Giới đầu tư lại e ngại với những bình luận diều hâu từ Fed

Giới đầu tư lại e ngại với những bình luận diều hâu từ Fed

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Phố Wall giảm trong phiên thứ Năm (16/2), sau khi dữ liệu lạm phát mạnh bất ngờ và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần giảm, làm gia tăng lo ngại rằng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất.

Báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy, chỉ số giá sản xuất PPI tháng 1 của Mỹ, một thước đo lạm phát khác, tăng 0,7% trong tháng 1 so với tháng trước, cao hơn so với dự báo tăng 0,4%. Một báo cáo khác từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 11/2 bất ngờ giảm.

Dữ liệu mới được đưa ra sau khi báo cáo doanh số bán lẻ và chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 1 đều cao hơn dự báo, cho thấy Fed có thể phải nỗ lực nhiều hơn nữa để kiềm chế lạm phát.

Theo giới phân tích, Fed được cho là sẽ đẩy lãi suất chuẩn lên trên mốc 5% vào tháng 5 và giữ ở mức này cho đến cuối năm.

Phát biểu trong ngày thứ Năm, Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester cho biết, lạm phát vẫn còn quá cao và bà lưu ý rằng, Fed sẵn sàng tăng lãi suất nhiều hơn những gì các đồng nghiệp của bà mong muốn tại cuộc họp chính sách tiền tệ vừa qua. Còn Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard cho biết, việc tiếp tục tăng lãi suất sẽ "khóa chặt" lạm phát đang chậm lại, ngay cả khi nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng.

Kết thúc phiên 16/2, chỉ số Dow Jones giảm 431,20 điểm (-1,26%), xuống 33.696,85 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 57,19 điểm (-1,38%), xuống 4.090,41 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 214,76 điểm (-1,78%), xuống 11.855,83 điểm.

Chứng khoán châu Âu tăng, khi thu nhập doanh nghiệp lạc quan và giúp chỉ số bluechip của Pháp chạm mức cao kỷ lục mới, làm lu mờ lo lắng về việc lãi suất của Mỹ tiếp tục, tăng sau khi có thêm bằng chứng về sức mạnh kinh tế của nước này.

Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu tăng 0,25% lên 465,53 điểm.

Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0,89% ở mức 7.366,16 điểm và có lúc đạt mức cao kỷ lục hơn 3.387 điểm.

Chứng khoán Pháp đã tăng gần 13,8% từ đầu năm đến nay, được thúc đẩy bởi hy vọng rằng khu vực đồng euro sẽ tránh được suy thoái trong gang tấc, cũng như sức mạnh cổ phiếu của các công ty xa xỉ tiếp xúc với Trung Quốc như LVMH và Kering.

Michael Hewson, Trưởng bộ phận phân tích thị trường tại CMC Markets UK, cho biết: “Lĩnh vực hàng xa xỉ đã có một sự thúc đẩy với hy vọng rằng việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ chứng kiến ​​nhu cầu tăng lên. Chính những yếu tố này đã giúp lĩnh vực ô tô trong CAC 40 và DAX”.

Tại khu vực đồng euro, áp lực về giá đã giảm, nhưng các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục thắt chặt chặt chẽ, ngoại trừ thành viên hội đồng quản trị Fabio Panetta, người hôm thứ Năm đã kêu gọi tăng lãi suất ít hơn .

Cổ phiếu các ngân hàng châu Âu tăng 2,1% để dẫn đầu mức tăng trong số các lĩnh vực STOXX 600 trong khi công nghiệp tăng 0,5% cũng là một động lực lớn cho chỉ số, với các báo cáo thu nhập khả quan thúc đẩy mức tăng.

Theo đó, cổ phiếu Airbus tăng 4,9%, sau khi nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới công bố lợi nhuận hoạt động hàng quý cao hơn dự kiến.

Ngân hàng Commerzbank của Đức tăng 11,6% nhờ lợi nhuận ròng hàng quý tốt hơn mong đợi, trong khi công ty viễn thông Pháp Orange tăng 6,5% khi cho biết họ kỳ vọng sẽ thúc đẩy dòng tiền và tăng lợi nhuận cho cổ đông vào năm 2025.

Kết thúc phiên 16/2: Chỉ số FTSE 100 của London tăng 14,70 điểm (+0,18%), lên 8.012,53 điểm, chỉ số DAX trên sàn Frankfurt tăng 27,30 điểm (+0,18%), lên 15.533,64 điểm, chỉ số CAC 40 của Paris tăng 65,30 điểm (+0,89%), lên 7.366,16 điểm.

Giá dầu thô tiếp tục lùi bước do lo ngại nhu cầu suy yếu, trong bối cảnh các ngân hàng trung ương có kế hoạch thực hiện thêm các đợt tăng lãi suất trong thời gian tới.

Kết thúc phiên 16/2, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ giảm 0,10 USD/thùng (-0,13%), xuống 78,49 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,24 USD/thùng (-0,28%), xuống 85,14 USD/thùng.

Tin bài liên quan