/11: Nhà đầu tư thận trọng, VN-Index hạ độ cao

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Ngưỡng kháng cự 1.120 điểm ở rất gần khiến nhà đầu tư có phần lưỡng lự và phần lớn quyết định chưa hành động quá vội vàng, khiến giao dịch trở nên thận trọng, bảng điện tử phân hóa cao, các chỉ số theo đó cũng chỉ dao động trong biên độ hẹp.

Trong phiên hôm qua, tâm lý thận trọng của bên mua và bán khiến VN-Index giằng co từ sớm và khó tiến xa, khiến chỉ số này vừa chạm vùng MA200 tại ngưỡng 1.115 điểm đã nhanh chóng thoái lui.

Sau giờ nghỉ trưa, áp lực bán đã có phần gia tăng khiến VN-Index giảm về gần ngưỡng 1.110 điểm. Tuy nhiên, tại đây lực cầu gia tăng mạnh đã giúp thị trường bật hồi và vượt thành công mốc tham chiếu khi đóng cửa,

Bước sang phiên giao dịch sáng nay 23/11, thị trường nối tiếp đà hồi phục và tiến lên gần ngưỡng cản 1.120 điểm từ khá sớm, nhưng dòng tiền thiếu sự dẫn dắt, cũng như áp lực chốt lời dần xuất hiện khiến VN-Index đuối sức và chậm chí đã chớm về dưới tham chiếu sau hơn 1 giờ giao dịch.

Bảng điện tử phân hóa mạnh, với biên độ giá dao động của các cổ phiếu đa phần chỉ ở mức thấp, trong đó, những mã đang thu hút giao dịch nhất vẫn là những cái tên quen thuộc ở nhóm bất động sản, công ty chứng khoán như NVL, DIG, GEX, PDR, VIX, VND, SSI…với NVL vẫn đang dẫn đầu thanh khoản trên sàn và tiếp tục giữ sắc xanh vững chắc sau phiên bùng nổ hôm qua.

Đáng chú ý khác là trên sàn HNX, cổ phiếu L14 bất ngờ tăng kịch trần +9,9% lên 47.600 đồng, khớp được gần 1 triệu đơn vị, con số này còn vượt xa tổng khối lượng cổ phiếu L14 giao dịch cả phiên trong hơn 2 tháng qua.

Nửa sau của phiên thị trường ít biến động khi VN-Index gần như chỉ giằng co, rung lắc nhẹ quanh tham chiếu với bảng điện tử phân hóa mạnh. Thanh khoản sụt giảm do sự thận trọng gia tăng từ phía nhà đầu tư.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 215 mã tăng và 218 mã giảm, VN-Index giảm 0,76 điểm (-0,07%), xuống 1.113,06 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 372,8 triệu đơn vị, giá trị 7.526 tỷ đồng, giảm 11% về khối lượng và 15% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 24,8 triệu đơn vị, giá trị 421,4 tỷ đồng.

Các bluechip kết phiên sáng nay nhạt nhòa, khi phần lớn chỉ tăng, giảm dưới 1%, ngoài SSB -1,5% xuống 22.700 đồng, VJC -1,2% xuống 106.900 đồng, SSI -1,06% xuống 32.500 đồng và ở chiều ngược lại là TPB +1,5% lên 17.350 đồng, VHM +1,4% lên 39.550 đồng.

Các mã PLX, VJC, MWG, VRE nhích nhẹ, trong khi HPG, STB, TCB, HDB, VCB, VNM, FPT giảm nhẹ và MSN, GVR, SHB, VIB đứng giá tham chiếu.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, lác đác một vài cái tên vượt lên hẳn thị trường chung có CIG tăng trần +6,9% lên 6.830 đồng, DXS +4,5% lên 7.670 đồng, DPG +4,4% lên 41.050 đồng, PSH +4% lên 10.500 đồng, HDG +3,4% lên 29.150 đồng, GEG +3% lên 13.650 đồng, DAH +3% lên 4.180 đồng, DBC +2,9% lên 24.700 đồng.

Lực cầu thận trọng cũng chỉ giúp một số nhích hơn 2% trên toàn sàn như PVT, DRH, IDI, CMX, TMS, GIL, C47, TCD...

Đáng kể nhất là NVL, khi +3,5% lên 17.950 đồng, khớp lệnh hơn 28,3 triệu đơn vị và vượt trội so với mã đứng thứ hai là DIG với khối lượng gần 14 triệu đơn vị.

Trái lại, lực cung giá thấp được tiết chế và gần như không xuất hiện cổ phiếu nào giảm quá sâu đi kèm khối lượng cao.

Dù vậy, sắc đỏ vẫn hiện diện khá nhiều ở nhóm cổ phiếu thanh khoản cao, với NLG, KBC, EVF, NKG, VCG, HSG, PDR, GEX, DIG, VND, khớp từ 2,1 triệu đến hơn 12,4 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index tạm kết phiên trong sắc xanh khi khá nhiều cổ phiếu vẫn duy trì giao dịch trên tham chiếu.

Chốt phiên, sàn HNX có 60 mã tăng và 65 mã giảm, HNX-Index tăng 0,54 điểm (+0,23%), lên 231,03 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 52,2 triệu đơn vị, giá trị 1.095 tỷ đồng.

Cổ phiếu L14 vẫn là tâm điểm, khi giữ vững giá trần +9,9% lên 47.600 đồng, nhưng thanh khoản đã chững lại và tổng cộng chỉ khớp được gần 1 triệu đơn vị.

Những mã tăng khác còn CEO, MBG AMV nhích hơn 2%, DTD tăng gần 4%, còn PVC, PVS, DVM, TNG chỉ tăng nhẹ.

Trái lại thì những mã giảm cũng không mất điểm sâu với sự xuất hiện của HUT, MBS, TIG, LAS, VFS, trong khi SHS, IDC, NRC, VGS, MST đứng giá tham chiếu.

Thanh khoản phiên này cổ phiếu CEO cao nhất với hơn 16,1 triệu đơn vị, SHS khớp 8,13 triệu đơn vị, HUT khớp 3,29 triệu đơn vị.

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index sau nửa đầu phiên tăng điểm đã chịu áp lực gia tăng và lùi về dưới tham chiếu, dù mức giảm cũng chỉ ở mức thấp.

Chốt phiên, UpCoM-Index giảm 0,23 điểm (-0,27%), xuống 85,8 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 19,8 triệu đơn vị, giá trị 219,9 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,32 triệu đơn vị, giá trị 10,3 tỷ đồng.

Bảng điện tử phân hóa cũng khá mạnh, với hàng loạt cổ phiếu giằng co và kết phiên tại tham chiếu như C4G, OIL, AAS, NAB, VHG, CEN, TCI...

Trong khi đớ, những mã tăng như BSR, SBS, VGI, VTP cũng chỉ ở biên độ thấp, ngoại trừ HSV +9% lên 4.900 đồng, khớp hơn 0,26 triệu đơn vị.

Tin bài liên quan