Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS.

Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS.

Góc nhìn kỹ thuật phiên 7/2: Cần thận trọng với các bẫy tăng giá

(ĐTCK) Đánh giá về thanh khoản, trong một phiên biến động với biên độ lớn như hôm nay thì việc khối lượng giao dịch tăng mạnh phản ánh 02 chiều tâm lý: Áp lực bán thoát hàng của nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu và Kỳ vọng bắt đáy của nhà đầu tư đang quan sát thị trường. Điều này khiến cho nhận định về xu hướng kế tiếp bị nhiễu mạnh.

Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 7/2.

CTCK Bảo Việt – BVSC

VN-Index giảm thêm 3,54% xuống 1.011,6 điểm. Mặc dù sụt giảm mạnh trong phần lớn phiên giao dịch nhưng lực cầu bắt đáy cuối phiên đã xuất hiện mạnh mẽ giúp cho chỉ số hồi phục đáng kể về cuối phiên.

Thanh khoản tăng mạnh so với phiên trước đó và cao hơn mức trung bình.

Độ rộng thị trường vẫn tiêu cực tuy nhiên hiệu ứng hồi phục ở nhiều nhóm cổ phiếu đã bắt đầu xuất hiện rõ nét hơn về cuối phiên, dù cho nhà đầu tư vẫn đang khá thận trọng đối với xu hướng tăng điểm của thị trường.

Dòng tiền được dự báo sẽ hướng sự quan tâm trở lại đối với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là các cổ phiếu đầu các ngành như ngân hàng, thép, bất động sản...

Các cổ phiếu chịu sự sụt giảm mạnh trong nhưng phiên vừa qua được kỳ vọng sẽ có sự hồi phục trong một vài phiên tới. Sau những tín hiệu hồi phục vào cuối phiên hôm nay, chỉ số được kỳ vọng sẽ có diễn biến khởi sắc hơn trong phiên kế tiếp.

Tuy vậy, chúng tôi cho rằng, chỉ số có thể sẽ có diễn biến rung lắc và biến động mạnh trong phiên. Đường giá có thể sẽ thử thách lại vùng kháng cự 985-1.000 điểm một lần nữa trước khi cho tín hiệu hồi phục rõ nét hơn.

Tuy nhiên, do kỳ nghỉ lễ dài ngày đang đến gần nên dòng tiền có thể sẽ không còn duy trì được sức mạnh như giai đoạn trước.

Vì thế, chúng tôi cho rằng trong kịch bản chỉ số hồi phục thì nhiều khả năng thị trường vẫn cần thời gian dao động tích lũy để cân bằng lại áp lực cung cầu trên thị trường sau đó.

Vùng hỗ trợ gần của chỉ số nằm tại 985- 1.000 điểm và 930-945 điểm. Vùng kháng cự gần của chỉ số nằm tại 1.030-1.040 điểm và quanh 1.092 điểm.

CTCK FPT - FPTS

Thị trường tiếp tục có phiên giảm sâu thứ 02 liên tiếp. Chốt phiên 06/02, chỉ số VN-Index đánh mất thêm 37,11 điểm và lùi về mốc 1,011,60 điểm.

Sự xuất hiện của một Gap down ngay đầu phiên giao dịch cho thấy tâm lý bi quan tiếp tục được mở rộng, áp lực bán tháo duy trì khiến chỉ số có thời điểm lùi sâu về mốc 983 điểm.

Với diễn biến này, đồ thị VN-Index đã xác nhận cho kịch bản đổ vỡ của xu hướng tăng giá và tâm lý bi quan có thể tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường trong ngắn hạn.

Mặc dù vậy, điểm sáng được ghi nhận là cầu bắt đáy được kích hoạt cuối phiên giúp VN-Index thu hẹp biên độ giảm và bảo toàn mốc 1.000 điểm.

Nến giao dịch dạng Long lower shadow theo đó mang ý nghĩa củng cố cho vai trò hỗ trợ của ngưỡng Fibonacci Retracement 61,8% và đường SMA 60 ngày.

Theo đó, cung – cầu trên sàn HSX có thể sẽ cân bằng hơn trong phiên kế tiếp.

Đánh giá về thanh khoản, trong một phiên biến động với biên độ lớn như hôm nay thì việc khối lượng giao dịch tăng mạnh phản ánh 02 chiều tâm lý: áp lực bán thoát hàng của nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu và kỳ vọng bắt đáy của nhà đầu tư đang quan sát thị trường.

Điều này khiến cho nhận định về xu hướng kế tiếp bị nhiễu mạnh.

Với quan điểm thận trọng, chúng tôi lưu ý nếu thanh khoản sụt giảm trở lại trong phiên kế tiếp thì nhà đầu tư sẽ cần thận trọng với các bẫy tăng giá và VN-Index có thể sẽ tiếp tục lùi sâu hơn về các mốc hỗ trợ dưới.

Góc nhìn kỹ thuật phiên 7/2: Cần thận trọng với các bẫy tăng giá ảnh 1

Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index. Nguồn: VCBS  

CTCK Phú Hưng - PHS

VN-Index có phiên giảm điểm mạnh thứ hai liên tiếp. Khối lượng giao dịch gia tăng vượt mức bình quân 10 và 20 phiên hàm ý áp lực bán khá mạnh.

Không những vậy, chỉ số tiếp tục đi xuống đóng cửa dưới MA 5 và 20 cho thấy xu hướng giảm ngắn hạn của chỉ số đang mạnh dần lên.

Thêm vào đó, các chỉ báo kỹ thuật khác, như MACD và RSI đang đi xuống tiêu cực, cho thấy chỉ số có thể tiếp tục đi xuống thử thách ngưỡng tâm lỹ 1.000 điểm.

Trong trường hợp, ngưỡng hỗ trợ trên bị phá vỡ thì ngưỡng 977 điểm (Fib 38,2) có thể là ngưỡng hỗ trợ mạnh.

Đối với sàn Hà Nội, HNX-Index có diễn biên tương tự, chỉ số có phiên suy giảm mạnh xuống phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 118 điểm (MA 50) và duy trì đóng cửa dưới MA 20, kèm khối lượng giao dịch gia tăng cho thấy xu hướng điều chỉnh ngắn hạn đang tiếp diễn, ngưỡng hỗ trợ gần nhất có thể là 112 điểm (MA100).

Trường hợp ngưỡng này bị phá vỡ, thì ngưỡng 111 điểm (Fib 100) có thể là ngưỡng hỗ trợ mạnh tiếp theo. 

Nhìn chung, xu hướng điều chỉnh ngắn hạn của thị trường đang có dấu hiệu mạnh lên.

Do đó, nhà đầu tư nên giữ tỷ trọng danh mục ở mức an toàn nhằm giảm thiểu thiệt hại trước áp lực điều chỉnh của thị trường.

Tin bài liên quan